Giáo án Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo án Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Phẩm chất, năng lực |
Yêu cầu cần đạt |
STT |
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG |
||
Kiến thức |
- Mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam. - Nhận ra và giải thích được các thời điểm có sự phân luồng và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục. - Giải thích được những hướng đi liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc trung học cơ sở. |
(1) |
Kĩ năng |
Xác định được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, những ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp ở địa phương. |
(2) |
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ |
||
Nhận thức công nghệ |
Nhận thức được cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục; các hướng đi liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc trung học cơ sở. |
(3) |
NĂNG LỰC CHUNG |
||
Tự chủ và tự học |
- Tự lực, chủ động, tích cực lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập về giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở địa phương; lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở. |
(4) |
Giao tiếp và hợp tác |
- Trình bày, thảo luận được những vấn đề giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. |
(5) |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU |
||
Chăm chỉ |
Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng về giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống quốc dân vào thực tiễn. |
(6) |
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hoạt động |
Đồ dùng, học liệu dạy học |
Hoạt động 1. Khởi động |
- Tình huống và câu hỏi ở phần Mở đầu. - Hình ảnh một số nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới |
Hình ảnh khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, thời điểm có sự phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, thời điểm có sự phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. |
Hoạt động 3. Luyện tập |
Câu hỏi và đáp án phần Luyện tập trong SGK. |
Hoạt động 4. Vận dụng |
Câu hỏi, đáp án phần vận dụng trong SGK và bài tập trong SBT. |
Hoạt động 5. Tổng kết – dặn dò |
Slide phần Ghi nhớ của bài học; tài liệu trong SGK và trên internet. |
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
a. TIẾN TRÌNH CHUNG
Hoạt động dạy học (thời lượng) |
Mục tiêu |
Nội dung trọng tâm |
PPDH/KTDH chủ đạo |
Phương án đánh giá |
1. Khởi động (5 phút) |
Kích thích nhu cầu tìm hiểu về giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. |
Tình huống và câu hỏi ở phần Mở đầu trong SGK. |
PPDH: Vấn đáp, trực quan. |
GV nhận xét, đánh giá. |
2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới (110 phút) |
(1), (3), (4), (5) |
– Cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam - Phân luồng và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ trong hệ thống giáo dục. - Những hướng đi liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau trung học cơ sở |
PPDH: Thảo luận, thuyết trình, trực quan. KTDH: Chia sẻ nhóm đôi. |
- HS tự đánh giá. - GV đánh giá. - Đánh giá đồng đẳng. |
3. Luyện tập (15 phút) |
(1), (3), (5) |
Bài tập ở phần Luyện tập trong SGK. |
PPDH: Thảo luận. KTDH: chia sẻ nhóm đôi. |
- Đánh giá đồng đẳng. - GV đánh giá. |
4. Vận dụng (2 phút) |
(2), (4), (6) |
Bài tập phần Vận dụng trong SGK và bài tập về nhà trong SBT. |
PPDH: Thuyết trình, vấn đáp. |
- HS tự đánh giá. - GV đánh giá. |
5. Tổng kết – dặn dò (3 phút) |
Tổng kết những kiến thức cốt lõi của bài học. |
- Phần Ghi nhớ của bài học. - Câu hỏi phần Mở đầu. - Hướng dẫn HS tra cứu tài liệu trong SGK và trên internet. |
PPDH: Thuyết trình, sử dụng tài liệu và internet. |
- HS tự đánh giá. - GV đánh giá. |
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG(5 phút) a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. b. Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Sử dụng PPDH vấn đáp trực quan, yêu cầu HS quan sát Hình 2.1. Một số nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. + Đặt vấn đề và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Người học lựa chọn những hướng đi nào sau khi kết thúc trung học cơ sở để có cơ hội nghề nghiệp như minh hoạ ở Hình 2.1? + Minh hoạ thêm một số hình ảnh nghề nghiệp khác trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ và dẫn dắt để giới thiệu mục tiêu bài học. - HS thực hiện nhiệm vụ: + Quan sát hình ảnh, lắng nghe tình huống. + Trả lời các câu hỏi được đặt ra theo ý kiến cá nhân và phân tích. + Quan sát một số hình ảnh nghề nghiệp khác trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - Báo cáo kết quả: + HS trình bày ý kiến cá nhân. + Các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến. c. Sản phẩm học tập: Nhu cầu tìm hiểu về giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. d. Phương án đánh giá: GV nhận xét. |
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI (110 phút) 1. CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM(35 phút) a. Mục tiêu: (1), (4), (5). b. Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Sử dụng PPDH thảo luận, thuyết trình, tổ chức cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam. + Cho HS quan sát Hình 2.2 (SGK) và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Hãy quan sát Hình 2.2 và mô tả các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục Việt Nam. + Gợi mở giúp HS phân tích Hình 2.2 và nêu số năm, số lớp của từng cấp học; các trình độ đào tạo; sự chuyển tiếp giữa các cấp học; sự chuyển đổi cùng cấp học. + Yêu cầu HS mô tả cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam. + Giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học. - HS thực hiện nhiệm vụ: + Quan sát Hình 2.2 (SGK), thực hiện yêu cầu của GV. + Đúc kết kiến thức của bài học và ghi vào vở. - Báo cáo kết quả: + HS mô tả cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam. + Các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến. c. Sản phẩm học tập: Mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam. d. Phương án đánh giá: - Đánh giá đồng đẳng. - GV nhận xét, đánh giá kết quả. 2. PHÂN LUỒNG VÀ CƠ HỘI LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC (40 phút) 2.1. Thời điểm có sự phân luồng (20 phút) a. Mục tiêu: (1), (3), (4), (5). b. Tổ chức thực hiện: – GV chuyển giao nhiệm vụ: + Sử dụng PPDH thảo luận, KTDH chia sẻ nhóm đôi, tổ chức cho HS hoạt động tìm hiểu các thời điểm có sự phân luồng. + Dẫn dắt HS tìm hiểu và trình bày khái niệm phân luồng trong giáo dục (Luật Giáo dục, 2019). + Gợi mở, tổ chức cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu các các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục. + Yêu cầu HS quan sát Hình 2.3, Hình 2.4, thảo luận và thực hiện yêu cầu trogn SGK: Hãy quan sát Hình 2.3 và Hình 2.4 để giải thích các thời diểm có sự phân luồng học sinh trong hệ thống giáo dục + Giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học. - HS thực hiện nhiệm vụ: + Quan sát Hình 2.3 và Hình 2.4 (SGK), thực hiện yêu cầu của GV. + Đúc kết kiến thức của bài học và ghi vào vở. - Báo cáo kết quả: + HS nêu các thời điểm có sự phân luồng, các hướng học tập tiếp theo của HS trong hệ thống giáo dục. + Các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến. c. Sản phẩm học tập: Nhận ra và giải thích được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục. d. Phương án đánh giá: - Đánh giá đồng đẳng. - GV nhận xét, đánh giá kết quả. |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Công nghệ 9 Chủ đề 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam
Giáo án Công nghệ 9 Chủ đề 4: Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Giáo án Công nghệ 9 Chủ đề 1: Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Công nghệ 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án Công nghệ 9 chuẩn của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)