Top 5 Đề thi Hóa học 8 học kì 1 có đáp án năm 2024
VietJack giới thiệu bộ Đề thi Hóa học 8 học kì 1 có đáp án năm 2024 - 2024 được biên soạn, tổng hợp và sưu tầm từ đề thi Hóa 8 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Hóa học 8.
Đề thi Hóa học 8 học kì 1 có đáp án năm 2024
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vão chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1: Cho những oxit sau: SO2, K2O, CaO, N2O5, P2O5, BaO. Dãy gồm những oxit tác dụng với H2O, tạo ra bazơ là:
A. SO2, CaO, K2O
B. K2O, N2O5, P2O5
C. CaO, K2O, BaO
D. K2O, SO2, P2O5
Câu 2: Những oxit sau: CaO, SO2, Fe2O3, Na2O, CO2, P2O5. Dãy gồm nhưungx oxit tác dụng với nước tạo ra axit là:
A. CaO, SO2, Fe2O3
B. SO2, Na2O, CaO
C. SO2, CO2, P2O5
D. CO2, Fe2O3, P2O5
Câu 3: Cho các bazơ sau: LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3. Dãy bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm là:
A. Ca(OH)2, LiOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2
B. Ca(OH)2, KOH, LiOH, NaOH
C. KOH, LiOH, NaOH, Al(OH)3
D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2, KOH
Câu 4: Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:
A. H2SO4, giấy quỳ tím.
B. H2O, giấy quỳ tím.
C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.
D. dung dịch HCl, giấy quỳ tím.
Câu 5: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. số gam chất tan tan trong 100 gam nước.
B. số gam chất tan tan trong 100 gam dung môi.
C. số gam chất tan tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. số gam chất tan tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Câu 6: Dãy hợp chất gồm các chất thuộc loại muối là:
A. Na2O, CuSO4, KOH
B. CaCO3, MgO, Al2(SO4)3
C. CaCO3, CaCl2, FeSO4
D. H2SO4, CuSO4, Ca(OH)2
II. TỰ LUẬN
Câu 7: Viết phương trình hóa học biểu diễn dãy biến hóa sau:
a) S → SO2 → H2SO3
b) Ca → CaO → Ca(OH)2
Câu 8: Ở 20ºC, hòa tan 60 gam KNO3 vào 190 gam H2O thì thu được dung dịch bão hòa. Hãy tính độ tan của KNO3, ở nhiệt độ đó.
Câu 9: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than (chứa 95% cacbon). Những tạp chất còn lại không cháy được.
(Biết H=1, C=12, O=16, Fe=56, K=39, N=14).
Đáp án và hướng dẫn giải
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: chọn C
Chỉ có oxit kim loại (K2O, BaO, CaO) tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng.
Câu 2: chọn C
Chỉ có những oxit axit mới tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit tương ứng.
Câu 3: chọn B
Chỉ có 5 bazơ tan trong nước tạo ra dung dịch bazơ là: LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.
Câu 4: chọn B
Cho nước lần lượt vào các chất rắn. Chất rắn không tan là FeO, các chất còn lại tan. P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Nhúng quỳ tím vào các dung dịch thu được:
+) Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là sản phẩm của P2O5
+) Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là Ba(OH)2
+) Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO3
Câu 5: chọn D
Câu 6: chọn C
Muối là hợp chất hóa học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
II. TỰ LUẬN
Câu 7:
Câu 8: Cứ 190 gam H2O hòa tan hết 60 gam KNO3 tạo dung dịch bão hòa
100 gam H2O hòa tan hết x gam KNO3.
Câu 9: Khối lượng C có trong 1 tấn than là:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 2)
I. TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một trong các chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Phương pháp chứng cất được dung để tách một hỗn hợp gồm:
A. nước với muối ăn
B. nước với rượu
C. cát với đường
D. bột sắt với lưu huỳnh
Câu 2: Cho các công thức hóa học của một số chất như sau: oxi O2, bạc clorua AgCl, magie oxit MgO, kim loại đồng Cu, kali nitrat KNO3, natri hidroxit NaOH.
Trong các chất trên có mấy đơn chất, mấy hợp chất?
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất
B. 1 đơn chất và 5 hợp chất
C. 4 đơn chất và 2 hợp chất
D. 2 đơn chất và 4 hợp chất
Câu 3: hai nguyên tử khác nhau, muốn có cùng kí hiệu hóa học phải có tính chất:
A. cùng số elctron trong nhân
B. cùng số nowtron trong nhân
C. cùng số proton trong nhân
D. cùng khối lượng
Câu 4: Từ công thức hóa học K2CO3 cho biết ý nào đúng?
Hợp chất trên do 3 đơn chất K, C, O tạo nên.
Hợp chất trên do 3 nguyên tố K, C, O tạo nên.
Hợp chất trên có phân tử khối 138 đvC (K=39, c=12, O=16).
Hơp chất trên là hỗn hợp 3 chất kali, cacbon, oxi.
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 1, 4
D. 2, 3
Câu 5: Theo hóa trị của sắt trong Fe2O3, hãy chọn công thức hóa học đúng của hợp chất gồm Fe liên kết với nhóm nguyên tử SO4(II).
A. Fe2(SO4)3
B. FeSO4
C. Fe3(SO4)2
D. Fe2SO4
Câu 6: Phải lấy bao nhiêu gam kim loại sắt để có số nguyên tử nhiều gấp 2 lần số nguyên tử có trong 8 gam lưu huỳnh?
A. 29 gam
B. 28 gam
C. 28,5 gam
D. 56 gam
II. TỰ LUẬN
Câu 7:
Tính hóa trị của nguyên tố P trong hợp chất P2O5.
Lập công thức hóa học và tính khối lượng mol của hợp chất gồm Al(III) lien kết với nhóm SO4(II). (Al=27, S=32, O=16)
Câu 8: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
Al + O2 −to→ Al2O3
P2O5 + H2O H3PO4
KClO3 −to→ KCl + O2
Na + H2O → NaOH + H2
H2 + Fe2O3 −to→ Fe + H2O
Mg + HCl → MgCl2 + H2
Hãy chọn hệ số và viết thành phương trình hóa học.
Câu 9: Tìm khối lượng của 1,8.1023 phân tử CO2 và cho biết lượng chất trên chiếm thể tích bao nhiêu ml (đo ở đktc)? (C=12, O=16)
Đáp án và hướng dẫn giải
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: chọn B
Hướng dẫn: Phương pháp chưng cất dung để tách hai chất lỏng ra khỏi nhau (nhiệt độ sôi khác nhau nhiều).
Câu 2: chọn D
Hướng dẫn: +) Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
+) Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
Câu 3: chọn C
Câu 4: chọn D
Câu 5: chọn A
Hướng dẫn: +) Từ Fe2O3 → Fe có hóa trị III.
+) Fex(SO4)y. Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:
III.x = II.y → x/y=II/III=2/3
→ CTHH: Fe2(SO4)3.
Câu 6: chọn B
Hướng dẫn: Ta có: nS = 8/32 = 0,25 (mol)
Số nguyên tử Fe = 2 x số nguyên tử S
nFe = 2 x nS = 2 x 0,25 = 0,5 (mol)
MFe = 0,5 x 56 = 28 (gam)
II. TỰ LUẬN
Câu 7:
Gọi t là hóa trị của P trong P2O5
Theo quy tắc hóa trị: 2 x t = 5 x II → t = V
Alx(SO4)y
Theo quy tắc hóa trị: x.III = y.II → x/y = II/III= 2/3
x=2, y=3 → CTHH: Al2(SO4)3
M = 27.2 + (32 + 16.4).3 = 342 (gam)
Câu 8:
4Al + 3O2 −to→ 2Al2O3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2 ↑
Na + H2O → NaOH + 1/2 H2 ↑
3H2 + Fe2O3 −to→ 2Fe + 3H2O
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
Câu 9: Ta có: nCO2= (1,8.1023)/(6.1023) = 0,3 (mol)
mCO2=0,3 x 44=13,2 (gam)
Và VCO2= 0,3 x 22,4 = 6,72 (lit) = 6720 (ml)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 3)
I. TRẮC NGHIỆM
Học sinh hãy chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hòa về điện vì:
A. số p = số n
B. số n = số e
C. số e = số p
D. tất cả đều đúng
Câu 2: Công thức hóa học nào sau đây viết đúng?
A. NaO2
B. CO3
C. AgO
D. Al2O3
Câu 3: Khi thổi hơi thở nhẹ vào ống nghiệm đựng nước vôi trong, hiện tượng quan sát được là:
A. sủi bọt khí
B. nước vôi trong bị đục
C. nước vôi trong vẫn trong suốt
D. nước vôi trong chuyển sang màu hồng
Câu 4: Phương trình hóa học dung để biểu diễn ngắn gọn:
A. một phân tử
B. kí hiệu hóa học
C. công thức hóa học
D. phản ứng hóa học
Câu 5: Hai chất khí khác nhau có cùng 1 mol, được đo ở cùng điều kiên nhiệt độ và áp suất như nhau thì thể tích của hai chất khí này như thế nào?
A. bằng nhau
B. bằng nhau và bằng 22,4 lít
C. khác nhau
D. không thể xác định được
Câu 6: Công thức hóa học của một chất cho ta biết:
A. Phân tử khối của chất.
B. Các nguyên tố cấu tạo nên chất.
C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Phân tử khối của canxi cacbonat CaCO3 và sắt(III) sunfat Fe2(SO4)3 lần lượt là:
A. 197 và 342
B. 100 và 400
C. 197 và 234
D. 400 và 100
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
_____ là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là _____, còn _____ mới sinh ra gọi là _____. Trong úa trình phản ứng, lượng chất _____ giảm dần, còn lượng chất_____ tang dần.
Câu 2: Tính khối lượng của:
0,15 mol CuSO4 (Cho Cu=64, S=32, O=16)
5,6 lít khí CO2 (đktc) (Cho C=12, O=16)
Câu 3: Hãy lập các phương trình hóa học sau đây:
Fe + Cl2 −to→ FeCl3
P2O5 + H2O → H3PO4
CO2 + KOH → K2CO3 + H2O
Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohidric HCl có chứa 7,3 gam HCl (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch muối kẽm clorua và 0,2 gam khí hidro.
Lập công thức hóa học của muối kẽm clorua. Biết kẽm clorua do hai nguyên tố là Zn và Cl tạo ra.
Tính khối lượng muối kẽm clorua tạo thành.
Đáp án và hướng dẫn giải
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: chọn C
Hướng dẫn: Số proton mang điện dương và số electron mang điện âm.
Câu 2: chọn D
Hướng dẫn: Áp dụng quy tắc hóa trị để suy ra công thức đúng.
Câu 3: chọn B
Hướng dẫn: Trong hơi thở có khí CO2 nên làm đục nước vôi trong theo phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 4: chọn D
Câu 5: chọn A
Hướng dẫn: Các khí khác nhau được ở cùng điều kiện về: nhiệt độ và áp suất thì có cùng số mol => thể tích bằng nhau.
Câu 6: chọn D
Câu 7: chọn B
Hướng dẫn: +) CaCO3 : 40 + 12 + 16 x 3 = 100 đvC
+) Fe2(SO4)3 : 56 x 2 + (32 + 16 x 4) x 3 = 400 đvC
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng, còn chất mới sinh ra gọi là sản phẩm. Trong quá trinh phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, còn lượng chất sản phẩm tang dần.
a) Khối lượng của CuSO4: m = n.M = 0,15.160 = 24 (gam)
b) Số mol CO2: n =V/22,4= 5,6/22,4 = 0,25 (mol)
Khối lượng của CO2: m = n.M = 0,25.44 = 11 (gam)
Câu 2: Các phương trình hóa học :
2Fe + 3Cl2 −to→ 2FeCl3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Câu 3:
a) Lập công thức hóa học của muối kẽm clorua: ZnCl2
b) Khối lượng muối ZnCl2 = 6,5 + 7,3 – 0,2 = 13,6 (gam)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 4)
I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn chữ cái cho câu trả lời.
Câu 1: Trong công thức hóa học nào dưới đây sắt có hóa trị III?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeO hoặc Fe3O4
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là biến đổi hóa học?
A. Nước đá tan chảy
B. Muối ăn tan trong nước tạo thành nước muối
C. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
D. Sắt bị gỉ sét tạo thành sắt oxit
Câu 3: Ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, số mol bất kì chất khí nào cũng có thể tích:
A. bằng nhau
B. 22 lít
C. 22,4 lít
D. 24 lít
Câu 4: Hợp chất là những chất tạo nên:
A. từ một chất duuy nhất
B. từ một nguyên tố hóa học
C. từ nhiều chất khác nhau
D. từ hơn một nguyên tố hóa học
Câu 5: Trong công thức hóa học của hidro sunfat H2S và khí sunfurơ SO2, hóa trị của lưu huỳnh lần lượt là:
A. I và II
B. II và IV
C. IV và II
D. đều là II
Câu 6: Dãy nguyên tố hóa học nào dưới đây đều là kim loại?
A. Fe, Cu, Al
B. Fe, S, Cu
C. Fe, C, Al
D. Fe, Cu, H
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng háo học sau:
Na + Cl2 −to→ NaCl
SO2 + O2 −to→ SO3
Fe + HCl → FeCl2 + H2
Al(OH)3 −to→ Al2O3 + H2O
Câu 2: Tính số mol trong các hợp chất sau:
8 gam đồng oxit (CuO).
300 gam sắt (III) sunfat (Fe2(SO4)3).
Ở điều kiện tiêu chuẩn, hãy tính thể tích của:
2 mol khí hidro.
16 gam khí oxi.
Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố hóa học:
S=32, O=16, Cu=64, Fe=56.
Câu 3: Áp dụng công thức tính tỉ khối, hãy tính:
Tỉ khối của khí oxi (O2) đối với khí hidro (H2).
Khối lượng mol khí A có tỉ khối đối với không khí là 2,207.
Câu 4: Đốt cháy 24 gam magie (Mg) với oxi (O2) trong không khí thu được 40 gam magie oxit (MgO). Phản ứng hóa học có phương trinh chữ như sau:
Magie + oxi → magie oxit
Lập phương trình hóa học và viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng khí oxi đã phản ứng
Đáp án và hướng dẫn giải
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: chọn B
Hướng dẫn: +) FeO : a x 1 = II x 1 → a = II (loại)
+) Fe2O3 : b x 2 = II x 3 → b = III (nhận)
+) Fe3O4 : c x 3 = II x 4 → c = 8/3 (loại)
Câu 2: chọn D
Hướng dẫn: Quá trình biễn đổi chất này thành chất khác gọi là hiện tượng hóa học.
Câu 3: chọn A
Câu 4: chọn D
Hướng dẫn: Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
Câu 5: chọn B
Hướng dẫn: +) Trong H2S: I x 2 = a x 1 → a = II
+) SO2: b x 1 = II x 2 → b = IV
Câu 6: chọn A
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Cân bằng các phản ứng hóa học:
2Na + Cl2 −to→ 2NaCl
2SO2 + O2 −to→ 2SO3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
2Al(OH)3 −to→ Al2O3 + 3H2O
Câu 2: Tính số mol trong các lượng chất:
8 gam đồng oxit: n = m/M= 8/80 = 0,1 (mol)
300 gam Fe2(SO4)3: n = m/M= 300/400 = 0,75 (mol)
2 mol khí hidro: V = n.22,4 = 2.22,4 = 44,8 (lít)
16 gam khí oxi: n = m : M = 16 : 32 = 0,5 (mol)
V = n.22,4 = 0,5.22,4 = 11,2 (lít)
Câu 3: Áp dụng công thức tính tỉ khối, ta có:
Tỉ khối của khí oxi (O2) đối với khí hidro (H2):
Khối lượng mol khí A có tỉ khối với không khí là 2,207:
dA/kk = MA/29 → MA = d.29 = 2,207.29 = 64 (gam)
Câu 4:
Lập phương trình hóa học và viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng: 2Mg + O2 → 2MgO
mMg+ mO2= mMgO
Khối lượng oxi phản ứng: mO2= mMgO- mMg= 40 – 24 = 16 (gam)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 5)
I. TRẮC NGHIỆM
Hãy khhoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1: Hãy chọn câu phát biểu đúng.
A. Nguên tử là những hạt vô cùng nhỏ gồm proton mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm.
B. Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử tạo bởi các electron mang điện tích âm.
C. Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton, nowtron, electron.
D. Trong mỗi nguyên tử số proton bằng số electron cộng với số nowtron.
Câu 2: Cho các chất có công thức hóa học như sau:
1. O2 2. O3 3. CO2 4. Fe2O3 5. SO2 6. N2 7. H2O
Nhóm chỉ gồm các hợp chất là:
A. 1, 3, 5, 7
B. 2, 4, 6, 5
C. 2, 3, 5, 6
D. 3, 4, 5, 7
Câu 3: Một bình chứa hỗn hợp khí X gồm 1,12 lít khí oxi và 2,24 lít khí cacbon đioxit ở đktc. Tổng số mol các khí trong hỗn hợp khí X là:
A. 0,25
B. 0,5
C. 0,15
D. 0,20
Câu 4: Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với nhóm SO4 có hóa trị II là X2(SO4)3. Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố Y với hidro là H3Y.
Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X và nguyên tố Y là:
A. XY2
B. XY3
C. XY
D. X2Y3
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 12,8 gam đồng (Cu) trong bình chứa oxi (O2) thu được 16 gam đồng (II) oxit (CuO). Khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là:
A. 6,4 gam
B. 4,8 gam
C. 3,2 gam
D. 1,67 gam
Câu 6: Khối lượng của 0,5 mol Mg và 0,3 mol CO2 tương ứng là:
A. 10 gam Mg; 12 gam CO2
B. 13 gam Mg; 15 gam CO2
C. 12 gam Mg; 13,2 gam CO2
D. 14 gam Mg; 14,5 gam CO2
(Cho Mg = 24; O = 16; C = 12).
Câu 7: Hãy điền các hệ số vào trước các công thức hóa học của các chất thích hợp để được các phương trình hóa học đúng.
___Al + ___H2SO4 → Al2(SO4)3 + ___H2
A. 2, 3, 1, 3
B. 3, 2, 1, 3
C. 2, 2, 1, 3
D. 2, 3, 3, 1
Câu 8: Thể tích hỗn hợp khí gồm 0,5 mol CO2 và 0,2 mol O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 11,2 lít
B. 22,4 lít
C. 4,48 lít
D. 15,68 lít
II. TỰ LUẬN
Câu 9:
1) Tính khối lượng của hỗn hợp khí ở đktc gồm 2,24 lít SO2 và 3,36 lít O2.
2) Tính thể tích ở đktc của một hỗn hợp khí gồm 4,4 gam CO2 và 3,2 gam O2.
3) Tính số mol chứa trong 3.1023 phân tử nước.
Câu 10: Phản ứng hóa học xảy ra khi cồn cháy (đèn cồn trong phòng thí nghiệm) là
Rượu etylic (C2H5OH) + oxi cacbonic (CO2) + nước
1) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
2) Cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng hóa học.
3) Tính tỉ lệ về khối lượng giữa các chất trong phản ứng hóa học.
4) Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hết 4,6 gam rượu etylic và thể tích khí cacbonic tạo thành ở điều kiện tiêu chuẩn.
Đáp án và hướng dẫn giải
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: chọn B
Câu 2: chọn D
Câu 3: chọn C
Hướng dẫn: nO2= 1,12/22,4 = 0,05 (mol)
nCO2= 2,24/22,4 = 0,1 (mol)
nhhX = nO2+ nCO2= 0,05 + 0,1 = 0,15 (mol)
Câu 4: chọn C
Hướng dẫn: * X2(SO4)3 : a x 2 = II x 3 → a = III
* H3Y : I x 3 = b x 1 → b = III → CTHH: XY
Câu 5: chọn C
Hướng dẫn: Áp dụng ĐLBTKL, ta có:
mCu+ mO2= mCuO→ mO2= mCuO- mCu= 16 – 12,8 = 3,2 (gam)
Câu 6: chọn C
Hướng dẫn: +) mMg = 0,5.24 = 12 (gam)
+) mCO2= 0,3.44 = 13,2 (gam)
Câu 7: Hướng dẫn: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑. Chọn A
Câu 8: chọn D
Hướng dẫn: Vhh = (0,5+0,2) x 22,4 = 15,68 (lít)
II. TỰ LUẬN
Câu 9:
Câu 10:
C2H5OH + 3O2 −to→ 2CO2 + 3H2O (1)
Tỉ lệ số phân tử C2H5OH: số phân tử O2: số phân tử CO2: số phân tử H2O = 1 : 3 : 2 : 3
mC2H5OH ∶ mO2 ∶ mCO: mH2O = 46 : (3x32) : (2x44) : (3x18)
= 46 : 96 : 88 : 54
Ta có : nC2H5OH= 4,6/46 = 0,1 (mol)
Từ (1) → nCO2=0,2 (mol) → VCO2= 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
Từ (1) → nO2= 0,3 (mol) → VO2= 0,3.22,3 = 6,72 (lít)
Xem thêm bộ đề thi Hóa học lớp 8 có đáp án, hay khác:
- Top 4 Đề thi Hóa học lớp 8 Giữa kì 1 có đáp án
- Top 4 Đề thi Hóa học lớp 8 Giữa kì 2 có đáp án
- Top 5 Đề thi Hóa học 8 Học kì 2 có đáp án
Tổng hợp Bộ đề thi Hóa học lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Hóa học của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều