Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII

Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII

A. Hoạt động khởi động

(Trang 13 KHXH 8 VNEN) Vào thế kỉ XVII - XVIII, ở châu Âu và Bắc Mĩ đã diễn ra những sự kiện lịch sử hết sức to lớn, đánh dấu bước chuyển của xã hội loài người từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, các nhà nước tư bản hiện đại ra đời và phát triển đến tận ngày nay, đó là các cuộc cách mạng tư sản. Các em biết gì về các cuộc cách mạng tư sản?

Trả lời:

- Cách Mạng Tư Sản :cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản ( CMTS Hà Lan 1566, CMTS Pháp 1789) hoặc CMTS còn do giai cấp phong kiến tiến hành để tránh sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. lực lượng đưa CMTS đến thắng lợi là nhân dân lao động, song thành quả cách mạng lại rơi vào tay tư sản. Tuy có diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau nhưng bản chất vẫn là nhằm phá vỡ sự kìm hãm của chế độ phong kiến để giai cấp tư sản lên nắm quyền

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

a) Nguyên nhân bùng nổ

(Trang 14 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy cho biết:

- Quý tộc mới là gì?

- Nguyên nhân nào dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Anh?

Trả lời:

- Quý tộc mới là tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản.

- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng Anh:

+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới và các thế lực phong kiến bảo thủ ngày càng gay gắn.

+ Nguyên nhân trực tiếp: Sác-lơ I triệu tập quốc hội đòi tăng thuế để có tiền chi viện cho việc đàn áp những người nổi dậy ở Xcốt-len miền Bắc.

b) Diễn biến, kết quả và ý nghĩa

(Trang 14 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp với quan sát hình ảnh, hãy trình bày:

- Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào.

- Vì sao sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Cách mạng tư sản Anh vẫn chưa chấm dứt.

Trả lời:

- Cách mạng Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa vua Sác-lơ I cùng quý tộc phong kiến với quốc hội, tư sản, quý tộc mới và quần chúng.

- Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Cách mạng tư sản Anh vẫn chưa chấm dứt vì quần chúng, trước hết là nông dân, chưa được hưởng quyền lợi gì, muốn đẩy cách mạng xa hơn nữa và đề ra những chính sách riêng của mình.

2. Tìm hiểu cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

a) Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh

(Trang 15 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát lược đồ, hãy cho biết:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Vì sao người Mĩ lại nói tiếng Anh.

Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

+ Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp giao thông, thông tin, thống nhất thị trường ngôn ngữ. (Yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuât, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây nhưng chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm). Từ đây mâu thuẫn trở nên gay gắt dẫn tới chiến tranh.

- Vì sao người Mỹ nói tiếng Anh:

+ Từ khi phát hiện ra châu Mỹ, các nước châu Âu liên tục di cư sang đây. Tại vùng đất nay là nước Mỹ, người Anh và người Pháp đến đây và hình thành các khu vực nói ngôn ngữ của mình. Sau này, các cư dân Ai-len, Scot-len sang đây họ cũng sử dụng tiếng anh. Người da đen bị bắt sang làm nô lệ ở đây phần nhiều là nô lệ của người Anh, con cháu họ sau này cũng nói tiếng anh theo chủ Anh. Dần dần hình thành nên cộng đồng nói tiếng Anh rất lớn và phổ biến.

+ Cư dân các nước khác sau này sang đây, trước 1 cộng đồng nói tiếng Anh quá lớn nên họ cũng học và nói tiếng Anh để giao tiếp cho thuận lợi.

+ Vì vậy, 13 bang thuộc địa ban đầu hầu như đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Khi các bang thuộc địa giành được độc lập, họ lập ra nước Mỹ và quốc gia này nói tiếng anh. Tuy nhiên, do được sử dụng bởi cư dân có gốc từ nhiều nước nên tiếng Anh tại đây có sự biến đổi phần nào.

b) Diễn biến của cuộc chiến tranh

(Trang 16 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy:

- Trình bày nét chính diễn biến cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Nhận xét về bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776 của nước Mĩ.

- Cho biết cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có thể coi là cuộc chiến tranh chính nghĩa không. Vì sao?

Trả lời:

* Diễn biến chính:

- Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.

- Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .

- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.

- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.

- Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

- Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

- Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

- Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.

- Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

* Nhận xét về bản tuyên ngôn của nước Mỹ:

- Thứ nhất, bản tuyên ngôn mang tính cách mạng và dân chủ trong vấn đề con người khi đề cập đến các quyền cơ bản của con người.

- Thứ hai, bản tuyên ngôn mang đến một tác động lớn, không chỉ đối với dân Mỹ mà đối với nhân dân nhiều nước trên thế giới sau này, trong đó có Việt Nam.

- Thứ ba, bản tuyên ngôn còn tồn tại một số hạn chế như chưa đề cập đến vấn đề lao động của con người, quyền của người da đen cũng như vấn đề nô lệ đang tồn tại ở Mỹ.

c) Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh

(Trang 17 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy:

- Nêu những kết quả lớn của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Cho biết cuộc chiến tranh này có thể coi là cuộc cách mạng tư sản không? Vì sao?

Trả lời:

- Kết quả:

+ Tháng 9-1783 ký kết hoà ước Versailles, Anh công nhận nền độc lập cho 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

+ Năm 1787 Mỹ thông qua Hiến pháp, Mỹ là nước cộng hoà liên bang.

+ Năm 1789, Oa –sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.

- Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ là một cuộc cách mạng tư sản, vì ngoài việc lật đổ chính quyền thực dân đô hộ, nó xóa bỏ ảnh hưởng của chế độ phong kiến Anh đối với Bắc Mỹ, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

3. Tìm hiểu Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

a) Tình hình nước Pháp trước Cách mạng

(Trang 17 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, quan sát hình ảnh, hãy:

- Cho biết những nét nổi bật về kinh tế, xã hội, tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng.

- Giải thích: Ba đẳng cấp là gì. Các đẳng cấp có vai trò như thế nào trong xã hội Pháp? Từ đó, cho biết nguyên nhân dẫn tới cuộc Cách mạng tư sản Pháp.

Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Nét nổi bật về kinh tế, xã hội, tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp, lạc hậu, lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

+ Công thương nghiệp: phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, máy móc được sử dụng nhiều, buôn bán mở rộng.

- Xã hội: tồn tại 3 đẳng cấp tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.

- Tư tưởng: nhiều hệ tư tưởng mới ra đời, nổi bật là trào lưu tư tưởng triết học Ánh Sáng.

* Ba đẳng cấp là

+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế

+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuếm giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và giáo hội, họ không muốn thay đổi chế độ chính trị.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm: tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.

- Sự đối lập về quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị đã đẩy mâu thuẫn xã hội Pháp lên tới cao trào, trong đó, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) và hai đẳng cấp Tăng lữ Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

b) Diễn biến cách mạng

(Trang 18 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, cho biết:

- Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào.

- Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi "Tổ quốc lâm nguy".

- Vì sao Cách mạng Pháp phát triển theo hướng đi lên.

- Nhận xét của em về bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền".

Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Sự bùng nổ của cách mạng Pháp:

+ Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai giai cấp Tăng lữ và Quý tộc muốn duy trì chế độ phong kiến, từ đó những mâu thuẫn về chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng gay gắt.

+ Trào lưu triết học Ánh Sáng phát triển mạnh mẽ, tấn công vào thành trì tư tưởng của hệ tư tưởng phong kiến Pháp cũng như nhà thờ của giới tăng lữ. Từ đó thúc đẩy cách mạng Pháp bùng nổ.

+ Ngày 5/5/1789, Lu-I XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Vec-xai, mục đích là để giải quyết vấn đề của nền tài chính quốc gia, đề xuất vay tiền và ban hành thuế mới

+ Bất bình trước hành động của nhà vua và đẳng cấp quý tộc, ngày 14/7/1789, nhân dân Pa-ri tấn công biểu tượng của chế độc phong kiến là ngục Ba-xti, Cách mạng Pháp bùng nổ.

- Hành động của nhân dân Pháp khi "Tổ quốc lâm nguy": Trước tình hình ‘Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10 - 8 - 1792, nhân dân Pa-ri cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.

- Cách mạng Pháp phát triển theo hướng đi lên vì: Từ năm 1789-1794:

+ Cách mạng Pháp liên tục phát triển mạnh.

+ Mỗi thời kỳ có 1 nấc phát triển mới.

+ 1789-1792: lật đổ nền quân chủ, thông qua tuyên ngôn, hiến pháp mới, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ 1792-1793: lật đổ nền quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ cộng hòa.

+ 1793-1794: nền chuyên chính phái Gia-cô-banh thực hiện các chính sách tiến bộ như thiết lập dân chủ, trị bọn phản cách mạng, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông nhân, chống nạn ngoại xâm.

+ Do đó cách mạng Pháp là một cuộc cách mạng tiến lên, tại mỗi thời kỳ, nó xác lập một thành công mới của cách mạng, và đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh.

- Nhận xét về bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền":

+ Mặt tiến bộ: Tuyên ngôn đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.

+ Mặt hạn chế: Tuyên ngôn chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.

c) Ý nghĩa lịch sử

Đọc thông tin và cho biết: Vì sao Cách mạng Pháp thế kỉ XVIII được ví như cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu.

Trả lời:

- Nước Pháp là một nước lớn ở châu Âu, do đó cách mạng Pháp có tác động nhất định của nó đến các nước xung quanh.

- Trào lưu triết học Ánh Sáng của Pháp tác động rất mạnh mẽ đến nhiều nhà tư tưởng lớn cũng như nhân dân các nước châu Âu.

- Cách mạng Pháp cổ vũ trực tiếp cho nhân dân, giai cấp tư sản các nước châu Âu đấu tranh chống chế độ phong kiến.

C. Hoạt động luyện tập

1. (Trang 21 KHXH 8 VNEN) Em hãy nối ô bên trái với ô bên phải sai cho phù hợp về nội dung.

Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

2. (Trang 21 KHXH 8 VNEN) Một bạn học sinh đã vẽ sơ đồ về sự phân chia xã hội Pháp trước cách mạng nhưng chưa ghi đầy đủ các thông tin. Em hãy giúp bạn hoàn thành sơ đồ này và nhận xét về mối quan hệ giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ.

Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu-Mỹ thế kỷ XVII-XVIII | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

D. Hoạt động vận dụng

1. (Trang 22 KHXH 8 VNEN) Vì sao C. Mác khẳng định: “Cách mạng tư sản Anh là thắng lợi của chế độ xã hội mới đối với chế độ phong kiến”?

Trả lời:

C. Mác khẳng định: “Cách mạng tư sản Anh là thắng lợi của chế độ xã hội mới đối với chế độ phong kiến” là vì thắng lợi của giai cấp tư sản và quý tộc mới trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp phong kiến, xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu đã xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa (hình thức quân chủ lập hiến), mở đường cho nền sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển và thoát khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến.

2. (Trang 22 KHXH 8 VNEN) Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn nội dung nào trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ.

Trả lời:

Bác Hồ đã trích dẫn 2 câu:

- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". (Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ 1776).

- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791).

3. (Trang 22 KHXH 8 VNEN) So sánh vị trí địa lí của nước Mĩ ngày nay với nước Mĩ khi mới thành lập.

Trả lời:

- Vị trí địa lí nước Mĩ khi mới thành lập và ngày nay:

+ Khi mới thành lập nước Mĩ gồm 13 bang trải dài vùng duyên hải miền đông Bắc Mĩ.

+ Nước Mĩ bây giờ bao gồm 3 bộ phận lãnh thổ. Phần lớn nhất gồm 48 bang, nằm giữa lục địa Bắc Mĩ: Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico và Vịnh Mexico, Tây giáp Thái Bình Dương và Đông giáp Đại Tây Dương. Bộ phận thứ hai là bang Alaska nằm ở Tây Bắc lục địa Bắc Mĩ: Đông giáp Canada, Bắc giáp biển Beaufort và Nam giáp biển Bering. Bộ phận thứ ba là quần đảo Hawaii (bang Hawaii) nằm giữa Thái Bình Dương và cách thành phố San Francisco khoảng 3900km.

4. (Trang 22 KHXH 8 VNEN) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá về Cách mạng Pháp và Cách mạng Mĩ như thế nào?

Trả lời:

- Bác đã đánh giá cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ là: Cách mạng Pháp cũng như Cách mạng Mĩ, Cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ nhưng thực, trong thì tước lục, tức là tước đoạt công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa.

5. (Trang 22 KHXH 8 VNEN) Lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào năm nào? Đến Mĩ vào năm nào?

Trả lời:

Ngày 6/7/1911, tàu đô đốc Latouche Treville đến Marocille, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên đất Pháp. Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến nước Mỹ.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 VNEN được biên soạn bám sát sách giáo khoa Hướng dẫn học Khoa học xã hội 8 chương trình VNEN mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên