Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 19: Dãy hoạt động hoá học

Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 19: Dãy hoạt động hoá học

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, ydrochloric acid,...

- Nêu được dãy hoạt động hoá học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).

- Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học.

2. Năng lực

a) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức KHTN: Nêu được dãy hoạt động hoá học và trình bày được ý nghĩa của dãy.

- Tìm hiểu KHTN: Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm xây dựng dãy hoạt động hoá học.

- Vận dụng KHTN: Trên cơ sở dãy hoạt động hoá học, dự đoán được có phản ứng xảy ra hay không, xảy ra với mức độ như thế nào.

b) Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát thí nghiệm, giải thích các hiện tượng liên quan đến mức độ hoạt động hoá học của kim loại.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,... trong quá trình thực hiện hoạt động thí nghiệm.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động tích cực đọc tài liệu, nghiên cứu SGK.

- Trách nhiệm: Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.

- Trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1. Dụng cụ và hoá chất

Thí nghiệm 1: Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước

Mỗi bộ dụng cụ gồm:

- 1 mẩu kim loại natri bằng hạt đậu xanh.

- Đinh sắt.

- Dây đồng.

- 2 ống nghiệm đựng nước được đánh số (1), (2).

- Chậu thuỷ tinh đựng nước.

Quảng cáo

Thí nghiệm 2: Khảo sát phản ứng của kim loại Fe, Cu với dung dịch acid

Mỗi bộ dụng cụ gồm:

- Đinh sắt.

- Dây đồng.

- Hai ống nghiệm.

- Dung dịch HCl (nồng độ khoảng 0,5 M).

Thí nghiệm 3: So sánh mức độ hoạt động hoá học của kim loại Ag và Cu

Mỗi bộ dụng cụ gồm:

- Dây đồng.

- Dung dịch AgNO3 2%.

- Ống nghiệm.

- Panh.

Chú ý: Nên dùng giấy nhám đánh sạch bề mặt đinh sắt và dây đồng trước khi làm thí nghiệm.

Quảng cáo

2. Báo cáo kết quả thí nghiệm

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM SỐ 1

Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước

1. Số thứ tự nhóm:

2. Tên các thành viên trong nhóm:

3. Ngày làm thí nghiệm:

4. Nhiệt độ phòng:

5. Hoá chất và dụng cụ:

6. Tiến hành thí nghiệm:

- Cách thực hiện:

- Hiện tượng quan sát được:

- Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

- Phương trình hoá học:

- Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

7. Trả lời câu hỏi:

- Dựa vào khả năng phản ứng với nước, có thể chia các kim loại natri, đồng và sắt thành mấy nhóm? So sánh mức độ hoạt động hóa học của các nhóm kim loại này.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM SỐ 2

Khảo sát phản ứng của Fe, Cu với dung dịch acid

1. Số thứ tự nhóm:

2. Tên các thành viên trong nhóm:

3. Ngày làm thí nghiệm:

4. Nhiệt độ phòng:

5. Hoá chất và dụng cụ:

6. Tiến hành thí nghiệm:

- Cách thực hiện:

- Hiện tượng quan sát được:

- Phương trình hoá học:

7. Trả lời câu hỏi:

a) Hãy cho biết kim loại nào phản ứng được với dung dịch HCl (đẩy được hydrogen ra khỏi acid)?

b) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt, đồng với hydrogen.

c) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt với đồng.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM SỐ 3

So sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại Ag và Cu

1. Số thứ tự nhóm:

2. Tên các thành viên trong nhóm:

3. Ngày làm thí nghiệm:

4. Nhiệt độ phòng:

5. Hoá chất và dụng cụ:

6. Tiến hành thí nghiệm:

- Cách thực hiện:

- Hiện tượng quan sát được:

Phương trình hoá học:

7. Trả lời câu hỏi:

a) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) So sánh mức độ hoạt động hóa học của đồng và bạc. Giải thích.

c) Qua ba thí nghiệm ở trên, hãy sắp xếp mức độ hoạt động hóa học của các kim loại Na, Fe, Cu, Ag và H thành dãy theo chiều giảm dần.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án KHTN 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án Khoa học tự nhiên 9 chuẩn của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên