Khoa học xã hội 8 Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Nước Nga-Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Khoa học xã hội 8 Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Nước Nga-Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
A. Hoạt động khởi động
(Trang 66 KHXH 8 VNEN) Quan sát các hình ảnh và cho biết:
- Những hiểu biết của em về hai nhân vật lịch sử trong hình 1 và hình 5.
- Những suy đoán của em về lịch sử nước Nga trong năm 1917.
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động, ảnh hưởng gì đối với nước Nga và thế giới.
- Những thay đổi của nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917.
Trả lời:
* Nhân vật lịch sử trong hình 1 và hình 5:
- Trong hình 1 là Nga hoàng Ni-cô-lai II (1868-1918), vị Hoàng đế, hay Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga, cũng là Đại Công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa. Hoàng đế Ni-cô-lai II trị quốc từ năm 1894 đến khi thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Ông đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với đế quốc Nhật Bản sau đó bại trận. Ông là người ra lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng 8 năm 1914, đưa Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc đại chiến, quân Nga tham chiến phe Đồng Minh, cùng quân Anh, Pháp chống lại quân Đức, Áo-Hung.
- Trong hình 5 là Lê-nin (1870-1924), lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của C.Mác và F.Ăng-ghen. Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ông được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.
* Những suy đoán của em về lịch sử nước Nga trong năm 1917: Trước hoàn cảnh chủ quan và khách quan của nước Nga năm 1917, nước Nga sẽ sớm nổ ra cách mạng lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng.
* Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động, ảnh hưởng gì đối với nước Nga và thế giới.
- Đối với nước Nga:
+ Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.
+ Nước Nga từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản rồi nhanh chóng chuyển sang thành nhà nước dân chủ theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Đối với thế giới:
+ Trên thế giới, lần đầu tiên xuất hiện 1 nhà nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Nước Nga rút khỏi cuộc chiến tranh thế giới.
+ Cách mạng Nga tác động mạnh đến nhiều nhà yêu nước trên thế giới.
- Những thay đổi của nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917.
+ Chính trị: Nga trở thành một nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ phong kiến cũng như tư bản bị xóa bỏ.
+ Kinh tế: Nền kinh tế phong kiến cùng quan hệ sản xuất của nó bị loại bỏ, các ngành kinh tế khác có điều kiện phát triển, không bị kìm hãm.
+ Xã hội: người lao động được giải phóng, chế độ xã hội mới tự do dân chủ được xây dựng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu và tình hình nước Nga trước hai cuộc cách mạng
(Trang 68 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
- Cho biết những nét nổi bật của tình hình nước Nga trước năm 1917.
- Giải thích vì sao lực lượng lao động làm việc trên cánh đồng chỉ có phụ nữ.
- Làm rõ mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết của nước Nga trước cách mạng. Theo em, mâu thuẫn nào là cơ bản nhất? Vì sao?
- Chứng minh tình hình nước Nga năm 1917 sẽ nổ ra các cuộc cách mạng xã hội là điều không thể tránh khỏi.
Trả lời:
* Những nét nổi bật của tình hình nước Nga trước năm 1917:
- Về chính trị: Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.
- Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
- Về xã hội: Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
* Lực lượng lao động làm việc trên cánh đồng chỉ có phụ nữ, vì:
+ Phụ nữ làm việc nông nghiệp mang lại nhiều hiệu quả.
+ Khả năng chống đối của phụ nữ ít hơn đàn ông.
+ Nga tham gia vào các cuộc chiến tranh, xung đột nên thường duy trì lực lượng quân đội lớn.
* Những mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết của nước Nga trước cách mạng là:
- Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản.
- Mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc, tư sản với nông dân, công nhân.
- Mâu thuẫn giữa tư sản với phong kiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không gay gắt: vì giai cấp tư sản Nga không có thế mạnh, để chống lại phong trào công nhân họ thường tìm cách giảng hòa với triều đình Sa Hoàng.
- Trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc và tư sản với nông dân, công nhân vì công nhân, nông dân là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất bởi địa chủ, quý tộc và tư sản.
* Tình hình nước Nga năm 1917 sẽ nổ ra cách mạng vì:
- Nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn, kinh tế suy giảm, đời sống nhân dân ngày càng khổ cực, khó khăn, Nga hoàng còn đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, làm cho nhân dân Nga càng khốn khổ.
- Về phía giai cấp tư sản, bản thân họ cũng chịu nhiều áp lực, hoạt động kinh doanh sản xuất vốn dĩ đã khó khăn nay càng đình trệ hơn khi Nga lún sâu vào cuộc chiến. Bên cạnh đó, hoạt động của Lê nin cùng những nhà cách mạng ngày một mạnh mẽ.
Do vậy, nước Nga tất yếu trong năm 1917 sẽ nổ ra cách mạng.
2. Tìm hiểu về hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917 :
(Trang 69 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
- Giải thích vì sao đông đảo nhân dân tham gia cách mạng ở Nga năm 1917.
- Trình bày diễn biến Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười Nga. Cách mạng tháng Hai đã giải quyết được nhiệm vụ gì?
- Lí giải vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng. Nêu tính chất và kết quả của mỗi cuộc cách mạng.
- Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của Đảng Bô-sê-vích và Lê-nin đối với nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga.
Trả lời:
* Đông đảo nhân dân tham gia cách mạng ở Nga năm 1917, vì:
- Dưới chế độ Nga hoàng, nhân dân Nga, nhất là nhân dân lao động sống trong cảnh vất vả, khốn khổ và bị hạn chế về mặt tự do.
- Nga hoàng là người đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, càng khiến nhân dân Nga cảm thấy phẫn nộ.
* Hai cuộc cách mạng Nga:
- Cách mạng tháng Hai:
+ Cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát). Ba ngày sau, Công nhân toàn thành phố tổng bãi công. Ngày 27-2 (12 - 3) công nhân đã chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang. Binh lính được giác ngộ đã ngả theo cách mạng. Quân khởi nghĩa chiếm các công sở, bắt các tướng tá của Nga hoàng. Chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ.
+ Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước: khắp nơi quần chúng nổi dậy bầu ra các xô-viết bao gồm đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời gồm đại biểu tư sản và đại địa chủ tư sản hóa. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi ở Nga.
+ Kết quả: Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết). Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời. Nga trở thành nước Cộng Hoà. Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: Chính phủ lâm thời (tư sản) và Xô viết đại biểu (vô sản).
+ Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Cách mạng tháng Mười Nga:
+ Diễn biến: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga : hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
+ Trước tình hình này, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.
+ Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7 - 10 (20 - 10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-ta-rô-grát, trục nếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.
+ Đêm 24 - 10 (6 - 11), Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.
+ Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Năm 1917, ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vì:
- Cuộc Cách mạng tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lê-nin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).
- Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.
* Vai trò của Đảng Bô-sê-vích và Lê-nin đối với nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga: Thống nhất, đoàn kết các đảng phái chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác. Thống nhất về mặt tư tưởng trong Đảng. Đề ra đường lối đấu tranh. Lãnh đạo nhân dân Nga đấu tranh.
3. Tìm hiểu về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
(Trang 72 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy:
- Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười năm 1917 đối với nước Nga và thế giới.
- Giải thích vì sao Giôn Rít đặt tên cuốn sách của mình là “Mười ngày rung chuyển thế giới”.
Trả lời:
- Đối với nước Nga: Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
- Đối với thế giới: Làm thay đổi cục diện thế giới. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. Tác động đến nhiều nhà tư tưởng, nhà yêu nước trên thế giới.
- Cuốn sách của Giôn Rít nói về Cách mạng tháng Mười Nga, ông đặt tên như vậy vì ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng với nước Nga và cả thế giới.
4. Tìm hiểu Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế của nước Nga – Liên Xô (1921 – 1925)
(Trang 73 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy:
- Giải thích vì sao nước Nga Xô viết lại ban hành Chính sách kinh tế mới vào năm 1921.
- Trình bày nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới và cho biết tác dụng của chính sách này đối với nước Nga Xô Viết lúc bấy giờ.
Trả lời:
- Nước Nga ban hành chính sách kinh tế mới vì:
+ Nước Nga vừa trải qua thời kỳ chống thù trong giặc ngoài, tiềm lực đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Chính sách “cộng sản thời chiến” bộc lộ nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến nền sản xuất của Nga.
+ Nước Nga cần thay đổi chính sách để vươn mạnh lên trong sản xuất.
- Nội chung chính sách kinh tế mới:
+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa).
+ Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.
+ Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.
+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
- Tác dụng của chính sách này đối với nước Nga Xô Viết lúc bấy giờ: Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi, phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước. Năm 1925, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đạt xấp xỉ trước chiến tranh.
5. Tìm hiểu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941)
(Trang 74 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
- Giải thích vì sao sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Nêu những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (1925 – 1941) và nêu nhận xét.
Trả lời:
- Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vì:
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây: sản phẩm nông nghiệp chiếm đến 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, Liên Xô vẫn phải nhập máy móc của nước ngoài…
+ Để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (1925 – 1941):
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm. Mỗi kế hoạch của năm đều có những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể, đánh dấu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và lần thứ hai (1933 - 1937) đều hoàn thành trước thời hạn.
+ Trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp, Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành. Nhân dân Liên Xô đã xây dựng được một nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa và có quy mô sản xuất lớn.
+ Về văn hóa - giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ,...
+ Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.
+ Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba. Tháng 6 - 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô buộc phải ngừng công cuộc xây dựng đất nước để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
C. Hoạt động luyện tập
1. (Trang 75 KHXH 8 VNEN) Hoàn thành bảng so sánh về hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917:
Trả lời:
Tiêu chí so sánh | Cách mạng tháng Hai | Cách mạng tháng Mười |
---|---|---|
Mục tiêu | Cuộc cách mạng dân chủ tư sản với mục tiêu lật đổ chế độ Nga hoàng của đảng bôn-sê-vích (đại diện cho các tầng lớp nhân dân lao động) và giai cấp tư sản. | Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu lật đổ chính phủ lâm thời tư sản của đảng Bôn-sê-vích nhằm giành chính quyền từ tay chính phủ lâm thời chỉ lo theo đuổi chiến tranh đế quốc, ko quan tâm tới quần chúng nhân dân. |
Lãnh đạo | Ban đầu là giai cấp Vô sản, sau đó quyền lực rơi vào tay giai cấp Tư sản. | Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin. |
Lực lượng tham gia | Công nhân, nông dân, binh lính triều đình được giác ngộ đã ngả về phía quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích. | Quần chúng nhân dân gồm công nhân, nông dân. |
Kết quả | Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ ở Nga, thành lập 2 chính quyền song song tồn tại, là chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân nông dân binh lính, thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ. | Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xây dựng chính quyền Xô viết, giành hoà bình, ruộng đất, tự do,... cho các tầng lớp nhân dân. |
Tính chất | Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa. | Cách mạng xã hội chủ nghĩa. |
2. (Trang 75 KHXH 8 VNEN)
a) Đoạn trích dưới đây của Ban Chấp hành của Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát nói về cuộc cách mạng nào ở Nga?
"Không thể chờ đợi và hi vọng thêm được nữa... Không có lối thoát nào khác ngoài cuộc đấu tranh của nhân dân... Phải lật đổ Chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao lại toàn bộ ruộng đất cho nông dân".
Trả lời:
- Cuộc Cách mạng tháng Hai.
b) (Trang 75 KHXH 8 VNEN) Ban Chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát kêu gọi nhân dân Nga tham gia vào cách mạng để đem lại quyền lợi cho những giai cấp, tầng lớp nào?
Trả lời:
- Ban Chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát kêu gọi nhân dân Nga tham gia vào cách mạng để đem lại quyền lợi cho giai cấp công nhân, nông dân và phụ nữ.
c) (Trang 76 KHXH 8 VNEN) Cuộc cách mạng hướng tới lật đổ đối tượng nào?
Trả lời:
- Đối tượng cách mạng là lật đổ Nga hoàng.
3. (Trang 76 KHXH 8 VNEN) Có ý kiến cho rằng, Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công là do ăn may. Hãy nêu quan điểm của em về ý kiến trên.
Trả lời:
* Đây là ý kiến hoàn toàn sai lầm vì:
- Đảng Bôn-sê-vích đã có một sự chuẩn bị dài, đầy đủ về mặt tư tưởng, lực lượng.
- Đảng đã nắm được sức mạnh của quần chúng, được quần chúng ủng hộ.
- Trước khi tiến hành Cách mạng tháng Mười, đảng đã tiến hành Cách mạng tháng Hai, thành quả của Cách mạng tháng Hai là công lớn của Đảng Bôn-sê-vích.
- Vì vậy, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười là tất yếu.
4. (Trang 76 KHXH 8 VNEN) Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của lịch sử nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941:
Trả lời:
D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng
1. (Trang 76 KHXH 8 VNEN) Chứng minh Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, còn Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
- Cách mạng tháng Hai đánh đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản, động lực cách mạng là công nhân và nông dân. Sau cách mạng, có hai chính quyền song song tồn tại là chính phủ lâm thời tư sản và các Xô viết đại biểu công nông binh.
- Cách mạng tháng Mười là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vì nó xóa bỏ chính phủ lâm thời tư sản, đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền, thực hiện nền chuyên chính vô sản, thành lập một nhà nước mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa và đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2. (Trang 76 KHXH 8 VNEN) Đóng vai là kí giả, tuyên truyền viên, em hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè qua hòm thư điện tử (email), hoặc trang cá nhân (facebook) về ý nghĩa, tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với nước Nga và thế giới; về vai trò của Lê-nin đối với nước Nga và Cách mạng tháng Mười.
Trả lời:
Nga thân mến!
Kể từ ngày bạn chuyển trường mình có rất nhiều chuyện muốn nói với bạn, đặc biệt là sau những bài học hay. Không biết trường của bạn đã học đến bài Cách mạng tháng 10 Nga chưa nhỉ. Hôm nay mình đã được học rồi đấy, thực sự thì mình thấy bài học này rất hay, đặc biệt là mình đã hiểu hơn rất nhiều về cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới này. Để mình chia sẻ với bạn nhé!
Cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 của Nga như một bước ngoặt lịch sử giải cứu hàng triệu người dân Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử mà những người dân lao động có thể lên nắm chính quyền đó là chế độ xã hội chủ nghĩa ở một quốc gia lớn chiếm tới 1/6 diện tích đất của thế giới. Thật ngạc nhiên đúng không? Đặc biệt là Lê Nin với vai trò to lớn, quan trọng khi đã thống nhất, đoàn kết các đảng phái chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác. Thống nhất về mặt tư tưởng trong Đảng. Đề ra đường lối đấu tranh. Lãnh đạo nhân dân Nga đấu tranh. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động tới con đường cứu nước của bác Hồ vĩ đại của chúng ta đấy. Cuộc cách mạng thắng lợi góp phần cổ vũ mạnh mẽ các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới của những người dân, dân tộc bị áp bức. Là một nguồn cổ vũ to lớn cho sự phát triển của các phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Trong đó có Việt Nam đấy.
Rất ý nghĩa đúng không Nga? Nói cho mình biết quan điểm và suy nghĩ của cậu khi học xong bài học này nhé!
Thân ái!
3. (Trang 76 KHXH 8 VNEN ) Hãy tìm hiểu Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô những năm 1921 – 1941 đã tác động đến phong trào cách mạng ở Việt Nam như thế nào.
Trả lời:
- Ảnh hưởng lớn về mặt tư tưởng với nhiều nhà tư tưởng Việt Nam.
- Cổ vũ nhân dân Việt Nam đấu tranh.
- Giúp đỡ các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam trong quá trình hoạt động cách mạng.
- Tạo điều kiện học tập, đào tạo cho nhiều cán bộ cách mạng Việt Nam.
4. (Trang 77 KHXH 8 VNEN) Sưu tầm tranh, ảnh, mẩu chuyện về Lê-nin và hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941).
Trả lời:
Ngay trước cách mạng Tháng Mười, Lenin sống lén lút trong một căn hộ ở Petrograd. Chủ nhà có cảm tình với Bolshevik nhưng là người chất phác. Lenin sống trong căn phòng phía sau không có cửa sổ mở ra sân sau nên không ai thấy ông. Thỉnh thoảng một thiếu nữ người Ý đi lang thang vào sân, vừa đi vừa hát. Cô bị kẹt lại ở Petrograd trong thời chiến tranh. Cô thường đi vào sân nhà này đến sân nhà khác để xin ăn. Bà chủ nhà còn biết cô gái này đang mắc bệnh lao nên rất thương hại cô. Bà kể cho Lenin nghe tất cả chuyện này. Từ căn phòng phía sau, ông thích thú lắng nghe những bài hát gợi ông nhớ về nước Ý và cuộc đời lưu vong. Nhưng ngày nọ Lenin thấy bà chủ nhà buộc một gói tiền lẻ vào sợi dây và từ từ thả dây xuống sân cho cô gái Ý. Ông sửng sốt. "Tại sao bà lại làm thế?" ông hỏi. Bà chủ nhà cố gắng giải thích bà làm điều này vì lòng thương người. "Dù sao, mấy xu lẻ cũng chả giúp ích gì cho cô ta." Lenin đáp. Lenin thật sự tức giận về sự vô lý và vô ích của sự bố thí. Ông nói sau khi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công, sẽ không còn cảnh những người ăn xin và những phụ nữ kém may mắn như thế này. Nhà nước mới sẽ cho họ việc làm. Còn những ai ăn bám không muốn lao động họ sẽ bị cưỡng bức làm việc có ích.
5. (Trang 77 KHXH 8 VNEN ) Tìm hiểu thêm một số tài liệu, bài viết sau:
- “Chính quyền về tay các Xô viết” – khẩu hiệu bất hủ của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (http://www.thainguyen.gov.vn).
- Kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (http://baotanglichsu.vn)
- Những ngày sục sôi của Cách mạng tháng Mười Nga (http://vannghequandoi.com.vn).
- Mười ngày rung chuyển thế giới (http://petrotimes.vn).
Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Bài 11: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn hóa thế giới (thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XX)
- Bài 12: Tự nhiên Châu Á
- Bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
- Bài 14: Kinh tế Châu Á
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 VNEN được biên soạn bám sát sách giáo khoa Hướng dẫn học Khoa học xã hội 8 chương trình VNEN mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều