Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông



Kiến thức trọng tâm Lịch sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Lịch sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch sử 10.

A. Lý thuyết bài học

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông

- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.

- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn, dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông như:

  + Ai Cập: sông Nin

  + Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ phơ rát

  + Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng

  + Trung Quốc: sông Hòang Hà và Trường Giang.

- Khoảng 3500-2000 năm TCN, cư dân cổ Tây Á, Ai Cập biết sử dụng đồng thau, công cụ bằng đá, tre và gỗ.

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Làm gốm

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Dẫn nước vào ruộng

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Thương nghiệp

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Chăn nuôi

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại

Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời:

  + Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.

  + Các công xã kết hợp thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.

  + Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.

  + Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.

  + Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.

3. Xã hội cổ đại phương Đông

- Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.

- Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang bằng sự bóc lột.

- Nô lệ, thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Bức tranh mô tả cuộc sống lao động thường ngày ở Ai cập cổ

4. Chế độ chuyên chế cổ đại

- Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, Ti gơ rơ và Ơ phơ rát, sông Ấn, Hằng, Hoàng Hà.

- Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu thủy lợi.

- Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.

- Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là En xi (người đứng đầu),Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng (Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

5. Văn hóa cổ đại phương Đông

a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

- Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng --> Thiên văn --> nông lịch.

- Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

b. Chữ viết

- Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

- Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.

- Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.

- Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Chữ tượng hình Ai Cậo cổ

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Giấy papyrus

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Cây papyrus

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Chữ viết trên mai rùa.

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Chữ giáp cốt

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Thẻ tre

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Chữ viết trên đá huyền thạch

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Chữ viết trên xương thú

c. Toán học

- Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống:

- Ban đầu chữ số là những vạch đơn giản: người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16

- Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, người - Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng kể cả số 0 là công của người Ấn Độ.

- Đã để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

11111111111Người Ai Cập cổ đại nghĩ ra phép đếm từ 1 đến 10, Pi=3,16. và giỏi về hình học.

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Số 1 đến 9 và số 0 là công của người Ấn Độ cổ đại.

d. Kiến trúc

Phát triển phong phú

  + Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba bi lon ở Lưỡng hà …

  + Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Cổng I-sơ-ta thành Ba-by-lon ở Lưỡng Hà

Lịch Sử 10 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương đông

Kim tự Tháp- Ai cập

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở

A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.

B. Vùng ven biển Địa Trung Hải.

C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

D. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và vùng ven biển Địa Trung Hải.

Đáp án: C

Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

Đáp án: D

Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng từ thiên niên kỉ IV-III TCN.

B. Khoảng 3000 năm TCN.

C. Cách đây khoảng 4000 năm.

D. Cách đây khoảng 3000 năm.

Đáp án: A

Câu 4. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.

B. Điều kiện từ nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.

D. Gồm tất các nguyên nhân trên.

Đáp án: B

Câu 5. Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

A. Đá.

B. Đồng.

C. Đồng thau, kể cả đá, tre, gỗ.

D. Sắt.

Đáp án: C

Câu 6. Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?

A. Trồng trọt, chăn nuôi.

B. Thương nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Nông nghiệp và những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Đáp án: D

Câu 7. Cư dân cổ đại phương Đong vẫn lấy nghề gốc là

A. Nghề nông.

B. Chăn nuôi gia súc.

C. Buôn bán.

D. Thủ công nghiệp.

Đáp án: A

Câu 8. Điều kiện tự nhiên và phương thức gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc

A. Khai phá đất đai, trị thủy, làm thủy lợi.

B. Chăn nuôi đại gia súc.

C. Buôn bán đường biển.

D. Sản xuất thủ công nghiệp.

Đáp án: A

Câu 9. Nhà nước cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu?

A. Ai Cập (Bắc Phi).

B. Lưỡng Hà (Tây Á).

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc.

Đáp án: A

Câu 10. Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Trung Quốc; 2. Ai Cập; 3. Ấn Độ; 4. Lưỡng Hà.

A. 1,2,4,3.

B. 2,4,3,1.

C. 2,4,1,3.

D. 2,3,4,1.

Đáp án: B

Câu 11. Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về sự hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông.

1. Sông Nin

2. Hoàng Hà, Trường Giang

3. Sông Tigoro và Ophorat

4. Sông Ấn, sông Hằng

A, Ấn Độ

B, Lưỡng Hà

C, Ai Cập

D, Trung Quốc

A. 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a.

B. 1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – a.

C. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

D. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

Đáp án: B

Câu 12. Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng

A. Thị tộc.       B. Bộ lạc.

C. Công xã.      D. Nôm.

Đáp án: C

Câu 13. Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở

A. Liên kết các thị tộc.

B. Liên kết các bộ lạc.

C. Liên kết các công xã.

D. Liên kết, chinh phục tất cả các nôm.

Đáp án: D

Câu 14. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

B. Vua, quý tộc, nô lệ.

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Đáp án: D

Câu 15. Đối tượng nào không thuộc tầng lớp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Quý tộc, quan lại.

B. Tăng lữ.

C. Chủ ruộng đất.

D. Thương nhân.

Đáp án: D

Câu 16. Ý nào không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?

A. Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội.

B. Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

C. Được coi là “công cụ biết nói”.

D. Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

Đáp án: C

Câu 17. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. Nông dân công xã.

B. Nô lệ.

C. Thợ thủ công.

D. Thương nhân.

Đáp án: A

Câu 18. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. Nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.

B. Nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng.

C. Nhu cầu phát triển kinh tế.

D. Nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.

Đáp án: A

Câu 19. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của

A. Nhà nước độc tài quân sự.

B. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D. Nhà nước dân chủ tập quyền.

Đáp án: C

Câu 20. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nhà vua ở phương Đông cổ đại.

A. Đại diện cho thần thánh dưới trần gian.

B. Là Thiên tử (con trời).

C. Người chủ tối cao của đất nước.

D. Người có quyền quyết định mọi chính sách và công việc.

Đáp án: B

Câu 21. Giúp việc cho vua là

A. Thừa tướng.

B. Vidia

C. Bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc.

D. Hội đồng quý tộc.

Đáp án: C

Câu 22. Bộ máy giúp việc cho vua phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ.

A. Thu thuế.

B. Chỉ đạo xây dựng các công trình công cộng.

C. Chỉ huy quân đội.

D. Cai quản đền thờ thần.

Đáp án: D

Câu 23. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại.

A. Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.

B. Do vua đứng đầu có quyền lực tối cao.

C. Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.

D. Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.

Đáp án: D

Câu 24. Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Trâm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên nói lên điều gì?

A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.

B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.

C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.

D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.

Đáp án: C

Câu 25. Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?

A. Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu.

B. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao.

C. Xuất hiện sớm nhất, dovua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao.

D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại.

Đáp án: C

Câu 26. Thiên văn học và lịch sơ khai ra đời sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông là do nhu cầu

A. Cúng tế các vị thần linh.

B. Phục vụ việc buôn bán bằng đường biển.

C. Sản xuất nông nghiệp.

D. Tìm hiểu vũ trụ, thế giới của con người.

Đáp án: C

Câu 27. Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là

A. Dương lịch.

B. Âm lịch.

C. Nông lịch.

D. Âm dương lịch.

Đáp án: C

Câu 28. Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiều loại chữ, ngoại trừ

A. Chữ tượng hình.

B. Chữ tượng ý.

C. Hệ chữ cái A, B, C.

D. Chữ hình nêm

Đáp án: B

Câu 29. Điểm hạn chế của chữ viết của người phương Đông là

A. Chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.

B. Chất liệu để viết chữ rất khó tìm.

C. Các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.

D. Chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.

Đáp án: A

Câu 30. Ý nào không phản ánh đúng nhu cầu dẫn đến sự sáng tạo toán học của người phương Đông?

A. Tính toán lại diện tích ruộng đất sau mỗi mùa nước ngập.

B. Tính toán trong xây dựng.

C. Tính toán các khoản nợ nần.

D. Tính toán lỗ lãi trong buôn bán nô lệ.

Đáp án: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên