Kiến thức trọng tâm Địa Lí 10 Bài 32: Địa Lí các ngành công nghiệp (tiếp)



Kiến thức trọng tâm Địa Lí 10 Bài 32: Địa Lí các ngành công nghiệp (tiếp)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 10 Bài 32: Địa Lí các ngành công nghiệp (tiếp) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 10.

A. Lý thuyết bài học

I. Công nghiệp năng lượng

II. Công nghiệp luyện kim (thuộc chương trình giảm tải)

III. Công nghiệp cơ khí (thuộc chương trình giảm tải)

IV. Công nghiệp điện tử - tin học

1. Vai trò

- Là một ngành công nghiệp trẻ.

- Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Địa Lí 10 Bài 32: Địa Lí các ngành công nghiệp (tiếp)

Hình 32.5. Sản xuất linh kiện điện tử - tin học

2. Cơ cấu

- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm).

- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,...).

- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa,...).

- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại,…).

3. Đặc điểm sản xuất và phân bố

- Đặc điểm sản xuất:

   + Ít gây ô nhiễm môi trường.

   + Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng.

   + Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

V. Công nghiệp hóa chất (thuộc chương trình giảm tải)

VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

1. Vai trò

- Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống.

- Nâng cao trình độ văn minh.

2. Cơ cấu, đặc điểm sản xuất và phân bố

- Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...

- Đặc điểm sản xuất:

   + Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.

   + Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản,...

   + Cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

   + Có khả năng xuất khẩu.

- Phân bố: Chủ yếu ở các nước đang phát triển.

Địa Lí 10 Bài 32: Địa Lí các ngành công nghiệp (tiếp)

Hình 32.6. Công nghiệp may mặc và sản xuất giày da

3. Ngành công nghiệp dệt may

- Vai trò:

   + Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc.

   + Thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ,...

VII. Công nghiệp thực phẩm

1. Vai trò

- Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

- Tiêu thụ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,…

- Làm tăng giá trị của sản phẩm.

- Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

2. Cơ cấu, đặc điểm và phân bố

- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

- Đặc điểm: Sản phẩm đa dạng, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh,...

- Phân bố: Ở tất cả các nước trên thế giới.

Địa Lí 10 Bài 32: Địa Lí các ngành công nghiệp (tiếp)

Hình 32.7. Công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Hoa Kì, Nhật Bản, EU là các quốc gia và khu vực đứng đầu thế giới về lĩnh vực

A. công nghiệp điện tử - tin học.

B. khai thác than.

C. Khai thác dầu.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/127, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học?

A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ.

B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.

D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/127, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Ô tô, máy may là sản phẩm của ngành nào dưới đây?

A. Cơ khí thiết bị toàn bộ.

B. Cơ khí máy công cụ.

C. Cơ khí hàng tiêu dùng.

D. Cơ khí chính xác.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/128, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi

A. Việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển.

B. Thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.

C. Lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

D. Nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Ngành nào sau đây có thể phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

A. Cơ khí máy công cụ.

B. Cơ khí hàng tiêu dùng.

C. Cơ khí chinh xác.

D. Cơ khí thiết bị toàn bộ.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/128, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không chịu ảnh hưởng nhiều bởi

A. nguyên liệu.

B. thị trường.

C. Lao động.

D. chi phí vận tải.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản là guyên liệu chủ yếu của công nghiệp: A. Công nghiệp thực phẩm. B. Công nghiệp điện tử - tin học. C. Công nghiệp luyện kim. D. Công nghiệp năng lượng.

Đáp án A. Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành

A. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.

B. Khai thác khoáng sản, thủy sản.

C. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

D. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay phân bố ở

A. Châu Âu và châu Á.

B. Mọi quốc gia trên thế giới.

C. Châu Phi và châu Mĩ.

D. Châu Đại Dương và châu Á.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới?

A. Dệt may.

C. Giày da.

B. Thực phẩm.

D. Nhựa, thủy tinh.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Ngành công nghiệp nào sau đây thường được phát triển ở nơi có dân cư đông:

A. Cơ khí.

C. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Hóa chất.

D. Năng lượng.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của một nước?

A. Công nghiệp cơ khí.

B. Công nghiệp hóa chất.

C. Công nghiệp điện tử - tin học.

D. Công nghiệp năng lượng.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/127, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Ngành công nghiệp mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới là:

A. Dệt.

C. Cơ khí.

B. Năng lượng.

D. Hóa chất.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/129, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học?

A. Ít gây ô nhiễm môi trường.

B. Không chiếm diện tích rộng.

C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.

D. Không yêu cầu cao về trình độ lao động.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/127, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:

A. Luyện kim.

B. Cơ khí.

C. Hoá chất.

D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/128, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở mọi quốc gia trên thế giới?

A. Công nghiệp thực phẩm.

B. Công nghiệp điện tử - tin học.

C. Công nghiệp luyện kim.

D. Công nghiệp năng lượng.

Đáp án A.

Giải thích: Công nghiệp thực phẩm phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.

- Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

- Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

Công nghiệp điện tử - tin học phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nhật Bản, EU….

Câu 17: Ý nào sau đây không khải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học?

A. Gây ô nhiễm môi trường không khí.

B. Không chiếm diện tích rộng.

C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.

D. Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

Đáp án A.

Giải thích: Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học

- Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước

- Không chiếm diện tích rộng

- Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

=> Nhận xét: Gây ô nhiễm môi trường không khí là sai.

Câu 18: Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp?

A. Cơ khí.

B. Hóa chất.

C. Dệt may.

D. Chế biến thực phẩm.

Đáp án D.

Giải thích: Công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản => Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với nông nghiệp.

Câu 19. Các ngành công nghiệp như dệt may, giầy da, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở khu vực nào dưới đây?

A. Khu vực thành thị.

B. Khu vực nông thôn.

C. Khu vực ven thành phố lớn.

D. Khu vực tâp trung đông dân cư.

Đáp án D.

Giải thích: Các ngành công nghiệp như dệt may, giầy da, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở khu vực tâp trung đông dân cư.

Câu 20: Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với ngành

A. giao thông vận tải.

B. thương mại.

C. du lịch.

D. nông nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: Công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản => Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thường gắn chặt với nông nghiệp

Câu 21: Sự phân bố của ngành công nghiệp nào sau đây không phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí nguồn nguyên liệu

A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

B. Công nghiệp điện tử - tin học.

C. Công nghiệp khai thác khoáng sản.

D. Công nghiệp luyện kim.

Đáp án B.

Giải thích: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu => vì vậy chúng thường phân bố gần vùng nguyên liệu để thuận tiện cho hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu từ nơi khai thác đến các nhà máy chế biến.

- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu ngành nông nghiệp -> phân bố gần các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các trang trại chăn nuôi, vùng trọng điểm lương thực, đánh bắt tôm cá..

- Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố gần các mỏ khoáng sản.

- Công nghiệp luyện kim sử dụng nguyên liệu từ các mỏ quặng kim loại, phi kim -> phân bố gần nơi khai thác.

=> Loại trừ đáp án A, C, D.

- Công nghiệp điện tử - tin học là ngành công nghệ cao, chủ yếu sử dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại và chất xám để tạo ra sản phẩm => Công nghiệp điện tử - tin học không phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí nguyên liệu.

Câu 22. Vì sao ngành công nghiệp cơ khí được xem là quả tim của công nghiệp nặng?

A. Cung cấp các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.

B. Cung cấp nguyên nhiên liệu cho tất cả các ngành kinh tế.

C. Có giá trị xuất khẩu.

D. Tạo được công ăn việc làm cho phần lớn người lao động.

Đáp án A.

Giải thích: Nguyên nhân ngành công nghiệp cơ khí được xem là quả tim của công nghiệp nặng vì ngành công nghiệp cơ khí cung cấp các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.

Câu 23. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến cho ngành công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển?

A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

B. Có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công.

C. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông.

D. Có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển là vì có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 24: Ngành công nghiệp nào sau đây có quy luật phân bố khác biệt nhất trong các ngành công nghiệp được nêu ra?

A. Công nghiệp thực phẩm.

B. Công nghiệp điện tử - tin học.

C. Công nghiệp năng lượng.

D. Công nghiệp luyện kim.

Đáp án B.

Giải thích: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, năng lượng, công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu => vì vậy chúng thường phân bố gần vùng nguyên liệu để thuận tiện cho hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu từ nơi khai thác đến các nhà máy chế biến.

- Công nghiệp điện tử - tin học là ngành công nghệ cao, chủ yếu sử dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại và chất xám để tạo ra sản phẩm

Câu 25. Công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì

1. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

2. Có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công.

3. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông.

4. Có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

Các ý trên có tất cả bao nhiêu ý đúng?

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu ngành công nghiệp dệt thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển là do có nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú; có lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên