Kiến thức trọng tâm Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển



Kiến thức trọng tâm Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 10.

A. Lý thuyết bài học

I. Sóng biển

- Khái niệm: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Phân loại: sóng bạc đầu, sóng thần.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,... Còn sóng thần là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

- Tác hại: Sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp.

II. Thủy triều

- Khái niệm: Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển

Hình 16.1. Chu kì tuần trăng

- Đặc điểm:

   + Triều cường khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp).

Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển

Hình 16.2. Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất vào các ngày “triều cường” (dao động thủy triều lớn nhất)

   + Triều kém khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch).

Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển

Hình 16.3. Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém” (dao động thủy triều nhỏ nhất)

- Nguyên nhân: Chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

III. Dòng biển

- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Phân loại: Các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh.

Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển

Hình 16.4. Các dòng biển trên thế giới

- Đặc điểm:

   + Dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.

   + Dòng biển lạnh thường xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.

   + Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.

   + Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.

   + Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.

   + Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Sóng biển là

A. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

B. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.

C. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.

D. sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau.

Lời giải:

Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

A. dòng biển

B. gió thổi

C. động đất, núi lửa

D. bão

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do gió, gió càng mạnh, sóng càng to.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Thủy triều được hình thành do

A. Sức hút của thiên thể trong hệ Mặt Trời, chủ yếu là sức hút của Mặt Trời.

B. Sức hút của mặt trời và Mặt Trăng, trong đó sức hút của Mặt Trời là chủ yếu.

C. Chủ yếu do sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.

D. Sức hút của các thiên thể trong hệ Mặt Trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.

Lời giải:

Nguyên nhân: thủy triều được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Dao động thủy chiều lớn nhất khi

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 1200.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 450.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 900.

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.

Lời giải:

Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng → sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường, (diễn ra vào ngày 1 và 15 hàng tháng: không trăng, trăng tròn).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Dao động thủy triều nhỏ nhất khi

A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 1200.

B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 450.

C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 900.

D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.

Lời giải:

Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời năm vuông góc với nhau → sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất giảm (nhỏ nhất) nên thuỷ triều nhỏ nhất, gọi là triều kém (diễn ra vào thời kì thượng huyền và hạ huyền (trăng khuyết): ngày 8 và 23)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: “Thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h” là đặc điểm của loại sóng nào sau đây:

A. sóng thần

B. sóng bạc đầu

C. sóng nội

D. sóng triều

Lời giải:

Sóng thần là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Nguyên nhân hình thành sóng thần là

A. gió biển

B. lực hấp dẫn của các thiên thể

C. động đất, núi lửa

D. hoạt động của bão

Lời giải:

Nguyên nhân hình thành sóng thần là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?

A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.

B. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.

C. Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.

D. Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bở đông các đại dương chảy về phía cực.

Lời giải:

- Các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương, chảy về xích đạo.

⇒ + Nhận xét A : các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các lục địa là không đúng → loại

+ Nhận xét B: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo

-> B đúng

- Nhận xét C: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực ⇒ là sự phân bố của dòng biển nóng ⇒ loại

- Nhận xét D: Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bờ đông các đại dương chảy về phía cực ⇒ không đúng → loại

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng hiện tượng nào sau đây?

A. sóng biển

B. dòng biển

C. thủy triều

D. lũ lụt

Lời giải:

Sông Bạch Đằng đổ ra vùng biển khu vực vịnh Bắc Bộ - nơi có chế độ nhật triều điển hình ở nước ta (một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống)

⇒ Lúc nước triều rút, mực nước sông hạ thấp, Ngô Quyền đặt các chông nhọn xuống lòng sông. Triều lên, nước biển dâng → cọc chông bị nước bao phủ (do sông nhiều phù sa nên nước đục). Thuyền quân địch tiến vào khi triều lên, lúc rút quân gặp triều xuống, các chông gai lộ ra và chọc thủng thuyền địch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Nguyên nhân hình thành thủy triều là do

A. sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

B. trọng lực của Trái Đất

C. sóng ngầm dưới đáy đại dương

D. gió biển

Lời giải:

Nguyên nhân hình thành thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên