Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
- Giải Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 20 có đáp án năm 2021 mới nhất
Bài giảng: Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) - Cô Phạm Phương Linh (Giáo viên VietJack)
I. ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP – MĨ Ở ĐÔNG DƯƠNG: KẾ HOẠCH NAVA
a. Nguyên nhân thúc đẩy Pháp đề ra và thực hiện Kế hoạch Nava.
- Pháp gặp nhiều khó khăn và lâm vào thế bị động, cần nhanh chóng tìm hướng giải quyết.
- Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng chiến tranh.
- Sự lớn mạnh và ngày càng trưởng thành của bộ đội chủ lực của Việt Nam, từ năm 1950, quân đội Việt Nam luôn giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
⇒ Tháng 05/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp kế hoạch Nava nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh, “kết thúc chiến tranh trong danh dự” (sau 18 tháng).
Tướng Nava
b. Nội dung Kế hoạch Na-va:
- Bước một: Thu - Đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để “bình định” miền Trung Bộ và Nam Đông Dương.
- Bước hai: từ Thu - Đông 1954, tiến công chiến lược Bắc Bộ, cố giành thắng lợi quân sự quyết định.
⇒ Bản chất của kế hoạch Nava là tập trung binh lực nhưng luôn chứa đựng mâu thuẫn (giữa tập trung với phân tán lực lượng).
c. Thủ đoạn triển khai kế hoạch Nava.
- Xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự.
- Nâng tổng số quân ở Đông Dương lên 84 tiểu đoàn.
- Tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động.
- Càn quét, bình định vùng chiếm đóng.
- Mở rộng hoạt động biệt kích, thổ phỉ ở vùng núi phía Bắc.
d. Nhận xét về bản chất của Kế hoạch Na-va.
- Đây là kế hoạch tập trung binh lực (nhằm tiếp công chiến lược theo 2 bước) để giành lại thế chủ động chiến lược đã mất và kết thúc chiến tranh sau 18 tháng; là nỗ lực cuối cùng của Pháp và có Mĩ giúp sức.
- Kế hoạch Na-va ra đời trong bối cảnh Pháp bị động, gặp nhiều khó khăn. Trong kế hoạch Na-va đã hàm chứa nhiều mâu thuẫn giữa: chiếm đất và giữ đất, giữa tập trung và phân tán lực lượng,... do đó nó báo trước sự thất bại nặng nề của Pháp.
II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
a. Chủ trương của Đảng.
- Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954.
- Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính.
- Phương hướng chiến lược: tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
- Phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng không chắc thì kiên quyết không đánh.
Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 - 1954
b. Diễn biến.
- Tháng 12/1953, quân dân Việt Nam tấn công Lai Châu ⇒ Điện Biên Phủ là nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp.
- Tháng 12/1953, liên quân Việt – Lào tấn công Trung Lào ⇒ Xê-nô là nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.
- Tháng 1/1954, liên quân Việt – Lào tấn công Thượng Lào ⇒ Luông Phabang là nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp.
Tháng 2/1954, quân dân Việt Nam tấn công Bắc Tây Nguyên ⇒ Plây-cu là nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp.
Lược đồ hình thái chiến trường trong Đông – Xuân 1953 - 1954
c. Ý nghĩa, tác động.
- Kế hoạch Na-va của Pháp bước đầu bị phá sản.
- Việt Nam giành được quyền chủ động trên các chiến trường Đông Dương => Pháp lâm vào thế khó khăn.
- Tạo thế là lực cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam tiến lên.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
a. Hoàn cảnh lịch sử.
- Kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ bước đầu bị phá sản.
- Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tâm điểm của kế hoạch Na-va, điểm quyết chiến chiến lược với Việt Nam.
+ Điện Biên Phủ bao gồm 49 cứ điểm, chia làm 3 phân khu: phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khu Nam.
+ Quân số của Pháp tại Điện Biên Phủ khi cao nhất lên tới 162000 tên.
- Lực lượng cách mạng của Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trưởng thành.
b. Chủ trương của Đảng.
- Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
Đại tướng Vó Nguyên Giáp trình bày kế hoạch tiến công Điện Biên Phủ
c. Diến biến chính:
- Đợt 1, từ ngày 13/3 đến 17/3/1954: quân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2, từ ngày 30/3 đến 26/4/1954: quân dân Việt Nam tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh.
- Đợt 3, từ ngày 1/5 đến 7/5/1954: quân dân Việt Nam tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.
Lược đồ Chiến dịch Biện Biên Phủ
d. Kết quả, ý nghĩa:
- Tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng nhiều vùng đông dân...
- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
- Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi.
Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ
III. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG.
1. Hội nghị Giơnevơ
- Xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.
⇒ Tháng 1/1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề triều tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân Việt Nam, ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc với sự tham gia của: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Cộng hòa Nhân dân Trung hoa và các nước có liên quan ở Đông Dương.
Toàn cảnh Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương
- Việt Nam giành được thắng lợi quân sự quyết định ở Điện Biên Phủ, nhưng chưa đủ sức mạnh để kết thúc số phận của Pháp trên cả nước.
- Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường ngoan cố của Pháp và Mĩ ⇒ 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
Thứ trưởng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương
2. Hiệp định Giơnevơ
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương bao gồm các văn bản:
- Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị.
- Một số văn bản phụ khác,...
* Nội dung:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tham chiến thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
* Ý nghĩa:
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.
- Buộc Pháp phải rút quân về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Hạn chế:
- Là thắng lợi lớn nhưng, chưa trọn vẹn (Việt Nam tạm thời bị chia cắt, Mĩ không kí hiệp định để tìm cách phá hoại cách mạng Việt Nam,...).
- Thời gian ngừng bắn để chuyển giao khu vực quá lâu (300 ngày), tạo điều kiện cho Mĩ thực hiện âm mưu chống phá.
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Toàn dân, toàn quân Việt Nam đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
- Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam.
- Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.
Xem thêm các bài Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch Sử ngắn gọn, chọn lọc, chi tiết, hay khác:
- Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
- Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
- Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
- Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều