Giáo án Lịch Sử 6 Bài 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo)

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Trình bày được Thành Cổ Loa và sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN.

2. Thái độ

- Giáo dục HS biết trân trọng những thành qủa mà cho ông đã xây dựng trong lịch sử.

- Giáo dục cho HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống phải kiên quyết gìn giữ độc lập dân tộc.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử theo bản đồ và kỹ năng nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung:năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt::

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Mô tả thành Cổ Loa qua kênh hình SGK và giá trị của nó.

II. Phương pháp

Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan

III. Phương tiện

Ti vi, sơ đồ thành Cồ Loa, phiếu thảo luận.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là mô tả nét chính về Thành Cổ Loa …. để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GVcho HS quan sát H41,42/SGK trang 44,45; yêu cầu HS trả lời câu hỏi :

+ Những hình ảnh trên gợi cho em vấn đề gì?

- Dự kiến sản phẩm: Đây là khu di tích thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương.

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Đây là khu di tích thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương. Tuy nhiên các em không thể trình bày cụ thể các lĩnh vực đó. Để tìm hiểu rõ hơn về công trình Cổ Loa và giá trị của nó. Nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Bài học kinh nghiệm. Mời các em cùng cô nghiên cứu nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng

- Mục tiêu: HS biết mô tả nét chính về thành Cổ Loa và giá trị của nó.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích,......

- Phương tiện: Ti vi, sơ đồ thành Cồ Loa

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV mô tả thành Cổ Loa theo sơ đồ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 1 SGK thực hiện các yêu cầu sau.

+ Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III-II TCN ở nước Âu Lạc?

( Là công trình lao động quy mô nhất của Âu Lạc, thể hiên tài năng sáng tạo và kỹ thuật xây dựng của nhân dân ta.)

+ ADV cho xây dựng thành Cổ Loa nhằm mục đích gì?

+ Em hãy nêu những điểm khác nhau của nhà nước Âu Lạc và nhà nước Văn Lang? (Nước Âu Lạc có quân đội, có xây thành để bảo vệ kinh đô)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV lồng ghép BVMT: Biết sử dụng những điều kiện của tự nhiên để xây dựng thành Cổ Loa. Giáo dục ý thức bảo vệ di tích cho HS.

3. Thành Cổ Loa

An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn, có 3 vòng khép kín với chu vi khoảng 16000 m, hình trôn ốc gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.

- Các thành đều có hào bao quanh và thông nhau.

- Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của ADV và các Lạc hầu, Lạc tướng

b. Lực lượng quốc phòng

- Cổ Loa còn là một quân thành

- Quân đội có thủy binh, bộ binh

- Vũ khí bằng đồng, đặc biệt là nỏ

2. Hoạt động 2: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?

- Mục tiêu: HS nhận biết và ghi nhớ diễn biến chính của cuộc kháng chiến, nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm....

- Phương tiện: Ti vi

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 2, thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nhóm 1:

Em biết gì về Triệu Đà?

Cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà diễn ra như thế nào? Kết quả?

+ Nhóm 2: Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?

+ Nhóm 3: Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà lập thành nước Nam Việt, rồi đem quân đánh xuống Âu Lạc.

- Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vững được nền độc lập.

- Triệu Đà biết không thể đánh bại được, bèn xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà lại sai quân sang đánh chiếm nước ta. Nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Triệu.

- Nguyên nhân thất bại của Âu Lạc: Do ADV chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về mô tả nét chính về Thành Cổ Loa và sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN.

- Thời gian: 7 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Thành Cổ Loa còn có tên gọi là

A. Loa thành.

B. Hoàng thành.

C. Kinh thành.

D. Long thành.

Câu 2: Vũ khí đặc biệt dưới thời An Dương Vương là

A. Rìu chiến.

B. Dao găm.

C. Nỏ và mũi tên đồng.

D. Giáo.

Câu 3: Ý nào không phải là nguyên nhân khiến cho nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu?

A. Nội bộ đất nước chia rẽ.

B. Các tướng giỏi bỏ về quê.

C. Nhà vua già yếu, không còn đủ sức lãnh đạo đất nước.

D. Nhà vua chủ quan không lo phòng bị đất nước.

Câu 4: Đâu không phải là đánh giá đúng về thành Cổ Loa?

A. Là công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo.

B. Là căn cứ quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố.

C. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc.

D. Thành Cổ Loa chỉ là nơi làm, chỗ ở cho các vua chúa.

Câu 5: Sự thất bại của An Dương Vương dẫn tới hậu quả gì?

A. Đất nước ta lúc đó mất độc lập.

B. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ nhà Triệu.

C. Âu Lạc chịu sự đô hộ cuả nhà Tần.

D. Nhân dân ta khổ cực.

Câu 6: Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là

A. Phải có tinh thần đoàn kết.

B. Phải có lòng yêu nước.

C. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.

D. Phải có vũ khí tốt.

Câu 7: Bài học đầu tiên và quan trọng nhất về công cuộc giữ nước mà thời Văn Lang - Âu Lạc để lại cho chúng ta là gì?

A. Bài học về tinh thần cảnh giác.

B. Bài học về việc xây thành chiến đấu.

C. Bài học về kĩ thuật tác chiến.

D. Việc giành chính quyền đã khó, việc giữ chính quyền lại càng khó hơn.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS rút ra được bài học kinh nghiệm về sự thất bại của An Dương Vương.

- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho chúng ta bài học gì trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

- Thời gian: 4 phút.

- Dự kiến sản phẩm

+ Đề cao tinh thần cảnh giác với mọi kẻ thù.

+ Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.

+ Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống giặc ngoại xâm.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

Học bài – Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chương I, II chuẩn bị cho tiết ôn tập

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên