Vở bài tập Tin học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh
Với giải vở bài tập Tin học lớp 5 Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tin học 5.
- Câu 1 trang 62 Vở bài tập Tin học lớp 5
- Câu 2 trang 62 Vở bài tập Tin học lớp 5
- Câu 3 trang 62 Vở bài tập Tin học lớp 5
- Câu 4 trang 63 Vở bài tập Tin học lớp 5
- Câu 5 trang 63 Vở bài tập Tin học lớp 5
- Câu 6 trang 63 Vở bài tập Tin học lớp 5
- Câu 7 trang 64 Vở bài tập Tin học lớp 5
- Câu 8 trang 64 Vở bài tập Tin học lớp 5
Giải vở bài tập Tin học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh
Câu 1 trang 62 Vở bài tập Tin học lớp 5: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu dưới đây:
“Việc lựa chọn thực hiện hay không thực hiện một công việc tuỳ thuộc vào một điều kiện có được thoả mãn hay không, tạo thành ... “
A. cấu trúc rẽ nhánh.
B. cấu trúc lặp.
C. cấu trúc tuần tự.
D. cấu trúc đầy đủ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Việc lựa chọn thực hiện hay không thực hiện một công việc tuỳ thuộc vào một điều kiện có được thoả mãn hay không, tạo thành cấu trúc rẽ nhánh
Câu 2 trang 62 Vở bài tập Tin học lớp 5: Cách mô tả nào cho biết hai lệnh được thực hiện theo hai nhánh khác nhau của cấu trúc rẽ nhánh?
A. Hai lệnh được thực hiện lần lượt, mỗi lệnh một lần, xong lệnh này đến lệnh kia.
B. Hai lệnh được thực hiện lần lượt từng lệnh một. Thực hiện nhiều lần công việc trên.
C. Chọn một trong hai lệnh để thực hiện, tuỳ theo điều kiện đã cho có thoả mãn hay không.
D. Mỗi lệnh đều được thực hiện nhiều lần, thực hiện xong một lệnh rồi thực hiện lệnh kia.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
C. Chọn một trong hai lệnh để thực hiện, tuỳ theo điều kiện đã cho có thoả mãn hay không là cách mô tả cho biết hai lệnh được thực hiện theo hai nhánh khác nhau của cấu trúc rẽ nhánh.
Câu 3 trang 62 Vở bài tập Tin học lớp 5: Dạng đủ của cấu trúc rẽ nhánh được mô tả như thế nào?
A. Nếu <điều kiện> thì <công việc>.
B. Nếu <điều kiện> thì <công việc 1> còn không thì <công việc 2>.
C. Nếu <điều kiện> còn không thì <công việc 2>.
D. Nếu thì <công việc 1> còn không thì <công việc 2>.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Dạng đủ của cấu trúc rẽ nhánh được mô tả như sau:
Nếu <điều kiện> thì <công việc 1> còn không thì <công việc 2>.
Câu 4 trang 63 Vở bài tập Tin học lớp 5: Dạng khuyết của cấu trúc rẽ nhánh được mô tả như thế nào?
A. Nếu <điều kiện> thì <công việc>.
B. Nếu <điều kiện> thì <công việc 1> còn không thì <công việc 2>.
C. Nếu <điều kiện> còn không thì <công việc 2>.
D. Nếu thì <công việc 1> còn không thì <công việc 2>.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Dạng khuyết của cấu trúc rẽ nhánh được mô tả như sau
A. Nếu <điều kiện> thì <công việc>.
Câu 5 trang 63 Vở bài tập Tin học lớp 5: Hãy chọn hai khối lệnh trong Scratch cùng thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Hai khối lệnh ở C cùng thể hiện cấu trúc rẽ nhánh với dạng khuyết và dạng đầy đủ.
Câu 6 trang 63 Vở bài tập Tin học lớp 5: Điều kiện nào sau đây cho biết giá trị của biến n phải là một số chẵn hay không?
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Biểu thức B là kiểm tra xem dư của phép chia n cho 2 có bằng 0 không.
Câu 7 trang 64 Vở bài tập Tin học lớp 5: Chương trình nào điều khiển nhân vật di chuyển đến vị trí của con trỏ chuột khi chuột được nhấn?
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Chương trình A điều khiển nhân vật di chuyển đến vị trí của con trỏ chuột khi chuột được nhấn:
Lặp lại liên tục các hành động sau:
Nếu chuột đước nhấn thì lướt trong 1 giây tới vị trí của con trỏ chuột.
Câu 8 trang 64 Vở bài tập Tin học lớp 5: Em hãy mô tả hoạt động của chương trình được cho trong hình bên bằng cách cho biết khi chạy chương trình:
a) Máy tính hiển thị nội dung gì?
b) Người dùng nhập vào máy nội dung gì?
c) Chương trình xử lí thế nào đối với nội dung được nhập?
Trả lời:
a) Máy tính hiển thị nội dung (3 + 5 = ?) và “HOAN HÔ!” nếu phím 8 được bấm
b) Người dùng bấm 1 phím bất kì trên bàn phím, nếu bấm phím 8 thì chương trình nói “HOAN HÔ!”
c) Chương trình nói “HOAN HÔ!” nếu bấm phím 8 được bấm.
Tham khảo lời giải SGK Tin học lớp 5 hay khác:
Xem thêm các bài giải vở bài tập Tin học lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Vở bài tập Tin học lớp 5 Bài 14: Sử dụng biến trong chương trình
Vở bài tập Tin học lớp 5 Bài 15: Sử dụng biểu thức trong chương trình
Vở bài tập Tin học lớp 5 Bài 16: Từ kịch bản đến chương trình
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tin học lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tin học lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải VBT Tin học lớp 5 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở bài tập Tin học 5 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT