Sách bài tập Vật Lí 9 Chương 2: Điện từ học

"Một lần đọc là một lần nhớ". Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập sách bài tập môn Vật Lí lớp 9, loạt bài Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9 Chương 2: Điện từ học hay nhất với lời giải được biên soạn công phu có kèm video giải chi tiết bám sát nội dung SBT Vật Lí 9. Hi vọng với các bài giải bài tập trong sách bài tập Vật Lí lớp 9 này, học sinh sẽ yêu thích và học tốt môn Vật Lí 9 hơn.

Mục lục giải sách bài tập Vật Lí 9 Chương 2: Điện từ học

Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

Bài 1 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng.

Lời giải:

Đưa các quả đấm cửa lại gần thanh nam châm. Nếu quả đấm nào bị thanh nam châm hút thì nó được làm bằng sắt mạ đồng còn quả đấm cửa nào không bị thanh nam châm hút thì đó là quả đấm làm bằng đồng.

Bài 2 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có thể kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm không?

Lời giải:

Có thể kết luận một trong hai thanh này không phải là nam châm. Bởi vì nếu cả hai đều là nam châm thì đổi đầu, chúng sẽ đấy nhau.

Bài 3 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh đấu cực đã bị tróc hết

Lời giải:

Dựa vào sự định hướng của thanh nam châm trong từ trường của Trái Đất: đặt kim nam châm thăng bằng trên giá thẳng đứng, kim nam châm sẽ chỉ hướng Bắc, Nam theo từ trường của Trái Đất. hoặc dùng một thanh nam châm khác đã biết tên cực để xác định tên các cực của thanh nam châm.

Bài 4 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: Quan sát hai thanh nam chậm trong hình 21.1 Giải thích tại sao thanh nam châm 2 lại lơ lửng trên thanh nam châm 1.

Lời giải:

Thanh nam châm 2 không rơi, vì hai cực để gần nhau của hai nam châm đó cùng tên. Trong trường hợp này, lực đẩy của nam châm cân bằng với trọng lượng của nam châm 2. Nếu đổi đầu một trong hai nam châm thì không có hiện tượng đó nữa.

Bài 5 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: Hình 21.2 SBT mô tả tính chất từ của Trái Đất. Các từ cực và các cực địa lí của Trái Đất có trùng nhau không? Điền tên từ cực của Trái Đất nằm gần cực Bắc địa lí trên hình vẽ. Thật ra la bàn có chỉ đúng cực Bắc địa lí không?

Lời giải:

Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9 hay nhất, chi tiết Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9 hay nhất, chi tiết

Các từ cực của Trái Đất không trùng với các cực địa lí. Từ cực nằm gần cực Bắc địa lí là từ cực Nam. (xem hình 21.3).

Bài 6 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: Trên thanh nam châm, chổ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phân giữa của thanh.

B. Từ cực Bắc.

C. Cả hai từ cực.

D. Mọi chổ đều hút sắt mạnh như nhau.

Lời giải:

Chọn C. Cả hai từ cực là chỗ hút sắt mạnh nhất.

Bài 7 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau ?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi hai cực Nam để gần nhau.

C. Khi để hai cực khác tên gần nhau

D. Khi cọ sát hai cực cùng tên vào nhau

Lời giải:

Chọn C. Khi để hai cực khác tên gần nhau thì hai thanh nam châm hút nhau.

Bài 8 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.

B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.

C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.

D. Vì mỗi cực của một thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Lời giải:

Chọn D. Vì mỗi cực của một thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Bài 9 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa, nhận định nào dưới dây là đúng?

A. Một nửa tạo thành một thanh nam châm mới chỉ có một cực từ ở một đầu

B. Hai nửa đều mất hết từ tính

C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu

D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu

Lời giải:

Chọn D. Mỗi nửa thành một thanh nam châm mới có hai cực từu khác tên ở hai đầu.

Bài 10 trang 48 sách bài tập Vật Lí 9: . Có hai thanh kim loại A và B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm ?

A. Đưa thanh A lại gần B, nếu A hút B thì A là nam châm.

B. Đưa thanh A lại gần B, nếu A dẩy B thì A là nam châm.

C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loai rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc Nam thì đó là nam châm.

D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Lời giải:

Chọn C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn theo hướng Bắc Nam thì là nam châm.

..........................

Sách bài tập Vật Lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường

Bài 1 trang 50 sách bài tập Vật Lí 9: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào ?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.

B. Song song với kim nam châm.

C. Vuông góc với kim nam châm.

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Lời giải:

Chọn B. Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí song song vói kim nam châm.

Bài 2 trang 50 sách bài tập Vật Lí 9: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm?

Lời giải:

Mắc hai đầu dây dẫn vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì pin còn điện.

Bài 3 trang 50 sách bài tập Vật Lí 9: Từ trường không tồn tại ở đâu?

A. Xung quanh nam châm

B. Xung quanh dòng điện

C. Xung quanh điện tích đứng yên

D. Xung quanh Trái Đất

Lời giải:

Chọn C. Từ trường không tồn tại xung quanh điện tích đứng yên.

Bài 4 trang 50 sách bài tập Vật Lí 9: Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không ?

Lời giải:

Có thể theo hai cách sau:

1. Cuốn dây thành cuộn. Đặt thanh sắt nhỏ trước cuộn dây đó. Nếu trong dây dẫn có dòng điện thì thanh sắt sẽ bị hút.

2. Đưa một đầu thanh nam châm lại gần dây dẫn căng thẳng, nếu có dòng điện chạy trong dây, dây sẽ bị rung (dao động)

Bài 5 trang 50 sách bài tập Vật Lí 9: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?

A. Dây dẫn hút nam chậm lại gần nó.

B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.

C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu

D. Dòng diện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn

Lời giải:

Chọn C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.

Bài 6 trang 51 sách bài tập Vật Lí 9: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

A Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.

B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.

C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.

D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.

Lời giải:

Chọn B. Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường khi ta đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.

Bài 7 trang 51 sách bài tập Vật Lí 9: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng ampe kế

B. Dùng vôn kế

C. Dùng áp kế.

D. Dùng kim nam châm có trục quay.

Lời giải:

Chọn D. Người ta dùng kim nam châm có trục quay để nhận biết từ trường.

Bài 8 trang 51 sách bài tập Vật Lí 9: Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là

A. lực hấp dẫn

B. lực từ.

C. 1ực điện

D. lực điện từ.

Lời giải:

Chọn D. Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là lực điện từ.

Bài 9 trang 51 sách bài tập Vật Lí 9: Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?

A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.

B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.

C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cục của nam châm thẳng.

D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.

Lời giải:

Chọn D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.

Xem thêm các loạt bài môn Vật Lí lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Vật Lí 9 có video giải chi tiết của chúng tôi được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung Sách bài tập Vật Lí lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên