Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 2 trang 7, 8, 9, 10

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 trang 7, 8, 9, 10 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 2 trang 7, 8, 9, 10

Quảng cáo

Tiết 1 (trang 7, 8)

Bài 1 (trang 7, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.

Bạn nhỏ trong rừng

 Lán địa chất của bố tôi ở trong khu rừng có nhiều cây sau sau. Gần lán có một cái tổ sóc trong hốc cây ở trên cao. Một chú sóc ngày ngày ra vào. Chú có bộ lông khá đẹp, lưng xám thẫm nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Chú không đứng yên một chỗ lúc nào, thoắt trèo, thoát nhảy, lắm lúc chỉ nhìn thấy cái đuôi phất phất. Toóc! Toóc! Toóc! Sáng sớm, sóc đã đi kiếm ăn. Buổi trưa, chú về tổ và xế chiều lại ra đi. Sóc khá dạn người. Có lúc, chú đứng trên hai chân sau, hai chân trước co lại trông như một em bé chắp tay chào, hai mắt đen láy nhìn xuống chúng tôi như muốn nói: “Chào các anh! Tôi là bạn cùng xóm đây mà!”.

 Một hôm, nhân đá cầu giấy rơi vào gốc cây sau sau, tôi chạy đến tìm thì thấy một cái hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Kéo tung mớ cỏ rác lên thì thấy rơi vãi ra những hạt rẻ và quả gắm già, mấy quả trám khô và một ít hạt ngô,… Đoán là tổ chuột, tôi không để ý đến nữa.

 Một đợt gió mùa đông bắc kéo đến. Khu rừng vắng bóng chú sóc. Chắc rét quá, chú đành ở trong tổ.

Quảng cáo

 Một hôm, trời ấm hơn, tôi thấy sóc chui ra. Chui bò đến chỗ cái hủm ở gốc cây, bới bới, cào cào, chạy ra chạy vào rồi lại leo lên chạy cây, đôi mắt ngơ ngác:

 - Toóc! Toóc! Toóc!

 Tôi chợt hiểu: cúi hủm kia là kho dự trữ của sóc. Chú sóc biết lo xa đã dành dụm thức ăn cho những ngày mưa rét. Thế mà tôi đã phá mất! Lòng tôi dâng lên nỗi hối hận.

 Tôi nhặt trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô bỏ vào cái hủm ở gốc cây. Tôi còn rải một ít ngô quanh gốc cây cho sóc dễ thấy. Hi vọng sóc nhận món quà của tôi, cũng là nhận lời xin lỗi của tôi.

 - Toóc! Toóc! Toóc!

 Kìa! Sóc đã ra kia rồi! Chào chú!

(Theo Ngô Quân Niệm)

Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 Tiết 1 trang 7, 8 (Dành cho buổi học thứ hai)

Quảng cáo

Trả lời:

Em đọc văn bản, chú ý các từ ngữ khó: sau sau, hủm,…

Bài 2 (trang 8, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Bạn nhỏ kể, tả thế nào về chú sóc làm tổ ở cái hốc ở trên cây sau sau?

- Bộ lông …………………………………………………………………………………..

- Đôi mắt …………………………………………………………………………………..

- Tiếng kêu ………………………………………………………………………………...

- Hoạt động ………………………………………………………………………………...

Trả lời:

- Bộ lông:khá đẹp, lưng xám thẫm, nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ

- Đôi mắt: hai mắt đen láy.

- Tiếng kêu: Toóc! Toóc! Toóc!

- Hoạt động: thoắt trèo, thoắt nhảy; trưa chú về tổ, chiều lại ra.

Bài 3 (trang 8, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Nhìn chú sóc đứng trên hai chân sau, hai chân trước co lại, bạn nhỏ liên tưởng đến ai? Những liên tưởng đó nói lên điều gì về chú sóc và về bạn nhỏ?

Quảng cáo

Trả lời:

- Nhìn chú sóc đứng trên hai chân sau, hai chân trước co lại, bạn nhỏ liên tưởng đến một em bé đang chắp tay chào.

- Những liên tưởng đó nói lên mối quan hệ giữa chú sóc và bạn nhỏ, họ sống hòa thuận và yêu mến nhau.

Bài 4 (trang 8, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Kể tóm tắt những sự việc đã diễn ra khi gió mùa đông bắc đến.

Trả lời:

- Tóm tắt:

Khi gió đông bắc đến, khu rừng vắng bóng sóc. Khi trời ấm hơn, sóc chui ra và đào bới ở cái hủm chỗ gốc cây, chạy ra chạy vào ngơ ngác. Bạn nhỏ khi ấy mới biết cái hủm chính là kho dự trữ của sóc. Bạn nhỏ đã vô cùng ân hận vì đã phá mất nên đã chuẩn bị món quà là ngô, trám để bỏ vào hủm cho sóc.

Bài 5 (trang 8, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Vì sao bạn nhỏ cảm thấy hối hận? Bạn đã làm gì thay cho lời xin lỗi chú sóc?

Trả lời:

- Bạn nhỏ cảm thấy hối hận vì đã phá kho dự trữ của sóc.

- Bạn nhỏ đã nhặt trám rụng, lấy ngô bò vào hủm ở gốc cây để thay cho lời xin lỗi chú sóc.

Bài 6 (trang 8, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Theo em, câu chuyện muốn nói điều gì?

A. Sóc là loài vật rất tinh khôn, biết tích trữ thức ăn.

B. Hầu hết các bạn nhỏ đều yêu mến các loài vật dễ thương.

C. Cần bảo vệ nơi sinh sống của muôn thú trong rừng.

D. Tâm hồn, nhân cách con người đẹp hơn khi biết yêu thiên nhiên.

Trả lời:

Đáp án: D

Tiết 2 (trang 8, 9)

Bài 1 (trang 8, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Mỗi đại từ (in đậm) đưới đây thay thế cho từ ngữ nào ở câu trước? Gạch dưới các từ ngữ đó.

a. Chú sóc để hạt dẻ, hạt ngô, trám khô,… trong một cái hủm. Đó là kho dự trữ thức ăn cho mùa mưa rét của chú.

b. Hôm qua, mưa tầm tã cả ngày. Hôm nay chắc cũng thế.

c. Sa Pa có thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, bản Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Vì thế mà du khách đến đây cứ ngỡ mình lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh”.

Trả lời:

- Từ “đó” thay thế cho “cái hủm”.

- Từ “thế” thay thế cho “mưa tầm tã cả ngày”.

- Từ “thế” thay thế cho câu văn “Sa Pa có thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, bản Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói”

Bài 2 (trang 9, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Gạch dưới đại từ nghi vấn trong mỗi câu dưới đây rồi giải câu đố.

a.

Cây gì nho nhỏ

Hạt nó nuôi người

Chín vàng nơi nơi

Dân làng đi gặt?

(Là ……..)

 

b.

Vua nào thưở bé chăn trâu

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành

Sứ quân dẹp loạn phân tranh

Dựng nền thống nhất, sử xanh còn truyền

(Là ………………..)

c.

Đố ai gian khó chẳng lùi

Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay

Mười năm Bình Định ra tay

Thành Đông Quan, mất vía bầy vương Thông?

(Là ……………………)

Trả lời:

a.

- Đại từ nghi vấn: “gì”

Đáp án: cây lúa.

b.

- Đại từ nghi vấn: “nào”

Đáp án: Đinh Bộ Lĩnh

c.

- Đại từ nghi vấn: “ai”

Đáp án: Lê Lợi

Bài 3 (trang 9, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Gạch dưới đại từ xưng hô trong đoạn trích dưới đây. Theo em, có thể thay thế các đại từ xưng hô đó bằng những từ nào khác?

Cóc tía rủ kì đà cùng lên trời để tìm hiểu rõ ràng mọi chuyện.

- Ừ! Chúng ta cùng đi.

Kì đà vui vẻ trả lời. Đi được một lúc, chợt một vách đá hiện ra. Cóc tặc lưỡi:

- Đừng lo! Tôi leo vách đá như đi dạo mát! Hãy bám vào lưng tôi, chúng ta cùng sang bên kia núi.

(Theo Võ Quảng)

Trả lời:

- Đại từ xưng hô: chúng ta, tôi.

- Thay thế đại từ xưng hô:

+ chúng ta: chúng mình

+ tôi: mình.

Bài 4 (trang 9, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Gạch dưới những từ dùng để xưng hô trong câu chuyện sau:

Một cây sồi

Một cây sồi cao lớn mọc bên bờ sông bị cơ bão dữ dội nhổ bật gốc lên, quăng vào dòng sông rồi mắc vào giữa đám sậy ven sông. Sồi rất ngạc nhiên khi thấy đám sậy vẫn đứng vững sau cơn gió dữ:

- Tôi rất lấy làm lạ, các bạn vốn yếu ớt, mảnh mai đến thế mà lại vẫn đứng vững và chống chọi được cơn bão. Trong khi đó, to lớn và mạnh mẽ như tôi đây mà lại bị kéo bật cả gốc, rồi bị quăng vào lòng sông.

- Chuyện đó cũng dễ lí giải thôi mà! – Một cây sậy trả lời. – Mỗi khi gió nhẹ thổi, chúng tôi đều đu đưa, nhảy múa theo làn gió, vậy nên chúng tôi biết rất rõ cách uốn mình theo trận cuồng phong dữ dội nhất. Trong khi đó, anh lại chống lại một cơn bão mạnh hơn anh rất nhiều.

(Ngụ ngôn Ê – dốp)

Trả lời:

Một cây sồi

Một cây sồi cao lớn mọc bên bờ sông bị cơ bão dữ dội nhổ bật gốc lên, quăng vào dòng sông rồi mắc vào giữa đám sậy ven sông. Sồi rất ngạc nhiên khi thấy đám sậy vẫn đứng vững sau cơn gió dữ:

- Tôi rất lấy làm lạ, các bạn vốn yếu ớt, mảnh mai đến thế mà lại vẫn đứng vững và chống chọi được cơn bão. Trong khi đó, to lớn và mạnh mẽ như tôi đây mà lại bị kéo bật cả gốc, rồi bị quăng vào lòng sông.

- Chuyện đó cũng dễ lí giải thôi mà! – Một cây sậy trả lời. – Mỗi khi gió nhẹ thổi, chúng tôi đều đu đưa, nhảy múa theo làn gió, vậy nên chúng tôi biết rất rõ cách uốn mình theo trận cuồng phong dữ dội nhất. Trong khi đó, anh lại chống lại một cơn bão mạnh hơn anh rất nhiều.

(Ngụ ngôn Ê – dốp)

Tiết 3 (trang 10)

Đề bài (trang 10, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Chọn 1 trong 2 đề bài sau:

Đề 1: Đóng vai chú sóc, kể lại câu chuyện Bạn nhỏ trong rừng.

Đề 2: Đóng vai chú hươu, kể lại câu chuyện Hươu soi mình trong bóng nước.

Lưu ý:

- Khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện, cần chọn cách xưng hô phù hợp (ví dụ: tôi, tớ, mình,…)

- Các sự việc được kể lại theo cách nhìn, cách nghĩ, cách hiểu,… của nhân vật.

- Bài văn cần có đủ mở bài, kết bài.

Trả lời:

* Bài văn mẫu tham khảo:

Đề 1: Đóng vai chú sóc, kể lại câu chuyện Bạn nhỏ trong rừng.

Xin chào các bạn, tôi là chú sóc trong câu chuyện Bạn nhỏ trong rừng. Tôi sống ở hốc cây ở trên cao, cạnh lán địa chất ở trong khu rừng có nhiều cây sau sau.

Tôi có một bộ lông khá đẹp, lưng xám thẫm nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Ngày ngày, tôi cứ chạy ra chạy vào, thoắt trèo, thoắt nhảy chẳng ai thấy được tôi. Tôi vẫn thường đi kiếm ăn từ sáng sớm, trưa nhanh trở về tổ đến chiều mát mới lại ra. Tôi rạn người lắm, chẳng sợt sệt gì cả. Đôi lúc, thấy anh trai vào lán địa chất của bố chơi, tôi đứng trên cây mà nhìn theo. Tôi đứng bằng hai chân sau, hai chân trước co lại muốn chào anh nhưng không biết làm thế nào.

Thế rồi mùa đông cũng đến, trời lạnh lắm nên tôi cứ ở trong tổ suốt. May mà tôi chăm chỉ nên mùa đông đến lúc nào cũng có sẵn thức ăn, tôi chẳng phải lo lắng lắm. Mãi mới có một hôm trời ấm hơn, tôi chui ra khỏi tổ để đi lấy đồ ăn dự trữ. Chạy đến cái hủm chỗ gốc cây, tôi bới mãi, chạy ra chạy vào rồi lại leo lên cành cao nhưng không thể nào tìm thấy chỗ thức ăn mà mình đã dành dụm. Tôi bần thần, buồn bã mà không biết mình phải làm thế nào. Không biết ai đã phá nát cái kho dự trữ của tôi nữa.

Ở trong tổ những ngày lạnh giá tôi lại càng buồn hơn, cứ đứng nhìn ra phía gốc cây ấy. Bỗng thấy bóng ai quen thuộc đi qua. Thì ra là anh trai vẫn vào lán địa chất của bố chơi, anh đang rải ngô và trám quanh gốc cây. Lúc ấy tôi bỗng ngờ vực, không biết có phải anh đã làm mất thức ăn của tôi hay không. Thoáng chốc lại thấy anh chạy đi, nấp sau thân cây lớn. Tôi không nghĩ nhiều mà chạy ngay ra lấy thức ăn vì đói, vừa ăn vừa nhìn xung quanh thì thấy tiếng anh vui cười nhìn tôi.

- Toóc! Toóc! Toóc!

Tôi cảm ơn anh và vui vẻ nhặt thức ăn mang về.

Đề 2: Đóng vai chú hươu, kể lại câu chuyện Hươu soi mình trong bóng nước.

Tôi là chú hươu trong rừng sâu. Mỗi ngày đi qua suối, tôi đều nán lại để soi mình trong dòng nước trong xanh. Tôi mê cắp sừng của mình lắm, ngày nào đứng ngắm nghía tôi cũng tự hào: “Cặp sừng của mình mới to và đẹp làm sao? Từng nhánh sừng cong vút, vươn lên cao trông thật là đẹp”.

Tự hào về cặp sừng là thế nhưng tôi lại rất tự ti về đôi chân của mình. Chúng gầy guộc chẳng đẹp chút nào cả. Đang buồn rầu tôi lại bỗng giật mình khi thấy bầy chó săn xuất hiện. Cứ thế tôi co cẳng chạy.

Lúc này tôi mới thấy cặp sừng to đẹp kia làm tôi vướng quá, nó mắc lung tung vào cành cây khiến tôi suýt ngã mấy lần. nếu mà ngã có lẽ sẽ không thoát được bầy chó săn. Thế mà may mắn nhờ đôi chân rắn chắc, nhanh nhẹn mà tôi đã thoát nạn. Tôi thở phào nhẹ nhõm, lúc này nghĩ lại tôi mới thấy tự hào về đôi chân của mình. Lúc yên bình tôi đã nhầm khi không thấy được giá trị thật sự của nó.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên