Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 50: Kính lúp
Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 50: Kính lúp
Bài 1 trang 102 sách bài tập Vật Lí 9: Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?
A. Một ngôi sao.
B. Một con vi trùng.
C. Một con kiến.
D. Một bức tranh phong cảnh.
Lời giải:
Chọn C. Một con kiến. Vì kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ như ruồi, kiến. Các ngôi sao tuy rất to nhưng ở xa nên kính lúp không quan sát được, những con vi trùng thì quá nhỏ nên không dùng kính lúp để quan sát được, còn bức tranh phong cảnh to nên không cần dùng kính lúp, mắt thường vẫn có thể quan sát được.
Bài 2 trang 102 sách bài tập Vật Lí 9: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.
Lời giải:
Chọn C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.
Kính lúp là thấu kính hội tụ nên đáp án A, B sai và đặc điểm của thấu kính hội tụ này là có tiêu cự ngắn nên đáp án C là đáp án đúng.
Bài 3 trang 102 sách bài tập Vật Lí 9: Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật hay nhìn trực tiếp thấy vật? Có thể làm, thí nghiệm đơn giản nào để chứng minh câu trả lời của em là đúng?
Lời giải:
Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật. Để kiểm tra, có thể dùng kính để quan sát một chiếc bút chì được nhìn qua kính, phần còn lại nằm ngoài kính. Khi đó phần nhìn qua kính lớn hơn, còn phần nằm ngoài kính thì nhỏ hơn. Như vậy có thể nhìn thấy ảnh của bút chì qua kính.
Bài 4 trang 102 sách bài tập Vật Lí 9: Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?
Lời giải:
Dùng kính lúp có số bội giác 3x ta sẽ thấy ảnh lớn hơn khi dùng kính có bội có số bội giác 2x khi quan sát cùng một vật trong cùng một điều kiện quan sát.
Kính lúp 2x có tiêu cự là: f = 25/2 = 12,5cm
Kính lúp 3x có tiêu cự là: f = 25/3 = 8,3 cm
Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn kính 3x.
Bài 5 trang 102 sách bài tập Vật Lí 9: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính 8cm
a) Dựng ảnh của vật qua kính, không cần đúng tỉ lệ
b) Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo
c) Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ?
Gợi ý: Dựa vào hình vẽ để tính
Lời giải:
a) Dựng ảnh như hình 50.5
b) Ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều lớn hơn vật.
c) Ta đặt: OA = d = 8cm; OA’ = d’; OF = OF’ = f = 10cm
Trên hình 50.5, xét hai cặp tam giác đồng dạng:
∆A’B’F’ và ∆OIF’; ∆OAB và ∆OA’B’.
Từ hệ thức đồng dạng ta có:
Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật)
Từ (1) suy ra:
Vậy A’B’ = 5.AB hay ảnh lớn gấp 5 lần vật.
Bài 6 trang 102 sách bài tập Vật Lí 9: a) Dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh ảo cao 10mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet ?
Gợi ý: Hãy dựng ảnh, không cần dùng tỉ lệ. Dựa vào hình vẽ để tính
b) Dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm để quan sát vật nói trên. Ta cũng muốn có ảnh ảo cao 10mm thì phải "đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet?
c) Cho rằng trong cả hai trường hợp, người quan sát đến đặt mắt sát sau kính để nhìn ảnh ảo. Hỏi trong trường hợp nào người ấy có cảm giác là ảnh lớn hơn ?
Lời giải:
a) Dựng ảnh như hình vẽ 50.5
Trên hình 50.5, xét hai cặp tam giác đồng dạng:
ΔA’B’F’ và ΔOIF’; ΔOAB và ΔOA’B’.
Từ hệ thức đồng dạng ta có:
Vì AB = OI (tứ giác BIOA là hình chữ nhật)
Từ (1) và (2) suy ra:
Thay số: A’B’ = 10mm; AB = 1mm; f = 10cm = 100mm
Vậy vật cách kính 9cm và ảnh cách kính 90cm.
b) Tương tự, thay số: AB = 1mm; A’B’ = 10mm; f = 40cm = 400mm
Vậy vật cách kính 36cm và ảnh cách kính 360cm.
c) Trong cả hai trường hợp ảnh đều cao l0 mm. Trong trường hợp a) thì ảnh cách mắt có 90cm, còn trong trường hợp b) ảnh cách kính đến 360cm. Như vậy, trong trường hợp a) ảnh nằm gần mắt hơn và người quan sát sẽ thấy ảnh lớn hơn so với trường hợp b).
Bài 7 trang 102 sách bài tập Vật Lí 9: Ai trong số các người kể dưới đây không cân sử dụng kính lúp trong công việc của mình?
A. Một người thợ chữa đồng hồ.
B. Một nhà nông học nghiên cứu về sâu bọ
C. Một nhà địa chất đang nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.
D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa
Lời giải:
Chọn D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.
Vì một học sinh bình thường thì không cần kính lúp để đọc sách giáo khoa, còn trường hợp A người thợ chữa đồng hồ cần kính lúp để quan sát những chi tiết nhỏ trong đồng hồ, nhà nông học cần kính lúp để quan sát những sâu bọ nhỏ mắt thường khó quan sát được còn nhà địa chất cần kính lúp để nghiên cứu mẫu quặng.
Bài 8 trang 103 sách bài tập Vật Lí 9: Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp đuợc
A. 10cm
B. 15cm
C. 20cm.
D. 25cm
Lời giải:
Chọn D. 25cm. Vì kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn nên tiêu cự lớn hơn hoặc bằng 25 cm thì số bội giác sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 1 và kính lúp sẽ mất tác dụng.
Bài 9 trang 103 sách bài tập Vật Lí 9: Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào?
A. Một ảnh thật, ngược chiều vật
B. Một ảnh thật, cùng chiều vật
C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật.
D. Một ảnh ảo, cùng chiếu vật.
Lời giải:
Chọn D. Một ảnh ảo, cùng chiếu vật.
Vì vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính nên sẽ cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
Bài 10 trang 103 sách bài tập Vật Lí 9: Trên giá đỡ của một cái kính có ghi 2,5x. Đó là :
A. Một thấu kính hội tụ có tiêụ cự 2,5cm;
B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5cm.
C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm
D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm
Lời giải:
Chọn C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm
Vì kính lúp là một thấu kính hội tụ và tiêu cự của thấu kính có số bội giác 2,5x là:
f = 25/2,5 = 10 cm
Bài 11 trang 103 sách bài tập Vật Lí 9: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
a) Kính lúp là
b) Tiêu cự của kính lúp không được dài hơn
c) số bội giác của một kính lúp là một đại lượng
d) Số bội giác của kính lúp được tính theo công thức
1. Dùng để đánh giá tác dụng của kính. Kính có số bội giác càng lớn cho ta thu được một ảnh càng lớn trên màng lưới của mắt
2. G = 25 / f(cm)
3. 25cm. Vì nếu tiêu cự dài hơn 25cm thì số bội giác sẽ nhỏ hơn 1 và kính lúp sẽ mất tác dụng
4. một thấu kính hội tụ, có tiêu cự ngắn
Lời giải:
a- 4 b- 3 c- 1 d- 2
Bài 12 trang 103 sách bài tập Vật Lí 9: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
a) Muốn quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp, ta phải đặt vật
b) Khi đó, kính sẽ cho ta một
c) tất nhiên, nếu đặt vật sát ngay mắt kính lúp thì
d) Còn nếu ta đặt vật tại ngay tiêu điểm của kính thì
1. ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
2. Kính sẽ chẳng có tác dụng gì, vì ảnh ảo sẽ bằng vật.
3. Ta cũng vẫn sẽ quan sát được ảnh của vật qua kính
4. Trong khoảng tiêu cự của kính
Lời giải:
a - 4 b - 1 c - 2 d - 3
Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 9 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 51: Bài tập quang hình học
- Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- Bài 53 - 54: Sự phân tích ánh sáng trắng. Sự trộn các ánh sáng màu
- Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
Xem thêm các loạt bài môn Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải bài tập Vật lý 9
- Lý thuyết & 500 bài tập Vật Lí 9 có đáp án
- Giải VBT Vật Lí 9
- Chuyên đề Vật Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 9
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Vật Lí 9 có video giải chi tiết của chúng tôi được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung Sách bài tập Vật Lí lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều