Giáo án Địa Lí 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

Giáo án Địa Lí 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về sự thay đổi cơ cấu và tình thình tăng trưởng trong ngành nông nghiệp.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (tính cơ cấu phần trăm )

- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu ( hình tròn ) và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.

- Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích.

3. Thái độ

- Ý thức sự cần thiết phải thật cẩn thận khi tính toán và vẽ biểu đồ .

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Giáo viên

- Bảng số liệu sgk

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập (Com pa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính bỏ túi, phấn màu, bảng phụ).

III. Tiến trình dạy học

1.Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ :

- Vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

- Nguồn lợi thủy sản nước ta phong phú như thế nào ? Tình hình phát triển ra sao ?

A. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu:

- GV gợi nhớ cách vẽ biểu đồ hình tròn, đường; sử dụng kỹ năng đọc bảng số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây, hoặc nhận xét, giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng.

- Giúp những HS tìm ra các nội dung mà học sinh chưa biết về kỹ năng vẽ biểu đồ và kỹ năng nhận xét, giải thích thông qua bảng số liệu…-> Kết nối với bài học.

2. Phương pháp - kĩ thuật:

Vấn đáp qua bảng số liệu.

3. Phương tiện:

Bảng số liệu sgk.

4. Hình thức tổ chức học tập: Cá nhân. Cặp đôi.

5. Các bước hoạt động:

Giao nhiệm vụ:

- Bài học hôm nay như bài học đã nêu rõ, chúng ta chọn một trong hai bài tập để vẽ và phân tích biểu đồ (về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây của nước ta trong thời gian gần đây, hoặc nhận xét, giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng).

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1

*Bài tập 1. Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây của nước ta trong thời gian gần đây. (Thời gian: 20 phút)

1. Mục tiêu:

HS vẽ được biểu đồ hình tròn và phân tích được sự thay đổi quy mô diện tích gieo trồng và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các loại cây.

2. Phương pháp:

PP sử dụng bẳng số liệu, SGK…KT học tập hợp tác.

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân. Cặp đôi

a.GV yêu cầu HS đọc đề bài

b. GV nêu cho HS qui trình vẽ biểu đồ cơ cấu theo các bước:

* Bước 1: Lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu. Chú ý làm tròn số sao cho tổng các thành phần phải đúng 100%

* Bước 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu theo qui tắc. Bắt đầu vẽ từ “tia 12 giờ “vẽ theo chiều kim đồng hồ.

* Bước 3: Đảm bảo chính xác. Ghi trị số % vào hình quạt tương ứng

- Vẽ đến đâu kẽ vạch (tô màu) đến đó, thiết lập bảng chú giải.

c. GV hướng dẫn, tổ chức HS tính toán:

* Bước 1: GV treo bảng phụ khung của bảng số liệu đã xử lí (các cột số liệu được bỏ trống)

* Bước 2: Hướng dẫn xử lý số liệu:

Lưu ý :

+ Tổng số diện tích gieo trồng là 100%.

+ Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600. 1,0% ứng 3,60 góc ở tâm

* Cách tính:

+ Năm 1990 tổng số DT gieo trồng là 9040 nghìn ha có cơ cấu DT là 100%

+ Tính cơ cấu DT gieo trồng cây lương thực là (x ) 9040 tương ứng 100%

6474,6 ……….. x suy ra x = ( 6474,6 . 100 ) : 9040 = 71,6%

Góc ở tâm trên biểu đồ tròn của cây lương thực là 71,6 . 3,6 = 258 0

Tương tự cách tính trên, HS tính điền vào khung số liệu.

Giáo án Địa Lí 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất

d. Tổ chức HS vẽ biểu đồ:

- Yêu cầu vẽ:

+ Biểu đồ năm 1990 có bán kính 20mm

+ Biểu đồ năm 2002 có bán kính 24mm

- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ 1990

- HS tiếp tục vẽ biểu đồ 2002, thiết lập bảng chú giải.

- Hướng dẫn HS nhận xét.

Giáo án Địa Lí 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất Giáo án Địa Lí 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất

đ. Nhận xét về sự thay đổi qui mô DT và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây :

* Cây lương thực:

- DT gieo trồng tăng từ 6474,6 nghìn ha (1990) lên 8320,3 (2002 ) vậy tăng1845,7 nghìn ha.

- Nhưng tỉ trọng giảm: Giảm từ 71,6% ( 1990) xuống 64,8% (2002 )

* Cây công nghiệp:

- DT tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% đến 18,2%

* Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác : DT gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 17,0%

Hoạt động 2

* Hướng dẫn HS làm bài tập 2 ở nhà: Vẽ biểu đồ đường và nhận xét, giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng. (Thời gian 10 phút)

* Bước 1:

- GV hướng dẫn các trị số của trục tung, trục hoành

- Các đồ thị có thể được biểu diễn bằng các màu khác nhau hoặc các nét liền, nét đứt khác nhau.

* Bước 2: GV cho học sinh xem biểu đổ mẫu do GV vẽ sẵn trên bảng phụ để HS dễ hình dung.

Giáo án Địa Lí 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm | Giáo án Địa Lí 9 mới, chuẩn nhất

* Bước 3: Giải thích:

- Đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh nhất. Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng ngay cả chăn nuôi theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình.

- Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong nông nghiệp đã giảm xuống (Nhờ cơ giới hoá trong nông nghiệp)

C. Luyện tập, vận dụng.

1. (Cá nhân) Nhắc lại cách vẽ biểu đồ hình tròn. Các tính tỉ lệ phần trăm.

2. (Cặp đôi) Nhắc lại cách vẽ biểu đồ đường. giải thích vì sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng mà đàn trâu không tăng?

D. Mở rộng:

1. Tổng kết:

- Giáo viên chấm điểm, nhận xét, tuyên dương, sửa sai bài làm của một số học sinh.

- Hoàn chỉnh bài thực hành.

2. Hướng dẫn học tập :

- Thực hành bài tập 2, trả lời theo yêu cầu bài thực hành.

- Tìm hiểu bài 11: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp”

- Tổ 1: Vẽ sơ đồ H11.1/39 vào bảng phụ.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 10:

I. CÂU HỎI NHẬN BIẾT : (4 câu)

Câu 1. Từ bảng số liệu SGK cho thấy từ năm 1990 -2002 diện tích nhóm cây trồng tăng nhanh nhất là

a. cây lương thực.

b. cây công nghiệp.

c. cây ăn quả.

d. Cây thực phẩm.

Câu 2. Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm cây nào?

a. Cây lương thực.

b. Cây công nghiệp.

c. Cây ăn quả.

d. Cây thực phẩm.

Câu 3. Loại cây trồng nào sau đây không được xếp vào nhóm cây công nghiệp?

a. Đậu tương.

b. Ca cao.

c. Mía.

d. Đậu xanh.

Câu 4. Trong giai đoạn 1990 -2002, loại gia súc, gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất là

a. trâu.

b. bò.

c. lợn.

d. gia cầm.

II. CÂU HỎI THÔNG HIỂU : (3 câu)

Câu1. Để đẩy mạnh ngành chăn nuôi gia súc lớn thì cơ sở đầu tiên cần chú ý là

a. tận dụng các phế phẩm của ngành chế biến lúa gạo.

b. sử dụng nhiều thức ăn tổng hợp.

c. phát triển thêm các đồng cỏ.

d. nắm bắt nhu cầu thị trường.

Câu 2. Đặc điểm phát triển của ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta là

a. số lượng các loài gia súc nước ta đều tăng, nhưng nhịp độ tăng không đều.

b. tăng nhanh nhất là đàn lợn, gia cầm.

c. tăng khá là đàn bò.

d. tăng chậm nhất là đàn trâu.

Câu 3. Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với

a. các đồng cỏ tươi tốt.

b. vùng trồng cây hoa màu.

c. vùng trồng cây công nghiệp.

d. vùng trồng cây lương thực.

III. CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP: (2 câu)

Câu 1. Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy

a. nông nghiệp đang được đa dạng hóa.

b. nước ta đang thoát khỏi tình trạng đôc canh cây lúa nước.

c. nông nghiệp không còn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế.

d. Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giảm lương thực.

Câu 2. Bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành phố lớn vì

a. gần nguồn thức ăn chế biến.

b. gần thị trường tiệu thụ.

c. gần các trạm thú y.

d. đòi hỏi cao về vốn, công tác thú y, chuồng trại.

IV. CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO: (1 câu)

Câu 1. Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt, điều đó cho thấy

a. lúa không còn là cây trồng chính ở nước ta.

b. đã chấm dứt tình trạng độc canh cây lúa nước.

c. nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

d. nước ta có điều kiện thuận lợi trồng cây công nghiệp hơn là trồng lúa

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 9 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên