VBT Ngữ Văn 7 Bài tập 2 trang 46, 47 Cánh diều

Giải VBT Ngữ Văn 7 Bài tập 2 trang 46, 47 - Cánh diều

Bài tập 2 trang 46, 47 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1:

Quảng cáo

Câu 1 trang 46 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

Ví dụ: - Em thích nhất dòng, khổ, đoạn thơ hay cả bài thơ?

- .............................................................. 

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của đoạn văn? (Chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)

- Mở đoạn:...................................................... 

- Thân đoạn:.................................................... 

- Kết đoạn:..................................................... 

Trả lời:

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

Ví dụ: - Em thích nhất dòng, khổ, đoạn thơ hay cả bài thơ?

- Ở dòng, khổ, đoạn thơ hay bài thơ có gì đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật?

- Yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật ấy mang lại cho em   những cảm xúc gì?

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của đoạn văn? (Chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)

- Mở đoạn: Dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ.

- Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. Ví dụ: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh “mẹ” và “cau”: “Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhận mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già.

- Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

Câu 2 trang 47 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Từ dàn ý nêu trên, em hãy viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.

Trả lời:

Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca. Góp nhặt vào đề tài đó Đỗ Trung Lai thể hiện thành công nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Hình ảnh đó được thể hiện rõ nét qua những câu thơ: 

“Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ”. 

Cau khô là miếng cau chuyển từ màu xanh sang màu nâu và không thể ăn được nữa, không còn độ ngon nữa. Tác giả mượn hình ảnh cau khô để so sánh với mẹ. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao mà lòng rưng rưng “không cầm được lệ”. Từ hình ảnh người mẹ của tác giả, em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này. Đoạn thơ ngắn gọn với biện pháp so sánh độc đáo đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT Ngữ văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn được biên soạn bám sát Vở bài tập Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên