Đề cương ôn tập Văn 9 Học kì 2 năm 2024

Đề cương ôn tập Văn 9 Học kì 2 năm 2024

Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Văn 9, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Văn 9 giữa Học kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Văn 9 hiệu quả.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 9

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

- Con cò – Chế Lan Viên

- Viếng Lăng Bác – Viễn Phương

- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

- Sang thu – Hữu Thỉnh

- Nói với con – Y Phương

- Bến quê – Nguyễn Minh Châu

- Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Khởi ngữ

2. Các thành phần biệt lập

3. Nghĩa tường minh và hàm ý

4. Các phương châm hội thoại

5. Xưng hô trong hội thoại

6. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

7. Sự phát triển của từ vựng

8. Thuật ngữ

9. Trau dồi vốn từ

10. Tổng kết từ vựng:

- Từ đơn và từ phức.

- Thành ngữ.

- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

- Trường từ vựng;

- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 

Phần III: Tập làm văn

- Viết đoạn văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Phần I: Văn bản

- Con cò – Chế Lan Viên

*Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.

*Tác phẩm được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường – Chim báo bão.

*Nội dung:

+ Bài thơ rất thành công trong việc vận dụng sáng tạo hình tượng con cò, đúc kết những suy tư sâu sắc, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng cao cả và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

+ Qua bài thơ cho chúng ta thấy được tình mẹ rộng bao la không gì có thể ví được, công lao của cha mẹ không có gì có thể đong đầy. Bài thơ giúp chúng ta có một cảm nhận sâu sắc và hết sức mới mẻ về tình mẹ.

*Nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do nhưng mang dáng dấp của thơ lục bát giàu cảm xúc, nhịp điệu.

+ Cảm xúc được thể hiện linh hoạt.

+ Giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí.

+ Vận dụng sáng tạo ca dao.

- Viếng Lăng Bác – Viễn Phương

*Tác giả: Thanh Hải (1930-1980), quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

*Tác phẩm: bài thơ được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm mến yêu thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

*Nội dung:

+ Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác.

+ Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người.

+ Nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa.

+ Tâm trạng lưu luyến và mong muốn được mãi bên Bác.

*Nghệ thuật:

+ Bài thơ có bố cục gọn rõ, giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót xen lẫn sự tự hào.

+ Thể thơ: chủ yếu là tám tiếng, riêng khổ thứ ba chỉ có bảy tiếng và dòng cuối khổ hai là chín tiếng và phép điệp cấu trúc.

+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhất là có sự kết hợp giữa hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu tượng, nhất là các ẩn dụ – biểu tượng.

- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

*Tác giả: Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ  Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.

*Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác trong dịp sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).

*Nội dung:

+ Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.

+ Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.

+ Khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả.

*Nghệ thuật:

+ Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.

+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.

+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.

+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả.

- Sang thu – Hữu Thỉnh

*Tác giả: Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.

*Tác phẩm: Bài thơ được tác giả sáng tác năm 1977.

*Nội dung:

+ Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.

+ Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.

*Nghệ thuật:

+ Khắc hoạ hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

+ Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, dùng phép nhân hoá, phép ẩn dụ.

- Nói với con – Y Phương

*Tác giả: Y Phương là một nhà thơ dân tộc Tày. Ông sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương từng có thời gian trong quân ngũ từ 1968 - 1981. Từ năm 1993, Y Phương là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Hiện ông sống tại Hà Nội.

*Tác phẩm: Bài thơ ra đời vào năm 1980

*Nội dung:

+ Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người (con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương).

+ Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và mong muốn con mình hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha.

- Nghệ thuật:

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến.

+ Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.

+ Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

- Bến quê – Nguyễn Minh Châu

*Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà văn Quân đội, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

+ Những tác phẩm: Dấu chân người lính (tiểu thuyết), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn) được xem là những bài ca chiến trận thấm đượm chất sử thi và màu sắc lãng mạn.

+ Sau năm 1975, các tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê,  Cỏ lau là những thành công về tìm tòi đổi mới trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Thân phận, số phận con người, những mơ ước bình dị, cuộc sống quanh ta, những vui buồn, ánh sáng và bóng đcn, v.v... được ông nói đến với bao khơi gợi, rất nhân bản, đầy tình người. Trang văn Nguyễn Minh Châu giàu ý vị triết lí và đa nghĩa.

*Tác phẩm: Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.

*Nội dung: Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.

*Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện được xây dựng trên cơ sở một chuỗi nghịch lý.

+ Xây dựng nhân vật kiểu tư tưởng: Những chiêm nghiệm, triết lý của tác giả được chuyển hóa vào trong cuộc sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh, được miêu tả tinh tế, hợp lý.

+ Sáng tạo nhiều hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.

- Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

*Tác giả: Lê Minh Khuê (sinh năm 1946), quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đầu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

*Tác phẩm: Truyện Những ngôi sao xa xôi ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập Nghệ thuật truyện ngắn thế giới xuất bản ở Mĩ.

*Nội dung: Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng vẫn hồn nhiên, lạc quan của ba cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

*Nghệ thuật:

+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lý.

+ Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình.

+ Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường.

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Khởi ngữ

- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với,…

- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

VD: Tôi thì tôi thôi chịu…

2. Các thành phần biệt lập

- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. Gồm:

+ Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

VD: Mời u xơi khoai đi ạ! ( Ngô Tất Tố)

+ Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận...); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a, ơi, trời ơi... Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

VD: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.

+ Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.

VD: Vâng, mời bác và cô lên chơi. (Nguyễn Thành Long)

+ Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy.

VD: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. ( Nam Cao)

3. Nghĩa tường minh và hàm ý

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, đây được xem là nghĩa thực và ai cũng có thể hiểu được.

- Nghĩa làm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

- Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh, nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.

- Tác dụng của cách nói hàm ý:

+ Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường.

+ Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.

+ Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.

+ Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý.

- Điều kiện để sử dụng hàm ý:

+ Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.

+ Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

- Lưu ý những trường hợp không nên sử dụng nghĩa hàm ý:

+ Khi cần thông báo về một sự kiện, tin tức hay thông tin cho công chúng vì sử dụng nghĩa hàm ý dễ gây hiểu lầm.

+ Trong văn bản hành chính công vụ, văn bản khoa học.

+ Những câu khẩu hiệu, tuyên truyền.

4. Các phương châm hội thoại

- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

+ Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

5. Xưng hô trong hội thoại

- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.

- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

6. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

+ Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.

+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

+ Thêm từ rằng hoặc trước lời dẫn.

+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:

+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).

+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

7. Sự phát triển của từ vựng

- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.

- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:

+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

8. Thuật ngữ

- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Đặc điểm của thuật ngữ:

+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.

+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

9. Trau dồi vốn từ

- Hai định hướng chính để trau dồi vốn từ:

- Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.

- Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.

10. Tổng kết từ vựng:

- Từ đơn và từ phức.

- Thành ngữ.

- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

- Trường từ vựng;

- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 

Phần III: Tập làm văn

- Viết đoạn văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Xem thêm đề cương ôn tập môn Văn 9 hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên