Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 9: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 9: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tìm hiểu cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp Silbermann.
- Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tích cực hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về cách đi tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp Silbermann.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nêu được cách đi tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phương pháp đối xứng.
- Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ.
3. Phẩm chất
- Trung thực trong báo cáo số liệu kết quả đi tiêu cự của thấu kính hội tụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ, hình ảnh bố trí thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ,…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm: 1 nguồn sáng, 1 vật sáng bằng kính mờ có hình chữ F, 1 thấu kính hội tụ, 1 màn ảnh bằng nhựa trắng, 1 giá quang học đồng trục, 1 nguồn điện và dây nối.
- HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nêu được có thể đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phép đo trực tiếp khoảng cách từ tiêu điểm chính tới quang tâm và chỉ ra được ưu và nhược điểm của cách đo đó.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về thí nghiệm, phát biểu ý kiến của bản thân về ưu nhược điểm của cách đo trong hình, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được cách đo, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đo trong hình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ cho HS quan sát.
- GV giới thiệu: Ta đã biết, khi chiếu chùm sáng song song với trục chính của một thấu kính hội tụ thì chùm tia ló sẽ đi qua tiêu điểm chính của thấu kính.
- GV nêu câu hỏi: Vậy để đo tiêu cự của thấu kính hội tụ có thể dùng phương án đo trực tiếp khoảng cách từ quang tâm O tới tiêu điểm chính F hay không? Cách đi này có nhược điểm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Gợi ý đáp án:
+ Cách đo: đo trực tiếp khoảng cách từ tiêu điểm chính (điểm hội tụ của các tia sáng tới quang tâm của thấu kính.
+ Ưu điểm: dễ tiến hành và cho kết quả nhanh.
+ Nhược điểm: kết quả có sai số lớn (có thể do xác định không chính xác tiêu điểm chính,...).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Ta có thể đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phép đo trực tiếp hoặc cũng có thể đo bằng phép đo gián tiếp. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hiện đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phép đo gián tiếp. Cụ thể cách đo này được tiến hành như thế nào? Chúng ta cùng vào bài học mới.Bài 9: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phương pháp đối xứng (phương pháp Silbermann)
a. Mục tiêu: HS nêu được cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phương pháp đối xứng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để thực hiện nhiệm vụ đề xuất phương án đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh bố trí thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (Hình 9.1) cho HS quan sát và giới thiệu về chức năng các dụng cụ thí nghiệm trong hình, - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Hoạt động (SGK – tr47) Dựng ảnh của một vật AB có độ cao h, đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d = 2f (f là tiêu cự của thấu kính). 1. Dựa vào hình vẽ để chứng minh rằng trong trường hợp này, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và khoảng cách từ vật đến thấu kính bằng nhau. 2. Ảnh này có kích thước như thế nào so với vật? 3. Chứng minh công thức tính tiêu cự trong trường hợp này: Trong đó, d' là khoảng cách từ ảnh của vật đến thấu kính. - Sau khi HS trả lời, GV tổ chức cho HS đề xuất phương án đo tiêu cự của thấu kính hội tụ. - GV kết luận về cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ. |
I. CHUẨN BỊ 1. Dụng cụ - 1 nguồn sáng, 1 vật sáng, 1 thấu kính hội tụ; 1 màn ảnh, 1 giá quang học đồng trục. 2. Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phương pháp đối xứng (phương pháp Silbermann) II. CÁCH TIẾN HÀNH Tiến hành: - Bước 1: Đo chiều cao h của vật. - Bước 2: Đặt vật và màn sát thấu kính, dịch đồng thời vật và màn ra xa dần thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi quan sát được ảnh rõ nét trên màn thì ghi lại giá trị d và d'. - Bước 3: Đo chiều cao h' của ảnh. Tính tiêu cự của thấu kính theo công thức: |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án KHTN 9 Bài 13: Năng lượng của dòng diện và công suất điện
Giáo án KHTN 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng diện xoay chiều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án KHTN 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án Khoa học tự nhiên 9 chuẩn của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)