Khoa học xã hội 8 Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)

Khoa học xã hội 8 Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)

A. Hoạt động khởi động

(Trang 23 KHXH 8 VNEN) Quan sát các hình ảnh, hãy:

- Cho biết những hình ảnh đó gợi cho em nhớ đến thời kì nào của lịch sử Việt Nam?

- Trình bày hiểu biết của em về thời kỳ lịch sử liên quan đến hình ảnh đó?

Khoa học xã hội 8 Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Những hình ảnh trên nói đến đến thời kì 1897 - 1914 của lịch sử Việt Nam.

- Đây là thời kì thực dân Pháp cai trị, tiến hành chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta.

+ Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902).

+ Ga Hà Nội- trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng năm 1900 và khánh thành năm 1902 nhằm phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước

(Trang 23 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Nêu tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời Pháp thuộc giai đoạn cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

- Nhận xét tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp trong giai đoạn này?

Khoa học xã hội 8 Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời Pháp thuộc giai đoạn cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

+ Hành chính: nước ta bị chia làm 3 kỳ là Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. Bên dưới là các tỉnh, tỉnh là huyện, châu, dưới huyện, châu là đơn vị hành chính cơ sở xã.

- Nhận xét bộ máy cai trị của thực dân Pháp:

+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở được tổ chức chặt chẽ và đều do thực dân Pháp chi phối.

+ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến, nhất là vùng nông thôn, thực dân Pháp câu kết chặt chẽ với địa chủ.

+ Chia Việt Nam thành 3 kỳ riêng biệt là chính sách vô cùng thâm độc của thực dân Pháp nhằm chia rẽ khối đoàn kết của dân tộc ta.

2. Tìm hiểu chính sách kinh tế

(Trang 24 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

- Cho biết các chính sách khai thác của Pháp nhằm mục đích gì. Em có nhận xét gì về chính sách đó?

Khoa học xã hội 8 Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Chính sách của thực dân Pháp:

+ Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

+ Công nghiệp: tập trung khai thác mỏ than và kim loại, sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ, không đầu tư công nghiệp nặng.

+ Giao thông vận tải: tăng cường xây dựng hệ thống giao thông đê tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Thương nghiệp: nắm độc quyền thị trường, đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.

- Mục đích của Pháp:

+ Bóc lột tận cùng kinh tế nước ta nhằm làm giàu cho chính quốc.

+ Kìm hãm kinh tế nước ta phát triển, làm kinh tế nước ta phụ thuộc chặt vào kinh tế Pháp.

- Nhận xét:

+ Đây là chính sách thâm độc của Pháp.

+ Nguyên nhân làm kinh tế nước ta phát triển què quặt, bị phụ thuộc.

+ Làm cho đời sống nhân dân ta khổ cực.

3. Tìm hiểu chính sách văn hoá, giáo dục

(Trang 25 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Nêu các chính sách về văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

- Cho biết chính sách về văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam có phải để khai hoá văn minh không? Vì sao?

Khoa học xã hội 8 Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Các chính sách về văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, một số kì thi có thêm tiếng Pháp

+ Sau này, Pháp bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở y tế, văn hoá.

+ Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc học : Ấu học, Tiểu học và Trung học

- Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp không phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam, mục đích của Pháp là

+ Đào tạo tay sai phục vụ Pháp.

+ Kìm hãm nhân dân ta trong vùng ngu dốt để dễ bề cai trị.

+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt.

4. Khám phá những chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

(Trang 26 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Cho biết hình ảnh người nông dân di cư phản ánh tình trạng gì và nguyên nhân của tình trạng đó.

- Nêu sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Khoa học xã hội 8 Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Hình ảnh người nông dân di cư phản ánh tình trạng dưới sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và địa chủ, cuộc sống của người nông dân vô cùng bần cùng và cực khổ, họ di cư tìm đến những công việc mới trong các đồn điền miền Nam.

- Nguyên nhân của tình trạng đó là đời sống nhân dân cực khổ, bị bóc lột nặng nề. Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế và khoản thu khác...

- Sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: Bên cạnh những giai cấp cũ (tư sản và công nhân) thì lúc bấy giờ trong xã hội nước ta xuất hiện thêm tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Đó là các chủ thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp...

- Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc:

+ Tầng lớp tư sản: Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép buôn bán. Tiềm lực kinh tế họ yếu ớt, họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn buôn bán, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: Là các chủ xưởng nhỏ và viên chức cấp thấp. Họ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Tầng lớp công nhân: Họ bị thực dân phong kiến và tư bản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

- Họ lại có thái độ như vậy là vì: họ ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu và sự phát triển trên con đừng chủ nghĩa của Nhật Bản đã kích thích nhiều nhà yêu nước. Họ có sự hiểu biết và lòng nồng nàn yêu nước.

C. Hoạt động luyện tập

1. (Trang 27 KHXH 8 VNEN) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

2. (Trang 27 KHXH 8 VNEN) Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo yêu cầu sau:

Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ chính trị

Trả lời:

Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ chính trị

Tư sản

Nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ thủ công

Tiềm lực kinh tế họ yếu ớt, họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn buôn bán, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Tiểu tư sản

Các chủ xưởng nhỏ và viên chức cấp thấp

Họ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

Công nhân

Công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp và nông dân

Họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi sáng tạo

1. (Trang 27 KHXH 8 VNEN) Theo em, hiện nay chúng ta có thể kế thừa những giá trị của các công trình giao thông và kiến trúc từ thời Pháp để lại hay không? Vì sao?

Trả lời:

Hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể kế thừa những giá trị của các công trình giao thông và kiến trúc từ thời Pháp để lại bởi vì: Những công trình Pháp làm đều là những công trình rất chắc chắn, bền và kiến trúc cũng rất đẹp ví dụ như cầu Long Biên, ga Hà Nội, bưu điện Hà Nội... Trải qua hàng chục năm nhưng những công trình của Pháp xây dựng vẫn rất tốt, có chăng nó chỉ cũ đi mà thôi. So sánh với những công trình ngày nay, những công trình của Pháp mới xứng đáng là công trình chất lượng.

2. (Trang 27 KHXH 8 VNEN) Hãy cho biết các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở địa phương em (nếu có). Theo em, phải làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của công trình đó?

Trả lời:

- Các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở HÀ Nội là:

+ Cầu Long Biên.

+ Ga Hà Nội.

+ Phủ chủ tịch Việt Nam.

- Hiện nay, những công trình trên đều vẫn đang được sử dụng. Vì vậy, để tiếp tục phát huy giá trị của nó, chúng ta phải giữ gìn, trùng tu sửa chữa lại kịp thời.

3. (Trang 27 KHXH 8 VNEN) Tìm đọc các tài liệu:

- Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.

- Trần Văn Giàu – Đinh Xuân Lâm – Nguyễn Văn Sự, Lịch sử Việt Nam 1897 – 1914, NXB Xây dựng, Hà Nội, 1957.

4. (Trang 27 KHXH 8 VNEN) Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về Cầu Long Biên, nhà hát lớn... ở Hà Nội hoặc các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc ở địa phương em

Trả lời:

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng, đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu bị đánh bom nhiều lần. Các nhịp bị đánh đổ đã được thay bằng các loại dầm bán vĩnh cửu có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới (dùng móng cọc). Sau khi có cầu Chương Dương, cầu Long Biên chỉ dành cho đường sắt, đường xe thô sơ và đường bộ.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 VNEN được biên soạn bám sát sách giáo khoa Hướng dẫn học Khoa học xã hội 8 chương trình VNEN mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên