Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13 có đáp án (sách mới)
Câu hỏi trắc nghiệm Sử 12 Bài 13 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13.
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13 có đáp án (sách mới)
Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (sách cũ)
Câu 51. Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng Đảng đã dẫn đến thành lập tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1929?
A. Đông Dương cộng sản Đảng.
B. An Nam cộng sản Đảng.
C. Đông Dương cộng sản Liên đoàn.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đáp án: C
Giải thích: Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng Đảng đã dẫn đến sự thành lập tổ chức ông Dương cộng sản Liên đoàn năm 1929.
Câu 52. Tiền thân của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là
A. Cộng sản đoàn.
B. Nam đồng thư xã.
C. Tâm tâm xã.
D. Cường học thư xã.
Đáp án: B
Giải thích: Tiền thân của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là Nam đồng thư xã.
Câu 53. Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 ?
A. "An Nam trẻ" , Ngươi cùng khổ", "Thanh niên", "Bản án chế độ thực dân Pháp", "Đường Kách mệnh".
B. "Người cùng khổ", ‘‘Nhân đạo", "Thanh niên", "Bản án chế độ thực dân Pháp".
C. "Người cùng khổ", "Thanh niên", "Bản án chế độ thực dân Pháp", "Đường kách mệnh", "Nhân đạo".
D. “Người nhà quê”, "Thanh niên", "Bản án chế độ thực dân Pháp", "Đường Kách mệnh".
Đáp án: B
Giải thích: Các sách báo gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925"Người cùng khổ", ‘‘Nhân đạo", "Thanh niên", "Bản án chế độ thực dân Pháp".
Câu 54. Câu nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929 ?
A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng to lớn cho cách mạng Việt Nam.
C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Là kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Sự thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929 ở Việt Nam là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 55. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức chính trị theo khuynh hướng
A. dân chủ vô sản.
B. dân chủ tư sản.
C. tư sản.
D. vô sản.
Đáp án: D
Giải thích: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản.
Câu 56. Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức chính trị theo khuynh hướng
A. dân chủ tư sản.
B. xã hội chủ nghĩa.
C. vô sản.
D. dân chủ nhân dân.
Đáp án: A
Giải thích: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức chính trị theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 57. Tác động của hệ tư tưởng nào làm cho Tân Việt cách mạng Đảng bị phân hoá?
A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
B. Tư tưởng dân chủ tư sản.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Hệ tư tưởng phong kiến.
Đáp án: C
Giải thích: Hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam đã làm cho cho Tân Việt cách mạng Đảng bị phân hoá thành hai bộ phận: 1 bộ phận theo khuynh hướng dân chủ tư sản, 1 bộ phận theo khuynh hướng vô sản.
Câu 58. Tư tưởng của Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của tư tưởng nào?
A. Chủ nghĩa dân tộc.
B. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Chủ nghĩa dân sinh.
Đáp án: B
Giải thích: Tư tưởng của Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Câu 59. Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bao gồm những thành phần nào?
A. Học sinh, sinh viên, tiểu tư sản, trí thức trẻ.
B. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.
C. Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả, thân hào địa chủ, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
D. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, địa chủ, phong kiến.
Đáp án: C
Giải thích: Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bao gồm Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả, thân hào địa chủ, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
Câu 60. Nội dung nào không phản ánh sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng?
A. Thành phần đảng viên của đảng phức tạp.
B. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.
C. Cơ sở quần chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.
D. Chịu ảnh hưởng của học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Đáp án: D
Giải thích: Chịu ảnh hưởng của học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn không phản ánh sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 61. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930) là
A. mâu thuẫn giữa tư sản dân tộc với thực dân Pháp.
B. mâu thuẫn giữa binh lính Việt Nam với thực dân Pháp.
C. thực dân Pháp khủng bố sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh.
D. sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930) là thực dân Pháp khủng bố sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh.
Câu 62. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930) đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Tân Việt Cách mạng đảng.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Đáp án: D
Giải thích: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930) đặt dưới sự lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 63. Nguyên nhân khách quan khiến khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) thất bại là
A. thực dân Pháp còn mạnh.
B. tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng non yếu.
C. khởi nghĩa nổ ra bị động.
D. khởi nghĩa nổ ra chậm so với yêu cầu.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân khách quan khiến khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) thất bại là thực dân Pháp còn mạnh.
Câu 64. Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) là
A. góp phần có vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
B. chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.
C. đánh dấu sự khủng hoảng của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D. Việt Nam Quốc dân đảng đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.
Đáp án: A
Giải thích: Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) là góp phần có vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
Câu 65. Nhân vật nào đóng vai trò quan trọng của Việt Nam Quốc dân đảng?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Chu Trinh.
C. Tôn Đức Thắng.
D. Nguyễn Thái Học.
Đáp án: D
Giải thích: Nguyễn Thái Học là một trong những thành viên sáng lập và là lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 66. Những địa danh: Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình có quan hệ với sự kiện lịch sử nào?
A. Phong trào công nhân trong những năm 20 của thế kỉ XX.
B. Sự ra đời của công hội (Bí mật) ở Sài Gòn - Chợ Lớn 1920.
C. Khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930).
D. Vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh (9 - 2 - 1929).
Đáp án: C
Giải thích: Những địa danh: Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình có quan hệ với sự kiện khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930).
Câu 67. Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?
A. Phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta phát triển mạnh.
B. Phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công nhân phát triển mạnh.
C. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.
D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng.
Đáp án: B
Giải thích: Cuối năm 1928 đầu năm 1929, do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, đặc biệt là phong trào công nhân, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc
Câu 68.Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện gì?
A. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (3 - 1929).
B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5 - 1929).
C. Thành lập Đông Dương cộng sản Đảng (6 - 1929).
D. Thành lập An Nam cộng sản Đảng (7 - 1929).
Đáp án: A
Giải thích: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (3 - 1929).
Câu 69. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Tháng 1 - 1929.
B. Tháng 2 - 1929.
C. Tháng 3 - 1929.
D. Tháng 4 - 1929.
Đáp án: C
Giải thích: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào tháng 3 - 1929.
Câu 70. Tiền thân của An Nam Cộng sản Đảng là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Đảng lập hiến.
C. Tân Việt cách mạng đảng.
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Đáp án: A
Giải thích: Tiền thân của An Nam Cộng sản Đảng là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 71. Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 6 - 1929. B. Tháng 8 - 1929.
C. Tháng 9 - 1929. D. Tháng 10 - 1929.
Đáp án: A
Giải thích: Đông Dương Cộng sản đảng thành lập vào tháng 6 - 1929.
Câu 72. Trong ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam năm 1929, tổ chức nào ra đời sớm nhất?
A. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương cộng sản Đảng.
C. An Nam cộng sản Đảng.
D. Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản Đảng.
Đáp án: B
Giải thích: Ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam năm 1929 là Đông Dương Cộng sản đảng (6/1929), An Nam Cộng sản đảng (8/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
Câu 73. Trong năm 1929 có bao nhiêu tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam?
A. Hai tổ chức cộng sản.
B. Ba tổ chức cộng sản.
C. Bốn tổ chức cộng sản.
D. Năm tổ chức cộng sản.
Đáp án: B
Giải thích: Trong năm 1929 có ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam: Dương Cộng sản đảng (6/1929), An Nam Cộng sản đảng (8/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
Cân 74. Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập vào
A. tháng 6/1929.
B. tháng 8/1929.
C. tháng 9/1929.
D. tháng 10/1929.
Đáp án: C
Giải thích: Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập vào tháng 9/1929.
Câu 75. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào ?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản.
Đáp án: C
Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.
Câu 76. Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?
A. Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Ma Cao (Trung Quốc).
C. Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc).
D. Thượng Hải (Trung Quốc).
Đáp án: C
Giải thích: Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc).
Câu 77. Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Đáp án: A
Giải thích: Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản có sự tham gia của các tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng.
Câu 78. Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với sự thành lập chính đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam (đầu năm 1930)?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thành lập đảng thông qua.
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
D. Soạn thảo Luận cương chính trị đầu tiên của đảng.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyễn Ái Quốc là người soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua.
Câu 79. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là
A. làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
B. thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
C. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
D. đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
Đáp án: A
Giải thích: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Câu 80. Lực lượng cách mạng được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là
A. công nhân, nông dân, địa chủ.
B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, trung nông.
C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến.
D. công nhân, nông dân, tư sản.
Đáp án: B
Giải thích: Lực lượng cách mạng được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, trung nông.
Câu 81. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) có điểm gì tương đồng với Luận cương chính trị (10/1930)?
A. Cách mạng phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng dân chủ tư sản.
B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng là Đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo.
C. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau.
D. Lực lượng của cách mạng có giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân.
Đáp án: D
Giải thích: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) đều xác định lực lượng cách mạng có giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân.
Câu 82. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 25, có viết: “Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập...”. Đó là một trong những nội dung của văn kiện nào?
A. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng.
B. Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (3 - 2 - 1930).
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930).
D. Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936).
Đáp án: C
Giải thích: “Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập...” là một trong những nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930).
Câu 83. Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ nhất vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Tháng 2 - 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).
B. Tháng 10 - 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Tháng 3 - 1935, tại Ma Cao (Trung Quốc).
D. Tháng 10 - 1930, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Đáp án: B
Giải thích: Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ nhất vào tháng 10 - 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).
Câu 84. Nội dung nào sau đây không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng?
A. Cách mạng trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.
D. Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trung nông, tư sản dân tộc.
Đáp án: D
Giải thích: Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng xác định lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân.
Câu 85.Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào
A. tháng 3/1930.
B. tháng 5/1930.
C. tháng 10/1930.
D. tháng 12/1930.
Đáp án: C
Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 10/1930.
Câu 86. Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là gì?
A. Sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đi theo con đường đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản.
Câu 87. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập vào đầu năm 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) nhằm
A. chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
B. đáp ứng yêu cầu phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng thế giới.
D. thay thế vai trò lãnh đạo cách mạng của Hội việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Đáp án: A
Giải thích: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập vào đầu năm 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) nhằm chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Câu 88. Nội dung nào dưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?
A. Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
B. Thông qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức của Đảng.
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đáp án: B
Giải thích: Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đã thông qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Câu 89. Tổ chức nào dưới đây tham dự Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Đáp án: B
Giải thích: Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có sự tham gia của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
Câu 90. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)?
A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.
B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Sự phố biến chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam.
D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
Câu 91. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đã thông qua
A. Bản yêu sách của nhân dân An Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
B. Bản án chế độ thực dân Pháp do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
C. Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
Đáp án: D
Giải thích: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
Câu 92. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?
A. độc lập và tự do.
B. độc lập và chủ nghĩa xã hội.
C. độc lập và dân chủ.
D. độc lập và bình đẳng.
Đáp án: A
Giải thích: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là độc lập và tự do.
Câu 93. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) xác định kẻ thù của nhân dân Việt Nam là
A. thực dân Pháp và phát xít Nhật.
B. chế độ phản động thuộc địa Pháp.
C. chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phát xít.
D. thực dân Pháp và tay sai.
Đáp án: D
Giải thích: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) xác định kẻ thù của nhân dân Việt Nam là thực dân Pháp và tay sai (triều đình phong kiến, địa chủ, tư sản phản cách mạng).
Câu 94. Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:
A. Cương lĩnh chính trị (tháng 2/1930).
B. Điều lệ của Đảng (tháng 2/1930).
C. Chính cương vắn tắt (tháng 2/1930).
D. Luận cương chính trị (tháng 10/1930).
Đáp án: D
Giải thích: “Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội” là nội dung của Luận cương chính trị tháng 10/1930.
Câu 95. Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
A. nông dân.
B. tiểu tư sản.
C. công nhân.
D. tư sản dân tộc.
Đáp án: C
Giải thích: Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Câu 96. Nội dung nào phản ánh hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930?
A. Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
B. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản.
C. Khẳng định nhiệm vụ cách mạng là chống phong kiến và đế quốc.
D. Gắn cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
Đáp án: B
Giải thích: Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định lực lượng cách mạng chỉ là công nhân và nông dân, do đó đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, một bộ phận rất tích cực trong phong trào dân tộc dân chủ.
Câu 97. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của
A. phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 - 1926.
B. cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
C. phong trào công nhân trong những năm 1925 - 1927.
D. phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1925.
Đáp án: B
Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
Câu 98. Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam là ý nghĩa của sự kiện
A. thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
B. thành lập An Nam cộng sản đảng.
C. thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
D. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáp án: D
Giải thích: Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam là ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945 (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939 (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dânn tộc 1939-1945 và cách mạng thánh Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thành lập (phần 1)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều