Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 6 trang 22, 23, 24

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 trang 22, 23, 24 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 6 trang 22, 23, 24

Quảng cáo

Tiết 1 (trang 22, 23)

Bài 1 (trang 22, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc:

Xôn xao mùa hè

Mùa hè chui vào quả mít

Hóa thành múi mật vàng ong

Mùa hè mặt trời đỏ chót

Chăn đàn dưa hấu bên sông

 

Mùa hè trèo lên cây phượng

Giăng đèn hoa đỏ cho em

Mùa hè vay qua mặt ruộng

Từng bông lúa dậy hương chiêm.

 

Mùa hè lội xuống đầm sen

Hái ca dao về cho mẹ

Mùa hè ru bằng gió biển

À ơ… bé ngủ say mê.

Mùa hè vẫn thường dậy sớm

Luyện thanh cùng với bầy chim

Mùa hè chơi trò tìm trốn

Tiếng ve ẩn hiện gọi mình

 

Mùa hè ngồi bên lũ trẻ

Nối dây cho diều lên cao

Mùa hè bay lên thật dễ

Với cùng tiếng sáo xôn xao…

(Nguyễn Hữu Qúy)

Quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 Tiết 1 trang 22, 23 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Em đọc văn bản, giọng đọc diễn cảm,…

Bài 2 (trang 22, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Các sự vật trong mùa hè được tả như thế nào?

Mặt trời

 

Vàng ong

Quả mít

 

Đỏ chót

Cây phượng

 

Dậy hương chiêm

Bông lúa

 

Giăng đèn hoa đỏ

Quảng cáo

Trả lời:

+ Mặt trời – đỏ chót

+ Quả mít – vàng ong

+ Cây phượng – giăng đèn hoa đỏ

+ Bông lúa – dậy hương chiêm

Bài 3 (trang 22, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Mùa hè được tả qua những âm thanh nào?

Trả lời:

- Mùa hè được tả qua những âm thanh: tiếng chim, tiếng ve, tiếng sáo.

Bài 4 (trang 22, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Khổ thơ nào cho thấy sự gắn bó của các bạn nhỏ với mùa hè?

A. Khổ thơ thứ hai

B. Khổ thơ thứ ba

C. Khổ thơ thứ tư

D. Khổ thơ thứ năm

Quảng cáo

Trả lời:

Đáp án: D

Bài 5 (trang 23, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tìm trong bài những hình ảnh nhân hóa về mùa hè. Những hình ảnh nhân hóa đó cho em thấy mùa hè trong mắt trẻ thơ như thế nào?

Trả lời:

- Những hình ảnh nhân hóa về mùa hè:

+ Mùa hè chui vào quả mít

+ Mùa hè mặt trời đỏ chót/ Chăn đàn dưa hấu bên sông

+ Mùa hè lội xuống đầm sen/ Hái ca dao về cho mẹ

+ Mùa hè ru bằng gió biển/ À ơ… bé ngủ say mê

+ Mùa hè vẫn thường dậy sớm/ Luyện thanh cùng với bầy chim

+ Mùa hè chơi trò trốn tìm/ Tiếng ve ẩn hiện gọi mình

+ Mùa hè ngồi bên lũ trẻ/ Nối dây cho diều lên cao

+ Mùa hè bay lên thật dễ/ Với cùng tiếng sáo xôn xao…

- Những hình ảnh nhân hóa đó cho em thấy mùa hè trong mắt trẻ thơ rất đẹp đẽ, đáng yêu và gần gũi.

Bài 6 (trang 23, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Mỗi khi mùa hè đến, em có cảm xúc như thế nào? Viết 2 – 3 câu nói lên cảm xúc của em về mùa hè.

Trả lời:

Mùa hè đã đến, em cảm thấy rất thích thú. Em sẽ được đi chơi, đi tắm biển và thưởng thức thật nhiều đồ ăn ngon. Vì thế, em rất yêu mùa hè.

Tiết 2 (trang 23, 24)

Bài 1 (trang 23, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu thơ sau:

Lặng im, yên ắng, vắng lặng

a. Nhà …………. tiếng chân đi rất nhẹ

Gió từng hồi trên mái lá ùa qua

(Theo Bằng Việt)

b. Cái trống ………….

Nghiêng đầu trên giá

 

c. Trên thung sâu ………

Những đài hoa thanh tân.

Uống dạt dào mạch đất

Đang kết nối một mùa xuân

(Theo Trần Lê Văn)

 

Trả lời:

a. Nhà yên ắng tiếng chân đi rất nhẹ

Gió từng hồi trên mái lá ùa qua

(Theo Bằng Việt)

b. Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

 

c. Trên thung sâu vắng lặng.

Những đài hoa thanh tân.

Uống dạt dào mạch đất

Đang kết nối một mùa xuân

(Theo Trần Lê Văn)

 

Bài 2 (trang 23, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu văn sau:

a. Mặt trời ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh. (Tô Hoài)

b. Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. (Vũ Tú Nam)

c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. (Mai Văn Tạo)

Trả lời:

a. Từ đồng nghĩa với từ “ló”: mọc

b. Từ đồng nghĩa với từ “thay đổi”: biến đổi

c. Từ đồng nghĩa với từ “xanh rì”: xanh ngắt

Bài 3 (trang 23, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

          Sự sống cứ tiếp tục trong (im lìm, âm thầm, âm ỉ)……………………, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và (lặng lẽ, lặng yên, lặng ngắt)………… Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng (mở đầu, khởi đầu, bắt đầu) ……………… kết trái.

(Theo Ma Văn Kháng)

Trả lời:

Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

(Theo Ma Văn Kháng)

Bài 4 (trang 24, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết 3 – 4 câu về một loài hoa mà em thích, trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.

Trả lời:

Vào mỗi dịp Tết đến, bố em lại mua một cây hoa mai về. Hoa mai mọc thành từng chùm nhỏ, mỗi nụ hoa có năm cánh. Cánh hoa nhỏ xíu, mềm mại, chính giữa là những chiếc nhị hoa nhỏ tí. Nhìn rất đáng yêu.

- Từ đồng nghĩa: nhỏ xíu – nhỏ tí.

Tiết 3 (trang 24)

Bài 1 (trang 24, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc hai đoạn văn sau và viết câu trả lời cho các câu hỏi bên dưới:

          Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, dân bản tôi bắc nhiều cầu qua suối. Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh… Cá bơi lượn lấp loáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối.

          Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chổm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác lại đến đoạn vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.

(Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang)

a. Hai đoạn văn trên tả cảnh gì?

b. Tác giả chọn tả những sự vật nào? Những sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

b. Tác giả chọn tả những sự vật nào? Những sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Sự vật được chọn tả

Từ ngữ được dùng để tả sự vật



Trả lời:

a. Hai đoạn văn trên tả cảnh con suối trên bản.

b

Sự vật được chọn tả

Từ ngữ được dùng để tả sự vật

Nước suối

- ngày thường: con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong.

- ngày lũ: suối cũng chỉ đục vài ba ngày.

Cá bơi lượn thấp thoáng như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối.

Thác

Nước chảy khá siết

Vực

Khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng.

 Bài 2 (trang 24, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Em hãy viết đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng để hoàn chỉnh bài văn tả cảnh ở bài tập 1:

Trả lời:

- Mở bài gián tiếp:

Quê tôi là một xóm làng nhỏ nằm ở dưới chân ngọn núi lớn. Ở đây, bà con sống hòa mình với thiên nhiên, nên nhìn đâu cũng là một màu xanh của cây cỏ. Từ bản đi lên núi, là một con đường mòn nhỏ. Con đường ấy men theo bờ suối chảy từ trên ngọn núi xuống. Suốt bao đời nay, ngọn suối ấy vừa là người dẫn đường, vừa là người bạn đồng hành với cuộc sống của bà con chòm xóm.

- Kết bài mở rộng:

Cứ như thế, Suốt bốn mùa, suối cứ róc rách mà chảy mãi. Từ mùa hạ nắng gắt đến mùa đông rét buốt. Lúc nào nước suối cũng trong trẻo, ngọt lành. Nước suối giúp bà con tưới rau, giặt giũ, gội đầu… Còn là nơi thanh niên trong làng hò hẹn, tâm tình. Em yêu lắm dòng suối quê mình. Chỉ mong sao dù bao nhiêu mùa mưa nắng nữa, thì suối vẫn mãi đong đầy như vậy.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên