(KHBD) Giáo án Địa Lí 6 Bài 7 (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Bài 7 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Địa Lí 6 Bài 7 (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án Địa 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CD Xem thử Giáo án Địa 6 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CTST
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 (cả năm) mỗi bộ sách bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
(Kết nối tri thức) Giáo án Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
(Chân trời sáng tạo) Giáo án Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả
(Cánh diều) Giáo án Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí
Xem thử Giáo án Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án Địa 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CD Xem thử Giáo án Địa 6 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CTST
Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 6 Bài 7 (sách cũ)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục, hướng, thời gian và tính chất của chuyển động
- Trình bày được một hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất quanh trục.
- Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất
- Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều có sự lệch hướng
2. Kĩ năng
Dựa vào hình vẽ để mô tả hướng chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất
* Kĩ năng sống: - Tư duy: Tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viết, hình vẽ, bản đồ về vận động tự quay quanh trục của TĐ và hệ quả của nó (các khu vực giờ trên TĐ, về hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên TĐ)
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về công việc được giao, quản lý thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp.
* Các phương pháp: Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại gợi mở, thuyết giảng tích cực.
3. Thái độ
HS biết quý trọng thời gian trong cuộc sống, học tập, lao động.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Biểu đồ SGK, quả Địa Cầu, đèn pin, tranh, bản đồ thế giới, 2 hộp quà bí mật
2. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài trước và trả lời các câu hỏi SGK
III. Tổ chức các hoạt động học tập
A. Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát) (5 phút)
1. Mục tiêu
Giúp học sinh biết được một số kiến thức thực tế mà hằng ngày các em đã gặp như hiện tượng ngày và đêm, thời gian 1 ngày là 24 giờ, sự lệch hướng của các vật; từ đó tạo hứng thú để các em biết về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Tìm ra các nội dung các em chưa biết để giải thích cho các hiện tượng đó.
2. Phương pháp - kĩ thuật
Trò chơi “Hộp quà bí mật” - tập thể chơi- cá nhân trả lời (Lồng ghép kiểm tra bài cũ)
3. Phương tiện
Hai họp quà bí mật, quả địa cầu thủy tinh nhỏ và một số câu hỏi kiểm tra bài cũ.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp “hộp quà bí ấn” thứ nhất cho lớp trưởng và yêu cầu lớp trưởng điều hành trò chơi. Lớp trường vừa bắt cả lớp hát một bài hát tập thể (Chủ đề về đội, trường hoặc thầy cô…) vừa chuyền tay nhau “hộp quà bí ẩn” cho các bạn trong lớp, kết thúc bài hát “hộp quà bí ẩn” về tay bạn nào bạn đó có nhiệm vụ mở “hộp quà bí ẩn” và lấy 1 câu hỏi trong hộp đồng thời trả lời câu hỏi đó. Tùy theo thời gian mà giáo viên chuẩn bị số câu hỏi trong hộp. Câu hỏi: Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải xem bảng chú giải?Có bao nhiêu loại kí hiệu bản đồ chính?....
Bước 2: Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh tham gia trò chơi
Bước 4: Giáo viên dẫn vào bài
Tiếp theo giáo viên đổi “Hộp quà bí ẩn” thứ 2 (Gói quả địa cầu thủy tinh). Chọn 1 bạn trả lời xuất sắc nhất ở lần thi trước mở hộp quà này. Từ đó giáo viên dẫn vào bài: Đố các em: Tại sao có ngày và đêm, tại sao 1 ngày có 24 giờ? Đó là câu hỏi rất nhiều em thắc mắc mà chưa có câu trả lời. Để biết được đáp án các em cùng giải quyết vấn đề đó. Đây là Quả địa cầu – mô hình thu nhỏ của Trái Đất và chúng ta sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến nó trong bài học này nhé.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1. Trình bày sự vận động của Trái Đất quanh trục (Thời gian 16’)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp hình thành biểu tượng địa lí, pp sử dụng bản đồ, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, thảo luận, tự học,…Kĩ thuật đặt câu hỏi, học tập hợp tác
2. Hình thức tổ chức: Hình thức “bài lên lớp”, cá nhân , nhóm.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
Sự vận động của Trái Đất quanh trục * MT: Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục * KN: Mô tả hướng chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục Bước 1: GV giới thiệu quả Địa Cầu, độ nghiêng của trục 66o 33’ trên mặt phẳng quỷ đạo => trục nghiêng là tưởng tượng GV dùng tay đẩy quả Địa Cầu quay đúng hướng để cho HS quan sát - Gọi HS lên quay quả Địa Cầu, xác định phương hướng trên QĐC - Cho học sinh quan sát Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giao viên quan sát giúp đỡ H: Cho biết TĐ tự quay quanh trục theo hướng nào? => Tây sang Đông H: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày một đêm được quy ước là bao giờ ? => 24 giờ Bước 3: Học sinh trả lời học sinh khác nhận xát, bổ sung Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung chuẩn kiến thức GVHDHS quan sát hình 20 các khu vực giờ trên Trái Đất => Để tiện cho việc tính giờ trên thế giới, người ta chia bế mặt Trái Đất ra 24 giờ khu vực. mỗi khu vực có giờ riêng, nước ta nằm ở khu vực giờ thứ 7 => Giờ gốc là 0 thì Việt Nam ở khu vực 7 * Bài tập (Thảo luận theo nhóm nhỏ) khu vực giờ gốc là 12 giờ thì: - Việt Nam là mấy giờ : 12 + 7 = 19 - Bắc Kinh : 12 + 8 = 20 - Tô Ki Ô : 12 + 9 = 21 - Niu-yooc : 19 – 12 = 7 * Mỗi quốc gia có giờ riêng, phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây. Đường đổi ngày quốc tế là kinh tưyến 180o , 0o |
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66o33’trên mặt phẳng quỷ đạo - Hướng tự quaytừ Tây sang Đông - Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ. Vì vậy, bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ - Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ 7 |
HOẠT ĐỘNG 2: Nắm được hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. (Thời gian: 15’)
1. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề, pp hình thành kĩ năng câu hỏi, …
2. Hình thức: Hình thức “bài lên lớp”, cá nhân.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất * MT: Trình bày một hệ quả của sự chuyển động của T Đất quanh trục * KN: Nắm được hiện tượng ngày và đêm 1. Hiện tượng ngày đêm liên tiếp nhau Bước 1: GV: Dùng quả Địa Cầu và đèn pin làm thí nghiệm hiện tượng ngày đêm liên tiếp nhau trên Trái Đất. Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời - Diện tích được chiếu sáng là bao nhiêu? => 1/2 - Nơi được chiếu sáng là gì ? => Ngày - Nơi không được chiếu sáng là gì? => Đêm - Tại sao có ngày và đêm liên tiếp nhau ? => Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm - Tại sao hàng ngày chúng ta thấy Mặt Trời chuyển động theo hướng Đông sang Tây ? => Mặt Trời đứng yên, Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông - Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì điều gì xảy ra? => Sẽ không có hiện tượng ngày và đêm liên tiếp nhau. Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện nhiệm vụ, giáo viên hướng dẫn các em quan sát. Bước 3: Cá nhân trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả từng câu trả lời của các em và chuẩn kiến thức. - Trái Đất có hình cầu. Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa. nửa chiếu sáng là ngày, nửa trong bóng tối là đêm, vì vậy trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm. 2. Sự lệch hướng của vật chuyển động Bước 1: GVHDHS quan sát hình 22 sự lệch hướng do vật động tự quay của TĐ và yêu cầu: - Ở nửa cầu Bắc hướng (bị lệch) của vật chuyển động từ phía cực về xích đạo là hướng nào ? => hướng Đông Bắc – Tây Nam - Ở nửa cầu Bắc hướng (bị lệch) của vật chuyển động từ phía xích đạo lên cực là hướng nào ? => hướng Tây Nam - Đông Bắc Bước 2: Học sinh quan sát thực hiện nhiệm vụ, giáo viên hướng dẫn. Bước 3: Cá nhân trả lời học sinh khác góp ý bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức => Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thỉ nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam lệch về trái |
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất - Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm - Sự lệch hướng của các vật, nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thỉ nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam lệch về trái |
3.3. Hoạt động luyện tập
(Cá nhân) Gọi HS lên quay quả Địa Cầu, xác định phương hướng?
1. (Cặp đôi) Quan sát hình 20 (SGK) Tính giờ của Nhật Bản, Mĩ, Pháp, Ấn Độ nếu giờ gốc là 7h30’
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian 3’)
1. Đọc bài đọc thêm trang 24 (SGK)
2. Với quả Địa Cầu và ngọn đèn trong phòng tối, em hãy chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất (ở nhà)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Câu 1: Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất là
A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 6 giờ
D. 30 giờ
Câu 2: Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng theo hướng:
A. Từ Tây Sang Đông
B. Từ Đông Sang Tây
C. Từ Bắc xuống Nam
D. Từ Nam lên Bắc
Câu 3: Việt Nam nằm ở múi giờ số mấy?
A. Múi giờ số 5
B. Múi giờ số 6
C. Múi giờ số 7
D. Múi giờ số 8
Câu 4: Chia bề mặt Trái Đất thành
A. 12 giờ khu vực
B. 20 giờ khu vực
C. 30 giờ khu vực
D. 24 giờ khu vực
Câu 5: Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng
A. Bán cầu Bắc: lệch bên phải Bán cầu Nam: lệch bên phải
B. Bán cầu Bắc: lệch bên trái Bán cầu Nam: lệch bên trái
C. Bán cầu Bắc: lệch bên trái Bán cầu Nam: lệch bên phải
D. Bán cầu Bắc: lệch bên phải Bán cầu Nam: lệch bên trái
Câu 6: Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lược có ngày và đêm là do:
A. Trái Đất nghiêng
B. Trái Đất quay quanh trục
C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
D. Trái Đất đứng yên
Câu 7: Do sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng. Ở nửa cầu Bắc, nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về:
A. lên trên
B. xuống dưới
C. bên phải
D. bên trái
Câu 8: Lúc Hà Nội 8 giờ thì Bắc Kinh mấy giờ?
A. 9 giờ
B. 10 giờ
C. 11 giờ
D. 12 giờ
Câu 9: Một trận bóng đá diễn ra ở Anh lúc 14 giờ (Theo giờ Anh). Vậy ở Việt Nam xem trận bóng đó lúc mấy giờ (Theo giờ Việt Nam)
A. Lúc 14 giờ
B. Lúc 17 giờ
C. Lúc 21 giờ
D. Lúc 24 giờ
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Giáo án Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)