Giải Toán 8 VNEN Bài 7: Ôn tập chương IV
C. Hoạt động luyện tập
I. ÔN TẬP (Trang 46 Toán 8 VNEN Tập 2)
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Cho ví dụ về bất đẳng thức theo từng loại có chứa dấu <, ≤, >, ≥.
2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng như thế nào? Cho ví dụ?
3. Hãy chỉ ra một nghiệm và một số không là nghiệm của bất phương trình mà em lấy làm ví dụ ở câu hỏi 2.
4. Phát biểu quy tắc chuyển vế để biến đổi bất phương trình. Quy tắc này dựa trên liên hệ giữa thứ tự và phép toán nào trên tập số?
5. Phát biểu quy tắc nhân để biến đổi bất phương trình. Quy tắc này dựa trên liên hệ giữa thứ tự và phép toán nào trên tập số?
Lời giải:
1. Ví dụ:
x + 1 > 4
x - 3 ≥ 5
x + 3 < 9
x - 6 ≤ 3
2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn là bất phương trình dạng ax + b < 0 ( hoặc ax + b > 0, ax + b ≤, ax + b ≥ 0) trong đó a và b là hai số đã cho, a ≠ 0
3. Bất phương trình x + 1 > 4 có 5 là nghiệm, - 6 không là nghiệm.
4. Quy tắc chuyển vế:
Khi chuyển vế một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta phải đổi dấu hạng tử đó. Quy tắc này dựa trên liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
5. Quy tắc nhân với một số:
Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:
Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương;
Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.
Quy tắc này dựa trên liên hệ giữa thứ tự và phép nhân.
II. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
1 (Trang 46 Toán 8 VNEN Tập 2)
Khoanh vào chữ cái trước phương án mà em chọn:
a) Cho m > n, Khi đó:
A. m + 2 > n + 3
B. 2m > 3n
C. 2m - 5 > 2n - 5
D. 4 - 3m > 4 - 3n.
b) Số - 2 là nghiệm của bất phương trình nào trong các bất phương trình sau?
A. - 3x + 2 > 7
B. 10 - 2x < 2
C. |x| > 2
D. x + 1 > 7 - 2x.
Lời giải:
a) Ta có: m > n
Nhân cả hai vế của bất phương trình trên với 2 ta được:
2m > 2n
Cộng cả hai vế của bất phương trình trên với (- 5) ta được:
2m - 5 > 2n - 5 suy ra đáp án C.
b) Thế x = - 2 vào các bất phương trình, bất phương trình nào thỏa mãn thì x = - 2 là nghiệm của bất phương trình đó
Ta được đáp án A
2 (Trang 46 Toán 8 VNEN Tập 2)
Giải các bất phương trình sau và biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
a) x - 1 < 3 ;
b) x + 2 ≥ 1 ;
c) 0,2x > 0,6 ;
d) - 3x ≥ 6.
Lời giải:
a) Ta có: x - 1 < 3 ⇔ x < 3 + 1 ⇔ x < 4.
b) Ta có: x + 2 ≥ 1 ⇔ x ≥ 1 - 2 ⇔ x ≥ - 1.
c) Ta có: 0,2x > 0,6 ⇔ x > 0,6 : 0,2 ⇔ x > 3.
d) Ta có: - 3x ≥ 6 ⇔ x ≤ 6 : (- 3) ⇔ x ≤ - 2
3 (Trang 46 Toán 8 VNEN Tập 2)
Giải các bất phương trình sau:
Lời giải:
4 (Trang 47 Toán 8 VNEN Tập 2)
Tìm x sao cho:
a) Giá trị của biểu thức 5 - 2x luôn dương.
b) Giá trị của biểu thức x + 3 nhỏ hơn giá trị của biểu thức 4x - 5.
c) Giá trị của biểu thức 2x + 1 không nhỏ hơn giá trị của biểu thức x + 3.
d) Giá trị của biểu thức x2 + 1 không lớn hơn giá trị của biểu thức (x−2)2.
Lời giải:
a) Giá trị của biểu thức 5 - 2x luôn dương tức là:
5 - 2x > 0 ⇔ 2x < 5 ⇔
b) Giá trị của biểu thức x + 3 nhỏ hơn giá trị của biểu thức 4x - 5 tức là:
x + 3 < 4x - 5 ⇔ 4x - x > 3 + 5 ⇔ 3x > 8 ⇔
c) Giá trị của biểu thức 2x + 1 không nhỏ hơn giá trị của biểu thức x + 3 tức là:
2x + 1 ≥ x + 3 ⇔ 2x - x ≥ 3 - 1 ⇔ x ≥ 2.
d) Giá trị của biểu thức x2 + 1 không lớn hơn giá trị của biểu thức (x − 2)2 tức là:
x2 + 1 ≤ (x−2)2
⇔ x2 + 1 ≤ x2 - 4x + 4
⇔ x2 – x2 + 4x ≤ 4 - 1
⇔ 4x ≤ 3
⇔
5 (Trang 47 Toán 8 VNEN Tập 2)
Giải các phương trình sau:
a) |5x| = 3x + 8 ;
b) |−2x| = x - 9 ;
c) |x−6| = 2x ;
d) |x+2| = 2x - 10.
Lời giải:
a) |5x| = 3x + 8
Ta có: * 5x = 3x + 8 ⇔ x = 4 khi x ≥ 0
Giá trị x = 4 thỏa mãn điều kiện x ≥ 0 nên x = 4 là nghiệm của phương trình
* - 5x = 3x + 8 ⇔ x = - 1 khi x < 0
Giá trị x = - 1 hỏa mãn điều kiện x < 0 nên x = - 1 là nghiệm của phương trình
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {- 1; 4}.
Giải câu b) |−2x| = x - 9
Ta có: * 2x = x - 9 ⇔ x = - 9 khi x ≥ 0
Giá trị x = - 9 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 0 nên x = - 9 không phải là nghiệm của phương trình
* - 2x = x - 9 ⇔ x = 3 khi x < 0
Giá trị x = 3 không hỏa mãn điều kiện x < 0 nên x = 3 không phải là nghiệm của phương trình
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = ⊘
Giải câu c) |x−6| = 2x
Ta có: * x - 6 = 2x ⇔ x = - 6 khi x - 6 ≥ 0 hay x ≥ 6
Giá trị x = - 6 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 6 nên x = - 6 không phải là nghiệm của phương trình
* 6 - x = 2x ⇔ x = 2 khi x - 6 < 0 hay x < 6
Giá trị x = 2 thỏa mãn điều kiện x < 6 nên x = 2 là nghiệm của phương trình
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {2}.
Giải câu d) |x+2| = 2x - 10
Ta có: * x + 2 = 2x - 10 ⇔ x = 12 khi x + 2 ≥ 0 hay x ≥ - 2
Giá trị x = 12 thỏa mãn điều kiện x ≥ - 2 nên x = 12 là nghiệm của phương trình
* - x - 2 = 2x - 10 ⇔ x = khi x + 2 < 0 hay x < - 2
Giá trị x = không thỏa mãn điều kiện x < - 2 nên x = không phải là nghiệm của phương trình
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {12}.
6 (Trang 47 Toán 8 VNEN Tập 2)
Một ô tô chạy trên quãng đường dài 100km trong khoảng thời gian không nhiều hơn 2,25 giờ. Lúc đầu ô tô đó đi với vận tốc 40 km/h, về sau đi với vận tốc 50 km/h. Xác định độ dài đoạn đường ô tô đi với vận tốc 40 km/h.
Lời giải:
Gọi độ dài đoạn đường ô tô đi với vận tốc 40 km/h là x ( 0 < x < 100)
Độ dài đoạn đường ô tô đi với vận tốc 50 km/h là 100 - x
Thời gian ô tô đi với vận tốc 40 km/h:
Thời gian ô tô đi với vận tốc 50 km/h:
Vì ô tô chạy trong khoảng thời gian không nhiều hơn 2,25 giờ nên ta có:
Giải bất phương trình ta được: x ≤ 50
Vậy ô tô chạy đoạn đường không quá 50 km với vận tốc 40 km/h.
D.E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
1 (Trang 47 Toán 8 VNEN Tập 2)
Hình vẽ bên cho bốn góc chung đỉnh, với số đo các góc.
a) Viết một bất phương trình ẩn x.
b) Giải bất phương trình vừa tìm được trong câu a).
c) Giải thích tại sao góc xo không thể là góc vuông.
Lời giải:
a) Ta có tổng các góc trên không thể lớn 360o, tức là:
xo + 2xo + xo + 30o ≤ 360o
b) Giải bất phương trình:
xo + 2xo + xo + 30o ≤ 360o
⇔ xo + 2xo + xo ≤ 360o - 30o
⇔ 4xo ≤ 330o
⇔ xo ≤ 82,5o.
c) Góc vuông là góc bằng 90o
Theo kết quả tìm được ở câu b: xo ≤ 82,5o < 90o
Do đó xo không thể là góc vuông.
2 (Trang 47 Toán 8 VNEN Tập 2)
Khi sắp vào mùa đông, những loài chim di cư thường bay từ phương Bắc xuống phương Nam để tránh rét với vận tốc v từ 30 km/h đến 50 km/h. Nếu quãng đường di cư S khoảng 1000km thì chúng phải bay trong khoảng thời gian t là bao nhiêu giờ?
Lời giải:
Gọi thời gian loài chim di cư phải bay trong quãng đường 1000km là t ( t > 0)
Vận tốc của chúng là
Mặt khác, theo bài ra ta có:
30 < v < 50
Vậy nếu quãng đường di cư S khoảng 1000km thì chúng phải bay trong khoảng thời gian t là từ 20 giờ đến giờ.
3 (Trang 47 Toán 8 VNEN Tập 2)
Bình có 100 đồng tiền xu, Bình đưa An x đồng; đưa cho Hạnh nhiều hơn 5 đồng so với số tiền đưa cho An; đưa cho Phúc gấp đôi số tiền đưa cho Hạnh. Số còn lại Bình giữ.
a) Viết một bất phương trình ẩn x.
b) Giải bất phương trình vừa tìm được trong câu a).
c) Giải thích tại sao Bình không thể đưa cho Phúc 54 đồng.
Lời giải:
a) Số đồng xu Bình đưa An là x (đồng) (x ∈ N*)
Số đồng xu Bình đưa Hạnh là x + 5 (đồng)
Số đồng xu Bình đưa Phúc là 2(x + 5) (đồng)
Do Bình chỉ có 100 đồng tiền xu nên tổng số đồng xu Bình đưa cho An, Hạnh, Phúc không thể vượt quá 100 đồng, hay ta có bất phương trình:
x + (x + 5) + 2(x + 5) ≤ 100
b) Giải bất phương trình:
x + (x + 5) + 2(x + 5) ≤ 100
x + x + 5 + 2x + 10 ≤ 100
x + x + 2x ≤ 100 - 10 - 5
4x ≤ 85
x ≤ 21,25
c) Theo kết quả câu b ta được x ≤ 21,25 và x ∈ N* nên x lớn nhất chỉ có thể là 21
Vì số đồng xu Bình đưa cho Phúc là 2(x + 5) suy ra số đồng xu lớn nhất Bình có thể đưa Phúc là 2(21 + 5) = 52 đồng
Vậy Bình không thể đưa cho Phúc 54 đồng.
Xem thêm các bài Giải bài tập Toán lớp 8 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
- Bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
- Bài 3: Luyện tập chung
- Bài 4: Bất phương trình một ẩn
- Bài 5: Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Luyện tập
- Bài 6: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Toán 8 (sgk, sbt, vbt) của chúng tôi được biên soạn bám sát sách Toán 8 Tập 1 & Tập 2 chương trình mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều