Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 10 trang 35, 36, 37, 38
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 trang 35, 36, 37, 38 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 10 trang 35, 36, 37, 38
Bài 1 (trang 35, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.
GIẢ TRAI ĐI THI
Mới mười tuổi Nguyễn Thị Duệ đã nổi tiếng hay chữ. Để việc học hành, thi cử không bị cản trở, nhân một lần chuyển chỗ ở, Duệ cải trang làm con trai, lấy tên là Nguyễn Ngọc Du.
Thời ấy đất nước có nội chiến Nam - Bắc triều, loạn lạc triền miên. Khi nhà Mạc (Bắc triều) thất thế phải rút lên Cao Bằng, Du cũng theo lên. Năm 20 tuổi, "cậu" Du thi đỗ tiến sĩ nhưng bị phát hiện là gái giả trai. Tuy vậy, vua Mạc mến tài nên tha tội, sau đó lấy làm cung phi và bổ dụng chức cung trung giáo tập để dạy các phi tần.
Năm 1625, vua Mạc thua trận, bà Duệ bị quân Trịnh bắt. Bà cầm thanh gươm bình thản nói: “Các ngươi bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp cho chúa của các ngươi, nếu các ngươi vô lễ thì ta sẽ chết với lưỡi gươm này". Quân lính giải bà về Thăng Long. Chúa Trịnh cảm mến tài năng và khí tiết của bà nên không giết mà còn phong làm lễ nghi học sĩ, chuyên trông coi việc học hành trong phủ chúa.
Truyền rằng trong một bài thi, có người chỉ làm được bốn câu trong khi quy định phải là 12 câu, lẽ ra bị loại, nhưng thấy bốn câu hay nên các quan chấm bài trình lên vua. Vua xem cũng phân vân, liền đem hỏi ý kiến bà. Bà nói: “Bài văn chỉ làm được bốn câu nhưng là bốn câu hay, còn hơn làm đủ 12 câu mà không hay". Vua liền y theo.
Ngoài dạy học ở Thăng Long, bà Duệ còn soạn ra các bộ đề thi gửi về giúp các địa phương tổ chức thi và bài làm lại gửi lên để bà chấm. Có thể coi bà là người khởi đầu hình thức "giáo dục từ xa" của nước ta.
(Đào Tiến Thi tổng hợp)
Nguyễn Thị Duệ (1574 0 1654): nữ tiến sĩ thời nhà Mạc, quê làng Kiệt Đặc, nay thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Hay chữ: đọc rộng biết nhiều, giỏi giang về văn chương, khoa học.
Nội chiến Nam – Bắc triều: chiến tranh giữa nhà Mạc với nhà lê – Trịnh hồi thế kỷ XVI – XVII.
Cung phi, cung tần: vợ lẽ của vua chúa ngày xưa (cung phỉ là hàng sau hoàng hậu, cung tấn là hàng sau cung phi). Phi tần: chỉ chung cung phi và cung tần.
Trả lời:
Em học văn bản chú ý các từ khó và các sự kiện lịch sử.
Bài 2 (trang 35, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết Đ nếu đúng, S nếu sai.
a. Duệ giả làm con trai để thuận cho việc học hành, thi cử |
|
b. Đất nước loạn lạc triền miên, Duệ bỏ học lên Cao Bằng. |
|
c. Ngay khi đỗ tiến sĩ, cô Duệ bị phát hiện là gái giả trai. |
|
d. Vua Mạc mến tài nên tha tội cho cô Duệ. |
|
g. Vua Mạc phong chức tước để bà Duệ dạy học trong cung vua. |
|
e. Bị quân Trịnh bắt, bà Duệ vẫn khảng khái, hiên ngang. |
|
h. Bà Duệ chấm văn trọng về chất lượng, không trọng hình thức bên ngoài. |
|
i. Dưới hai triều đại khác nhau, bà Duệ đều được bổ dụng làm nhà giáo. |
|
Trả lời:
a. Duệ giả làm con trai để thuận cho việc học hành, thi cử |
Đ |
b. Đất nước loạn lạc triền miên, Duệ bỏ học lên Cao Bằng. |
S |
c. Ngay khi đỗ tiến sĩ, cô Duệ bị phát hiện là gái giả trai. |
Đ |
d. Vua Mạc mến tài nên tha tội cho cô Duệ. |
Đ |
g. Vua Mạc phong chức tước để bà Duệ dạy học trong cung vua. |
S |
e. Bị quân Trịnh bắt, bà Duệ vẫn khảng khái, hiên ngang. |
Đ |
h. Bà Duệ chấm văn trọng về chất lượng, không trọng hình thức bên ngoài. |
Đ |
i. Dưới hai triều đại khác nhau, bà Duệ đều được bổ dụng làm nhà giáo. |
Đ |
Bài 3 (trang 35, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Trả lời câu hỏi.
a. Vì sao Duệ phải giả làm con trai?
b. Vì sao cô Duệ theo nhà Mạc lên Cao Bằng (thời đó là nơi rất xa xôi, “rừng thiêng nước độc”)?
c. Theo em, vì sao cả vua Mạc lẫn chúa Trịnh đều trọng dụng bà Huệ?
Trả lời:
a. Duệ phải giả làm con trai để việc học hành, thi cử không bị cản trở.
b. Cô Duệ theo nhà Mạc lên Cao Bằng vì thời ấy đất nước có nội chiến Nam – Bắc Triều loạn lạc triền miên. Nhà Mạc (Bắc Triều) thất thế phải rút lên Cao Bằng vì vậy mà cô Duệ cũng phải theo lên đó sinh sống.
c. Vua Mạc lẫn chúa Trịnh đều trọng dụng bà Duệ vì mến mộ tài năng và khí tiết của bà.
Bài 1 (trang 36, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ “mắt” có 6 nghĩa như sau:
(1) Cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng: mắt sáng long lanh; bị đau mắt. (2) Mắt của con người biểu thị cho sự nhìn nhận: nhìn tận mắt; trông không được đẹp mắt; có con mắt tỉnh đời; để mắt tới công việc. (3) Chỗ lồi lôm giống như hình con mắt, mang chói ở một số loài cây: mắt tre; mắt mía. (4)Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả: mắt dứa, na mở mắt. (5) Lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan: mắt lưới, rổ đan thưa mắt. 6 Mắt xích (nói tắt): xích xe đạp quá chùng nên phải chặt bỏ bớt hai mắt.
Đặt 2 – 3 câu với từ mắt được dùng theo các nghĩa khác nhau.
Trả lời:
- Trà My có đôi mắt to tròn và long lanh.
- Quả na chưa mở mắt.
- Trước khi ra ngoài, bố dặn em phải để mắt đến Quân.
Bài 2 (trang 37, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đặt câu với các từ non và già có nghĩa như nghĩa được dùng ở các câu đã cho rồi xếp chúng vào cột phù hợp:
Ví dụ |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
|
Cây trong vườn đang ra lá non. |
Bà em nay đã già. |
X |
|
Họ tự thấy tay lái còn non. |
|
|
|
Bà em chỉ ăn non lưng bát cơm. |
|
|
|
Đi già nửa đường em mới nhớ ra quyển sách. |
|
|
|
Ông em thích pha trà bằng nước sôi già. |
|
|
|
Trả lời:
Ví dụ |
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
|
Cây trong vườn đang ra lá non. |
Bà em nay đã già. |
X |
|
Họ tự thấy tay lái còn non. |
Nước đã nóng già. |
|
X |
Bà em chỉ ăn non lưng bát cơm. |
Nước còn già nửa bể. |
|
X |
Đi già nửa đường em mới nhớ ra quyển sách. |
Từ trường về nhà mất non một tiếng. |
|
X |
Ông em thích pha trà bằng nước sôi già. |
Nét vẽ của Lan còn non. |
|
X |
Bài 1 (trang 37, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc đoạn văn giới thiệu nhân vật Rô-bin-xơn Cru-xô và thực hiện các yêu cầu:
Rô-bin-xơn Cru-xô – tác phẩm của nhà văn Anh Đa-ni-en Đi-phô (1660-1731) – thuật lại cuộc đời phiêu lưu đầy gian khó, hiểm nguy của Rô-bin-xơn. Cuộc phiêu lưu gồm bốn chặng: (1) Những đợt đi biển đầu tiên bất thành (bảy năm đầu); (2) Chuyến đi xa quy mô nhất và tàu bị bão đánh đắm, Rô-bin-xơn sống sót nhưng phải một mình sống trên đảo hoang; (3) Vào năm thứ mười tám, Rô-bin-xơn chiến đấu chống những thổ dân dã man, cứu được Thứ Sáu, từ đó có thêm bạn; (4) Rô-bin-xơn và Thứ Sáu phá tan một cuộc hành hình tù binh, cứu được cha của Thứ Sáu, và ít lâu sau, lại đánh dẹp một cuộc nổi loạn của thuỷ thủ trên một chiếc tàu Anh, cứu được viên thuyền trưởng và đoạt lại tàu, Rô-bin-xơn (khi ấy đã 55 tuổi) cùng Thứ Sáu và viên thuyền trưởng trở về quê hương. Rô-bin-xơn đã kể lại chặng đường đầy thử thách của mình trong hơn ba thập kỉ sống cô đơn giữa đảo hoang. Trong suốt thời gian đó, anh đã phải đối mặt với cô đơn, thú dữ, bệnh tật và thiếu thốn, nhưng anh không bao giờ từ bỏ hi vọng sống. Qua hành trình phiêu lưu kì thú, Rô-bin-xơn thể hiện là một người ưa hoạt động, ham thích phiêu lưu và đặc biệt vô cùng lạc quan. Với niềm đam mê khám phá, Rô-bin-xơn đã rất dũng cảm bất chấp sóng to gió lớn để được đến những miền đất lạ.
Trong hiểm nguy, ý chí và nghị lực phi thường cùng tinh thần không bao giờ bỏ cuộc đã giúp anh vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Không chịu bị khuất phục bởi hoàn cảnh, Rô-bin-xơn đã tận dụng trí tuệ, đôi bàn tay và ý chí để xây dựng cuộc sống nơi đảo hoang. Thành quả vĩ đại của những nỗ lực không ngừng đó là sữa tươi, bánh mì, pho mát, bơ, áo da,... Thật tuyệt vời!
a. Đoạn văn giới nhân vật nào, trong tác phẩm gì, tác giả là ai?
Tên nhân vật:………………………………………………………………………………
Tên tác phẩm: ……………………………………………………………………………...
Tác giả: ……………………………………………………………………………………
b. Hãy đặt một vài tên cho đoạn văn.
c. Tìm các ý nhỏ trong đoạn văn (giới thiệu chung về nhân vật, hoàn cảnh cụ thể của nhân vật, tính cách của nhân vật).
Trả lời:
a. Đoạn văn giới nhân vật nào, trong tác phẩm gì, tác giả là ai?
Tên nhân vật: Rô-bin-xơn
Tên tác phẩm: Rô-bin-xơn Cru-xô
Tác giả: nhà văn Anh Đa-ni-en Đi-phô
b. Đặt một vài tên cho đoạn văn:
+ Tìm hiểu chung về nhân vật Rô-bin-xơn Cru-xô và tác phẩm cùng tên của nhà văn Anh Đa-ni-en Đi-phô.
+ Tóm tắt tác phẩm tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô của nhà văn Anh Đa-ni-en Đi-phô.
c. - Giới thiệu chung về nhân vật: Rô-bin-xơn thể hiện là một người ưa hoạt động, ham thích phiêu lưu và đặc biệt vô cùng lạc quan. Với niềm đam mê khám phá, Rô-bin-xơn đã rất dũng cảm bất chấp sóng to gió lớn để được đến những miền đất lạ.
- Hoàn cảnh cụ thể: hơn ba thập kỉ sống cô đơn giữa đảo hoang.
- Tính cách của nhân vật: là người ưa hoạt động, phiêu lưu, lạc quan, thông minh và giàu ý chí.
Bài 2 (trang 38, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tìm ý cho đề văn sau: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong truyện em đã đọc:
Trả lời:
* Giới thiệu về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng:
- Câu chuyện em đã được nghe kể: Sự tích hoa cúc trắng.
- Em thích nhất nhân vật: bạn nhỏ hiếu thảo.
- Điều làm em thích nhất ở nhân vật:
+ Bạn là một người rất hiếu thảo. Để cứu mẹ, bạn nhỏ đã băng rừng lội suối, vượt qua mọi hiểm nguy để tìm ra cây hoa màu trắng.
+ Bạn nhỏ thông minh nghĩ ra cách xé các cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ để kéo dài tuổi thọ cho mẹ.
- Suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật: Em rất ấn tượng và quý mến tình yêu của bạn dành cho mẹ.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 11
- Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 12
- Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 13
- Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 14
- Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 15
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT