Giáo án GDCD 6 Kết nối tri thức Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Giáo án Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

  - Nêu được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

- Nêu được cách ứng phó với một sô'tình huống nguy hiểm.

- Thực hành được cách ứng phó trước một sô'tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động và biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.; nêu được cách ứng phó với một sô'tình huống nguy hiểm.

- Điều chỉnh hành vi: biết  được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em. Từ đó điều chỉnh hành vi và có cách ứng xử phù hợp cới từng tình huống.

- Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện về ứng phó những tình huống bất ngờ xảy ra bản thân và cộng đồng xã hội. 

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi đúng và chưa đúng về cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm, bất ngờ xảy ra.

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm có them những kinh nghiệm cho bản than và giúp đỡ cộng đồng.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để có thêm những kinh nghiệm, cách giải quyết đúng đắn, phù hợp khi có những tình huống nguy hiểm, bất ngờ xảy ra.

- Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng  để có thêm kinh nghiệm cho bản thân giúp ích cho bản thân và cộng đồng đất nước.

- Chăm chỉ: tập luyện, trau dồi những kiến thức, kĩ năng để có thể ứng phó với những sự cố bất ngờ xảy ra đối với bản than và cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo được hứng thú với bài học.

   - Học sinh bước đầu nhận biết về những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào chuẩn bị vào bài học mới.

- Nêu được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

- Nêu được cách ứng phó với một sô'tình huống nguy hiểm.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “nhanh tay nhanh mắt”

Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến qua các gợi ý sau: 

Câu 1: Tình huống đó diễn ra khi nào?

Câu 2: Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “nhanh tay nhanh mắt”

Luật chơi:

- Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm A và B. Trong vòng 1 phút các em lần lượt lên bảng ghi những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra

- Đại diện nhóm lên trình bày những sản phẩm mà nhóm mình tìm được.

- GV đưa câu hỏi:


Câu 1: Tình huống đó diễn ra khi nào?

Câu 2: Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?

HS đưa ra câu trả lời của bản thân, ví dụ như: một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau: có người lạ đi theo khi em đi học về, gặp lốc xoáy, lũ lụt …

Câu 1: Tình huống đã diễn ra khi: em đi học về 1 mình 

Câu 2:  Em đã làm khi gặp tình huống đó: em đã tìm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh cử đại diện nhóm lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới.


- GV dẫn dắt vào bài mới: trong cuộc sống thường có nhiều điều bất giờ xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được. Vậy trước những tình huống nguy hiểm đó, ta cần phải làm gì và làm như thế nào, nhờ sự giúp đỡ của ai . Để giải đáp những thắc mắc này cô và chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

a. Mục tiêu: 

Nêu được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, cùng tìm hiểu nội dung thông tin nói về các tình huống nguy hiểm trong sách giáo khoa.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Nhận biết các tình huống nguy hiềm và hậu quả của nó

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

I. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

Nhiệm vụ 1. GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập

GV yêu cầu học sinh đọc thông tin

GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập:

a) Khái niệm :

Câu 1: Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Hậu quả?

+ Tình huống 1: Lừa đảo, trộm cắp tài sản. Hậu quả: Lan bị người phụ nữ lạ mặt đánh thuốc mê và lấy trộm tài sản.

+ Tình huống 2: Các hiện tượng thiên tai (mưa dông, mưa đá, lốc xoáy, sét..). Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

+ Tình huống 3: Cháy nổ. Hậu quả: Ngôi nhà bên bị cháy và Hải đã bình tĩnh thoát khỏi ảnh hưởng của vụ cháy đó.

+ Tình huống 4: Lũ quyét, lũ ống, sạt lỡ đất. Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 2:Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết.

- Kể những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày:

+ Bắt cóc.

+ Té ngã trong sân trường.

+ Đi xe phóng nhanh vượt ẩu…

Câu 3: Theo em thế nào là tình huống nguy hiểm?

- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Câu 4: Chúng ta có thể phan loại các tình huống nguy hiểm thành mấy nhóm? Đặc điểm của những nhóm tình huống này là gì?

- Có thể phân loại các tình huống nguy hiểm thành 2 nhóm:

+ Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.

+ Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người, gây tổn thất cho con người và xã hội.

Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: theo em, các tình huống nguy hiểm có thể để lại những hậu quả như thế nào?

b) Hậu quả

- Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.

- Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.

- Gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Cách ứng phó trước các tình huống nguy hiểm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm, như : bị bắt cóc, có hỏa hoạn ; khi gặp giông, lốc, sét ; ứng phó với lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi “Tiếp sức đồng đội”

? Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả nội dụng và đặt tên cho từng bức hình trên.

* Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành 5 đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. 

Nhóm 1: Tìm hiểu về cách ứng phó khi gặp người lạ

Nhóm 2: Tìm hiểu về cách ứng phó khi có hỏa hoạn

Nhóm 3: Tìm hiểu về cách ứng phó khi bị đuối nước

Nhóm 4: Tìm hiểu về cách ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét

Nhóm 5: Tìm hiểu về cách ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất

+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau dơ tay nêu các đáp án, nhóm nào trả lời được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

II. Cách ứng phó trước các tình huống nguy hiểm

* Ứng khó khi bị bắt cóc

- Không đi một mình nơi vắng người.

- Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ….

- Luôn có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ…

- Khi gặp tình huống nguy hiểm hãy la hét thật to để người xung quanh phát hiện và tới giúp. 

* Ứng phó khi có hỏa hoạn

- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn:

+ Bình tĩnh; thông báo cho những người xung quanh.

+ Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác tùy theo khả năng cuả mình.

+ Gọi điện thông báo tới số 114 (thông báo địa điểm vụ cháy)

- Khi bị mắc kẹt trong đám cháy:

+ Bình tĩnh quan sát lối thoát hiểm an toàn nhất như: hành lang, cầu thang bộ,…

+ Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát đám cháy

+ Đóng các cửa trên đường đi tránh lửa lan rộng ra

+ Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người.

+ Nằm sát sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt

- Khi bị lửa bén vào quần áo.

+ Bình tĩnh, nằm ngay xuống đất lăn qua lăn lại để dập lửa.

+ Sau đó sơ cứu vết thương đúng cách, đem đến bệnh viện….

* Ứng phó khi bị đuối nước

- Khi bản thân bị đuối nước cần:

+ Bình tĩnh, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người.

+ Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước.

+ Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

- Khi gặp người bị đuối nước: kêu cứu thật to và nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

- Phòng tránh đuối nước bằng cách:

+ Khi đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.

+ Không đi bơi 1 mình mà nên bơi theo nhóm để không may sẽ có sự giúp đỡ kịp thời.., 

+ Không tự ý ra chơi gần ao hồ, sông, suối…khi tham gia bơi lội cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ,..

* Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét

- Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét.

- Tắt hết thiết bị điện trong nhà.

- Không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng,...

* Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất

- Thường xuyên xem dự báo thời tiết

- Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)

- Không đi qua sông suối khi có lũ

- Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

- Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…

- Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác bừa bãi…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 8. Tiết kiệm

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên