Giáo án Địa Lí 9 Ôn tập từ bài 17 - 30

Giáo án Địa Lí 9 Ôn tập từ bài 17 - 30

I . Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức

- Khái quát hoá và hệ thống hoá lại các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư, xã hội của các vùng.

- Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa các vùng, đánh giá trình độ phát triển kinh tế các vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội.

2.Kĩ năng

- Xác định vị trí địa lí, ranh giới của các vùng, vị trí một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng của vùng.

- Phân tích và giải thích một số chỉ tiêu phát triển dân cư xă hội.

3. Thái độ

- Ý thức khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí đạt hiệu quả nhất,

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

- Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế Việt Nam

2. Học sinh:

- Dụng cụ học tập, sgk .

III. Tổ chức hoạt động dạy và học :

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm thích nghi và phân bố cây chè ở nước ta

Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều ở Tây Nguyên ?

- Nêu đặc điểm thích nghi và phân bố cây cà phê ở nước ta

2. Bài mới:

- Giáo viên giới thiệu yêu cầu tiết ôn tập

+ Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm theo bàn – 5 phút

- Nhóm 1 : 2 bàn 1 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Nhóm 2 : 2 bàn 2 Vùng Đồng bằng sông Hồng

- Nhóm 3 : 2 bàn 3 Vùng Bắc Trung Bộ

- Nhóm 4 : 2 bàn 4 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Nhóm 5 : 2 bàn 5 Vùng Tây Nguyên

+ Hoạt động 2 : Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét ( 30 phút )

- Gv chốt ý

1. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ :

+ Sự khác biệt về tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc

+ Vùng Đông Bắc :

- Địa hình núi trung b́nh , thấp , các dăy núi cánh cung . khí hậu nhiệt đới ẩm , mùa đông lạnh kéo dài •Thế mạnh kinh tế : Khai thác khoáng sản , nhiệt điện, có thế mạnh trồng rừng , cây công nghiệp, dược liệu , cây ăn quả , tiềm năng kinh tế biển: đánh bắt thủy sản , du lịch biển

+ Vùng Tây Bắc :

- Địa hình núi cao , hiểm trở , khí hậu nhiệt đới ẩm , mùa đông ít lạnh .

•Thế mạnh kinh tế : Phát triển thuỷ điện , trồng rừng , cây công nghiệp , chăn nuôi, du lịch nghỉ mát.

+ Vì sao việc phát triển , nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?

- Nguồn tài nguyên của vùng dồi dào , nhưng do khai thác quá mức làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt ( gỗ, rừng , lâm sản, đất nông nghiệp , khoáng sản ...)

- Diện tích đất trống đồi trọc ngày một tăng , thiên tai diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn , sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước ngầm và các ḍng sông . Hồ nước các nhà máy thuỷ điện , nguồn nước cung cấp cho đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng .

+ Các ngành sản xuất thế mạnh :

Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó

- Công nghiệp:

+ Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

- Khai thác khoáng sản : Than ( Quảng Ninh ), Đông Bắc có tài nguyên khoáng sản phong phú .

- Tây Bắc có nguồn tiềm năng thuỷ điện lớn và phát triển mạnh ( Thủy điện Ḥòa Bình , Thác Bà).

- Trung tâm luyện kim đen ( Thái Nguyên )

- Ngoài ra còn có thế mạnh về kinh tế , du lịch biển ( Quảng Ninh ).

- Nông nghiệp:

+ Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới), quy mô sản xuất tương đối tập trung. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường (chè, hồi, hoa quả…); là vùng nuôi nhiều trâu, ḅ, lợn.

+ Cây công nghiệp lâu năm : Chè ( Mộc châu , Hà Giang , Thái nguyên )

+ Cây ăn quả cận nhiệt : Mận, mơ ( Cao Bằng , Lào Cai), Hồng ( Lạng Sơn ,vải thiều ( Bắc Giang )

- Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông - lâm kết hợp.

- Chăn nuôi phát triển trên những đồng cỏ. Chăn nuôi trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước( 57,3% ), lợn chiếm 22% cả nước.

+ Ý nghĩa phát triển nghề rừng kết hợp nông - lâm ở trung du và miền núi Bắc Bộ :

- Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông -lâm kết hợp sẽ khai thác hợp lí hơn diện tích đất rừng . Nhờ nghề rừng phát triển mà độ che phủ tăng lên, hạn chế xói ṃn .

- Sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân

2. Vùng đồng bằng sông Hồng :

+ Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng đem lại những thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế xã hội ?

- Đặc điểm: châu thổ sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, chủ yếu là đất phù sa, có vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí : Thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội trực tiếp với các vùng trong nước .

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh vụ đông .

+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (đá vôi, than nâu, khí tự nhiên).

+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

- Khó khăn:

+ Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản. .

+ Do hệ thống đê chống lũ • Đồng ruộng trở thành các ô trũng ngập nước trong mùa mưa .

+ Những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng , hướng giải quyết những khó khăn đó .

- Thành tựu :

- Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long .

- Các loại cây ưa lạnh trong vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao , có giá trị xuất khẩu ( Ngô đông , khoai tây , cà rốt )

- Đàn lợn có số lượng lớn nhất cả nước ( 27,2%) , Chăn nuôi bò sữa, gia cầm đang phát triển mạnh

- Khó khăn :

- Diện tích canh tác đang bị thu hẹp do mở rộng đất thổ cư, đất chuyên dùng , số lao động dư thừa .

- Sự thất thường của thời tiết : lũ , bão , sương giá , sương muối ..

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu không đúng phương pháp , không đúng liều lượng .

- Hướng giải quyết :

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá .

- Chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành khác hoặc đi lập nghiệp các nơi khác .

- Thâm canh tăng vụ , khai thác ưu thế các cây rau vụ đông .

- Hạn chế sử dụng phân hoá học , sử dụng phân vi sinh ,dùng thuốc trừ sâu đúng phương pháp , đúng liều lượng .

+ Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xă hội của vùng

- Đặc điểm: số dân đông, mật độ dân số cao nhất nước (1179 người / km2 – năm 2002); nhiều lao động có kĩ thuật.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

+ Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng).

- Khó khăn:

+ Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

+ Trình bày t́nh h́nh phát triển kinh tế

- Công nghiệp:

+ Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh.

+ Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.

+ Các ngành công nghiệp trọng điểm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm , sản xuất hàng tiêu dùng , sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí ; sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng: máy công cụ , động cơ điện , phương tiện giao thông , thiết bị điện tử , hàng tiêu dùng ….

- Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng xuất lúa (56,4 tạ/ha- 2002). Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Chăn nuôi: Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bò (đặc biệt là ḅ sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

+ Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Hà Nội, Hưng Yên , Hải Dương , Hải Phòng , Quảng Ninh , Bắc Ninh , Vĩnh Phúc .

- Vai trò vùng kinh tế trọng điểm : Tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá , sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên , nguồn lao động của cả 2 vùng Đồng bằng sông Hồng , Trung du miền - núi Bắc Bộ

3. Vùng Bắc Trung Bộ :

+ Các diều kiện tự nhiên Bắc Trung Bộ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng :

- Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ đông sang tây (từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, g̣ò đồi, đồng bằng, biển).

+ Địa hình : Đồi núi • đồng bằng ven biển • biển • phát triển nhiều ngành kinh tế : nông lâm ngư nghiệp , du lịch.Tuy nhiên do địa hình phần lớn đồi núi khó khăn giao lưu kinh tế, đất dể bị xói mòn , đồng bằng ven biển nhỏ hẹp kém phì nhiêu .

+ Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa , hiện tượng phơn Tây Nam trong mùa hạ • Phát triển các sản phẩm nhiệt đới điển hình . Tuy nhiên thiên tai thường xuyên xảy ra : bão, lũ lụt , hạn hán , phơn Tây Nam khó khăn sản xuất ...

+ Sông ng̣òi : Phần lớn ngắn và dốc • Có giá trị thuỷ lợi , thuỷ điện , nuôi trồng ,đánh bắt thuỷ sản nước ngọt . Thường xảy ra lũ đột ngột .

+ Tài nguyên :

- Đất : Từ Nghệ An • Quảng Trị có đất đỏ ba dan • Thích hợp trồng các cây ccông nghiệp lâu năm có giá trị lớn ( Chè , cao su, cà phê )

- Khoáng sản : ít , có trữ lượng lớn : Crôm , sắt , thiếc , vàng , titan... • Phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng , luyện kim .

- Thuỷ sản : Đường bờ biển dài , có nhiều băi tôm cá , nhiều đầm phá •Thuận lợi đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản .

- Rừng : còn nhiều diện tích nhất phía bắc Hoành Sơn • Cung cấp nhiều gỗ , lâm sản có giá trị .

- Du lịch : Nhiều phong cảnh đẹp , nhiều di tích văn hoá , lịch sử • Phát triển du lịch.

+ Việc trồng , bảo vệ rừng có tầm quan trọng hàng đầu trong lâm nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ :

- Do lãnh thổ hẹp ngang , sườn núi ở phía đông dốc nên bảo vệ rừng phòng hộ rât quan trọng để tránh lũ lụt , bảo vệ các loài thực vật , động vật quí hiếm .

- Rừng phía nam dăy Hoành Sơn bị khai thác quá mức cần bảo vệ và trồng rừng mới.

- Rừng có vai trò điều hoà khí hậu , chống gió nóng Tây Nam , giữ nguồn nước ngầm .

+ Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ

- Nông nghiệp:

+ Lúa: năng suất lúa cũng như bình quân lương thực có hạt theo đầu người thấp .Phân bố chủ yếu ở đồng bằng Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh.

+ Trồng rừng và cây công nghiệp: lạc vừng diện tích khá lớn , phân bố dải đất cát pha duyên hải ..

+ Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: phân bố ở ven biển .

- Công nghiệp: công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng . Công nghiệp chế biến gỗ , dệt may… quy mô vừa và nhỏ

- Dịch vụ: dịch vụ trung chuyển hàng hóa, dịch vụ du lịch phát triển .

+ Các ngành kinh tế thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ :

+ Chăn nuôi gia súc lớn , trồng cây công nghiệp , trồng rừng : Do diện tích miền núi trung du khá rộng chiếm 50%diện tích của vùng , rừng còn chiếm 40% diện tích toàn vùng vì vậy chăn nuôi gia súc , trồng cây công nghiệp , trồng rừng phát triển ở miền núi , g̣ò đồi ở phía tây .

+ Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản : Bờ biển dài , nhiều băi tôm , cá ven biển , nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng , đánh bắt thuỷ sản .

+ Du lịch : Nhiều cảnh quan đẹp ( Các bãi tắm Sầm Sơn , Cửa Lò , Thiên Cầm , Nhật Lệ …, Phong Nha - Kẽ Bàng , vườn quốc gia: Bến En , Vũ Quang , Pù Mát , Bạch Mã ..) , nhiều di tích lịch sử , văn hoá ( Cố đô Huế , Quê Bác, Thành cổ Quảng Trị , ngã ba Đồng Lộc ...)

4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ :

+ So sánh địa hình 2 vùng Bắc trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ :

+ Địa hình 2 vùng có những nét tương đồng :

- Phía tây miền núi, g̣ò đồi •dải đồng bằng ven biển hẹp•Biển với các đảo, quần đảo .

+ Khác nhau :

- Vùng Bắc Trung Bộ : Chỉ có một nhánh núi Trường Sơn Bắc đâm ra biển • Đèo Ngang , ở tận cùng phía Nam giáp ranh 2 vùng là dãy Bạch Mă chạy ra biển làm thành đèo Hải vân . Bờ biển vùng này ít khúc khuỷu .

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ : Nhiều nhánh núi của Trường Sơn Nam đâm ra biển tạo ra nhiều đèo : Đèo Cả , đèo Cù Mông .. đồng thời chia cắt đồng bằng ven biển nhiều đoạn , bờ biển khúc khuỷu , nhiều vũng vịnh .

+ Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

- Đặc điểm: Các tỉnh đều có núi, g̣ò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

- Thuận lợi: Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng , với các nước .Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển (biển nhiều hải sản, nhiều băi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu,…), có một số khoáng sản (cát , ti tan …).

- Địa h́ình : Núi , g̣ò đồi phía tây , đồng bằng ven biển nhỏ hẹp . bờ biển khúc khủy ,nhiều vũng vịnh • Phát triển các ngành nông lâm , ngư nghiệp , xây dựng các hải cảng .

- Khí hậu : mang tính chất cận xích đạo , nóng khô nhất cả nước • Phát triển các cây trồng vật nuôi cận nhiệt , nghề sản xuất muối.

- Sông ng̣òi : Có giá trị thủy điện , thủy lợi .

- Khó khăn: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích giao lưu kinh tế - xă hội hiểm trở , đất dể bị xói ṃn , đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt , đất kém ph́ nhiêu .

- Khí hậu khô hạn , nạn cát lấn và hiện tượng sa mạc hóa gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp .

nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa).

+ Đặc điểm dân cư, xã hội; những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Đặc điểm: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông

+ Đông : Chủ yếu người Kinh , một bộ phận nhỏ người Chăm , hoạt động kinh tế công nghiệp , thương mại , du lịch , khai thác nuôi trồng thủy sản .

+ Tây : Các dân tộc Cơ tu , Raglai , Ba na , Ê đê ….hoạt động chăn nuôi gia súc lớn , nghề rừng , trồng cây công nghiệp .

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm; nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…)

- Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

+ Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng

- Nông nghiệp: (năm 2002 )

+ Chăn nuôi bò (1008 ngh́n con ); ngư nghiệp là thế mạnh chiếm 27,4 % giá trị thủy sản khai thác của cả nước,nghề muối và chế biến thủy sản khá phát triển , nổi tiếng muối Cà Ná , Sa Huỳnh , nước mắm Nha Trang , Phan Thiết …

+ Khó khăn: Quỹ đất nông nghiệp hạn chế. Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.

- Công nghiệp: Cơ cấu đa dạng gồm công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản , sản xuất hàng tiêu dùng .Trung tâm cơ khí : Đà Nẵng , Qui Nhơn .

- Dịch vụ: Tình hình phát triển và phân bố của của dịch vụ vận tải biển, du lịch.

+ Các thế mạnh về kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ :

- Ngư nghiệp là thế mạnh : Bao gồm đánh bắt ,nuôi trồng thủy sản , làm muối , khai thác tổ yến .

- Chăn nuôi bò phát triển miền núi phía tây .

- Du lịch là thế mạnh : Có các bãi tắm đẹp ( Non nước, Nha Trang , Mũi Né… ) , Các di sản văn hóa : Phố cổ Hội An , di tích Mĩ Sơn .

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung :

- Thừa Thiên Huế , TP Đà Nẵng , Quảng Nam , Quảng Ngăi , B́nh Định

- Vai tṛò vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tác động mạnh đến sự chuyển dich cơ cấu kinh tế không chỉ với Duyên hải Nam Trung Bộ mà đối với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên , thúc đẩy mối liên hệ kinh tế liên vùng .

5. Vùng Tây Nguyên :

+ Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

- Đặc điểm:

+ Có địa hình cao nguyên xếp tầng (Kon Tum , Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông , Lâm Viên , Di Linh). Có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận (Sông : Xê Xan , Xrê Pôk , Ba , Đồng Nai …).

+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên.

+ Thuận lợi : Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành

- Đất đỏ ba dan màu mỡ nhiều nhất cả nước, phân bố tập trung, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm .

- Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho việc phát triển các cây cận nhiệt , hoa quả .

- Rừng tự nhiên còn khá nhiều chiếm diện tích lớn có nhiều gỗ quí , lâm sản có giá trị .

- Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc .

- Khoáng sản bô xít có trữ lượng lớn .

- Nguồn thuỷ năng dồi dào ( chiếm 21% trữ lượng thuỷ điện của cả nước ).

- Có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái .

+ Khó khăn :

- Không tiếp giáp biển • hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá .

- Đất đai dễ bị xói mòn , lũ ống , lũ quét xảy ra trong mùa mưa .

- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước , dễ cháy rừng .

- Dân cư thưa , trình độ dân trí thấp • Thiếu nhân lực , lao động có kĩ thuật .

Trình bày được đặc điểm dân cư, xă hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng

- Đặc điểm: Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Gia rai , Ê đê, Ban a , Mnông , Cơ ho…), là vùng thưa dân nhất nước ta. Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông, lâm trường.

- Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Khó khăn: thiếu lao động, tŕnh độ lao động chưa cao.

+ Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng

- Nông nghiệp:

+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn. Tây nguyên có thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm : Cao su, cà phê , hồ tiêu , điều .Cà phê trồng nhiều nhất ở Đăk Lăk ,ngoài ra còn trồng cây công nghiệp hàng năm : Lạc , bông ., trồng rau và hoa quả ôn đới ( Đà Lạt ).

+ Tình hình phát triển cây công nghiệp : Cây công nghiệp lâu năm chiếm 42,9% diện tích cây công nghiệp của cả nước , cây công nghiệp mũi nhọn là cà phê (85,1% ) tiếp đến cây chè ( 24,6% cả nước ), cao su ( 19,8% cả nước ) , điều ( 19,8% )

- Lâm nghiệp: có bước chuyển hướng quan trọng , kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới , khoanh nuôi , giao khoán bảo vệ rừng , gắn khai thác với chế biến .

- Công nghiêp: Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang có chuyển biến tích cực . Một số dự án thủy điện với quy mô lớn : Xê Xan và Xrê Pôk.Công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh

- Dịch dụ: xuất khẩu nông sản lớn thứ hai cả nước , cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực , du lịch sinh thái và du lịch văn hóa có điều kiện phát triển thuận lợi . Nổi bật nhất là thành phố Đà Lạt .

+ Để phát triển nông lâm nghiệp các vùng Tây Nguyên , trung du và miền núi Bắc Bộ đă có những kế hoạch gì ?

- Vùng Tây Nguyên : Chú trọng phát triển thuỷ lợi , áp dụng kĩ thuật canh tác mới để thâm canh, kết hợp khai thác với trồng rừng mới .

- Vùng trung du , miền núi Bắc Bộ : Thâm canh lúa trên ruộng bậc thang thay phá rừng làm rẫy , phát triển trang trại theo hướng nông - lâm kết hợp .

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :

Củng cố :

- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Vùng Đồng bằng sông Hồng

+ Vùng Tây Nguyên

Dặn dò :

- Học bài theo đề cương trên

- Ôn lại nội dung từ bài 1 – 16

- Rút kinh nghiệm :

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 9 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên