Giáo án GDCD 6 Kết nối tri thức Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Giáo án Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức Bài 3: Siêng năng, kiên trì

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

Học xong bài này, học sinh có thể:

- Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì .

- Nhận biết được những việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày.

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

2.Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì.

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị truyền thống của siêng năng, kiên trì. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của siêng năng, kiên trì.

- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về siêng năng, kiên trì theo chuẩn mực đạo đức cùa xã hội. Xác định được lí tường sổng của bản thân lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân đế phù hợp với các giá trị đạo đức về siêng năng, kiên trì.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi, việc làm lười biếng hay nản lòng .

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của siêng năng, kiên trì.

3. Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống chăm chỉ, siêng năng, kiên trì của dân tộc.

- Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp giá trị của siêng năng, kiên trì.

- Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để phát huy truyền thống siêng năng, kiên trì.

- Đấu tranh bảo vệ những truyền thống tốt đẹp; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lười biếng, nản lòng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn”


Luật chơi:

- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ chiến thắng.

- Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được?

- Một số câu cau dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì:

+ Cần cù bù thông minh.

+ Có chí thì nên.

+ Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

+ Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới.


- GV dẫn dắt vào bài mới: Siêng năng, kiên trì chính là chìa khóa để mở cửa những ước mơ hay chính là con đường dẫn đến thành công của mỗi người.Vậy siêng năng, kiên trì là gì? Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Siêng năng, kiên trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, cùng tìm hiểu nội dung thông tin nói về trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi trong sách giáo khoa.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập

c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

I. Siêng năng, kiên trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì :

Nhiệm vụ 1. GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi  của phiếu bài tập

GV yêu cầu học sinh đọc thông tin

GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập

Câu 1: Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên?

Câu 2: Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

a) Khái niệm siêng năng, kiên trì :

- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

- Kiên trì là tính cách làm việc tự giác, miệt mài, quyết tâm, bền bỉ đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại của con người.

Nhiệm vụ 2. GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi “Tiếp sức”

? Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Em hãy nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và trái với siêng năng, kiên trì từ nội dung các bức tranh?

2. Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì mà em biết?

* Phiếu bài tập: Tìm hiểu biểu hiện của tình yêu thương con người bằng cách hoàn thiện phiếu bài tập 

* Trò chơi “Tiếp sức”

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành ba đội.  Nhóm 1: Học tập, nhóm 2: Lao động, nhóm 3: Hoạt động xã hội...thể hiện siêng năng, kiên trì.

+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng phụ (GV dán lên bảng), nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

b) biểu hiện:

- Trong học tập:

+ Đi học chuyên cần, 

+ chăm chỉ làm bài, 

+ Có kế hoạch học tập, bài khó không nản, tự giác học, đạt kết quả cao….

- Trong lao động: 

+ Chăm làm việc nhà, 

+ không bỏ dở công việc, 

+ không ngại khó, miệt mài với công việc, tìm tòi sáng tạo…

- Trong hoạt động xã hội: 

+ Kiên trì luyện tập thể dục thể thao;

+ Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, dịch bệnh covid, bảo vệ môi trường,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

a. Mục tiêu: HS hiểu vì sao phải siêng năng, kiên trì.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, và xem video để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì là gì? 

c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi: sự siêng năng, kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại điều gì cho hai bạn?

II. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì 

- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 4. Tôn trọng sự thật

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên