Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Sử 6

Tài liệu Giáo án Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án mới nhất giúp Thầy/Cô dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án môn Lịch Sử 6.

Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo

Để mua trọn bộ Giáo án Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Quảng cáo



Giáo án Lịch Sử 6 Bài 1: Lịch Sử là gì?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Lịch Sử hiện thực.

- Lịch Sử được con người nhận thức.

- Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử.

- Những nguồn sử liệu cơ bản.

- Ý nghĩa và sự cần thiết của tư liệu trong quá trình tìm hiểu lịch sử. 

2. Năng lực

* Năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: 

- Hiểu được lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch Sử.

- Giải thích được vì sao cần thiết phải học lịch sử.

- Nhận diện và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.

- Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.

3. Phẩm chất

- Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch Sử.

- Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại.

- Tôn trọng kỉ vật của gia đình.

- Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 6. 

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

  • GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.
  • Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
  • Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Lịch Sử và môn Lịch Sử

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay; Môn Lịch Sử là môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: 

+ Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian. Xã hội loài người cũng vậy. Quá trình đó là lịch sử.

+ Lịch Sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay (lịch sử hiện thực). 

I. Lịch Sử và môn Lịch Sử

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi : Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về lịch sử.

- Một vài ví dụ cụ thể về lịch sử:

+ Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Hán.

+ Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK 11 để xác định được:

 + Những yếu tố cơ bản về một chuyện xảy ra trong quá khứ (thời gian ; không gian ; nhân vật…).

+ Các câu hỏi cần đặt ra khi tìm hiểu về một sự kiện lịch sử.


- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 1.1 trong SGK và trả lời câu hỏi: 

? Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1.

- Những câu hỏi có thể được đặt ra :

+ Điện Kính Thiên được xây dựng vào thời gian nào? dưới triều đại nào?

+ Điện Kính Thiên được xây dựng ở đâu? nhằm phục vụ mục đích gì? 

+ Đôi rồng đá trước thềm Điện Kính Thiên có đặc điểm gì nổi bật?

+ Đôi rồng đá trước thềm Điện Kính Thiên được chạm khắc từ loại đá nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Vì sao phải học lịch sử?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được học lịch sử đề biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đầu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay; để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK trang 11 và trả lời câu hỏi: 

II. Vì sao phải học lịch sử?

? Vì sao phải học lịch sử?

Lý do phải học lịch sử:

+ Học lịch sử đề biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được quá trình dừng nước và giữ nước của cha ông.

+ Học lịch sử để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS quan sát Hình 1.2 SGK trang 11: Mỗi người đều có nguồn gốc xuất thân, đó là lịch sử của gia đình, dòng họ. Khi một dòng họ xây dựng nhà thờ tổ, lập gia phả,... đều phải nghiên cứu về cội nguồn xa xưa của dòng họ. Đây chính là lịch sử của dòng họ. Mở rộng ra, mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc mình. Như vậy, học lịch sử không phải là học những gì xa xôi mà học là để biết về chính quá khứ của dòng họ, làng xóm, dân tộc mình.


- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi:

? Có ý kiến cho rằng: Lịch Sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch Sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

- Em không đồng ý với ý kiến Lịch Sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch Sử vì: học môn Lịch Sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.

? Em hiểu thế nào về từ “gốc tích” trong câu thơ “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Nêu ý nghĩa câu thơ?

- Giải thích từ “gốc tích” có nghĩa là nguồn gốc, lai lịch

- Ý nghĩa của câu thơ “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”: Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu mỗi người cần hiểu rõ về lịch sử dân tộc để hiểu biết về nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được nguồn sử liệu (tư liệu lịch sử) là dấu tích của người xưa là ở lại với chúng ta và được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau; có nhiều nguồn tư liệu khác nhau như tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết,... Trong các nguồn tư liệu đó, có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK trang 12 và trả lời câu hỏi: 


? Nguồn sử liệu là gì?

- Nguồn sử liệu (còn gọi là tư liệu lịch sử) là những dấu tích của người xưa được lưu lại dưới nhiều dạng khác nhau.

? Có những nguồn sử liệu nào?

- Có nhiều nguồn tư liệu khác nhau như tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết,... Trong các nguồn tư liệu đó, có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin về các nguồn sử liệu và quan sát Hình 1.3 đến Hình 1.6 và trả lời câu hỏi:


? Trình bày đặc điểm của các nguồn sử liệu? Nguồn sử liệu nào có giá trị lịch sử xác thực nhất, tại sao?

- Đặc điểm của các nguồn sử liệu :

+ Tư liệu gốc: Đây là nguồn sử liệu có giá trị lịch sử xác thực nhất vì nó là nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó.

+ Tư liệu truyền miệng: gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca„. được truyền từ đời này qua đời khác.

+ Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mại rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay hay in trên giấy,...ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người

+ Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

? Hãy cho biết các hình từ Hình 1.3 đến Hình 1.6 hình nào là tư liệu gốc?

- Các bức hình số 1.4, 1,5, 1.6 là tư liệu gốc

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới



C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK trang 14.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 và câu hỏi 5 phần Vận dụng SGK trang 14: 

Câu 3: Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống? Hãy kể cho cả lớp nghe về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó.

Câu 5: Cửa Bắc, một công trình kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khu đánh chiếm thành Hà Nội năm 1832. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xoá đi những vất đạn pháo đó. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 

Câu 3: Các di tích lịch sử ở địa phương em đang sống (TP. Hồ Chí Minh).

+ Dinh Độc Lập (số 35, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Khu di tích Địa đạo Củ Chi (Xã Phú Mỹ Hưng, xã Phạm Văn Cội, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Cơ sở Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ (Số 51/10/14 đường Cao Thắng, Phường 3, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh)

+ Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động Thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968 (nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Sở Chỉ huy tiền phương Phân khu 6 trong chiến dịch Mậu Thân 1968 (Số 11 đường Lý Chính Thắng, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

Câu 5: Em không đồng tình với ý kiến: trùng tu lại mặt thành Cửa Bắc, xóa đi những vết đạn pháo, vì: những vết đạn pháo trên mặt thành là chứng tích cho tinh thần yêu nước, chiến đấu anh dũng của quân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ thành Hà Nội.

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Xem trước nội dung bài 2. Thời gian trong lịch sử.

- Sưu tầm một tờ lịch xé hàng ngày.

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Cách tính thời thời gian trong lịch sử theo dương lịch và âm lịch.

- Cách tính thời gian theo Công lịch và những quy ước gọi thời gian theo chuẩn quốc tế.

2. Năng lực

* Năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: 

- Nêu được một số khái niệm về thời gian trong lịch sử như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch.

- Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.

- Biết đọc, ghi, và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới.

- Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian.

3. Phẩm chất

- Tính chính xác, khoa học trong học tập và trong cuộc sống.

- Biết quý trọng thời gian, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa học cho cuộc sống, sinh hoạt của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch Sử và Địa Lí 6. 

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch Sử và Địa Lí 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

  • GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 

? Em hãy cho biết hôm nay là thứ mấy, ngày, tháng năm nào? Vì sao em biết điều này?

? Em hãy mở trang 36 và trang 89 của SGK và tính tuổi của xác ướp vua Tu-tan-kha-mun, tính năm Hai Bà Trưng khởi nghĩa đến thời điểm hiện tại?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: 

- Có thể biết hôm này là thứ mấy, ngày tháng năm nào là do xem thông tin trong lịch treo tường. 

- HS có thể chưa biết tính tuổi của xác ướp vua Tutankhamun và năm Hai Bà Trưng khởi nghĩa do chưa hiểu được trước Công nguyên và sau Công nguyên là gì.

  • GV dẫn dắt vấn đề: 

- Các em có thể biết được hôm nay là thứ mấy, ngày tháng năm nào là do xem thông tin trên tờ lịch. Nhưng trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau. Vì sao lại như vậy? Việc xác định thời gian, là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Từ xa xưa, người ta đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều cách tính thời gian khác nhau: đồng hồ, lịch,... Tại sao lại có nhiều cách tính thời gian khác nhau? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 2: Thời gian trong lịch sử. 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Âm lịch, dương lịch

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất; dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Người xưa tính thời gian bắt đầu từ sự phân biệt sáng - tối (ngày-đêm) trên cơ sở quan sát, tính toán quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời từ Trái Đất và sáng tạo ra lịch. 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK trang 15 và trả lời câu hỏi: 

I. Âm lịch, dương lịch

? Âm lịch là gì?

- Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. 

? Dương lịch là gì?

- Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: 


? Câu đồng dao “Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo” thể hiện cách tính của người xưa theo âm lịch hay dương lịch?

- Từ ngày 10 âm lịch trở đi, trăng bắt đầu tỏ (trăng náu, nhìn rõ) và ngày 16 là trăng tròn nhất (trăng treo). 

=> Câu đồng dao thể hiện cách tính thời gian theo Âm lịch.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.2 và giới thiệu cho HS cách tính thời gian bằng đồng hồ mặt trời của người xưa: Người ta dùng một cái mâm tròn, trên có kẻ nhiều đường tròn đồng tâm, dùng một cái que gỗ cắm ở giữa mâm rồi để ra ngoài ánh nắng mặt trời. Bóng của cái que chỉ đến vạch vòng tròn nào đó là chỉ mấy giờ trong ngày.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.


Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Cách tính thời gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là công lịch; Công lịch lấy năm 1 là năm làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên, sau năm đó là Công nguyên.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV giới thiệu kiến thức:

Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là công lịch.

+ Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong văn bản của nhà nước, tuy nhiên, âm lịch vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 


? Vì sao trên thế giới cần một thứ lịch chung?

- Do xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc ngày càng được mở rộng, cần có nhu cầu thống nhất về cách tính thời gian. 

? Người Việt Nam hiện nay đón Tết Trung thu theo loại lịch nào?

- Người Việt Nam hiện nay đón Tết Trung thu theo âm lịch.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Sơ đồ 2.4 SGK trang 16 và trả lời câu hỏi: 

? Em hãy giải thích các khái niệm trước Công nguyên, Công nguyên, thập kỉ, thể kỉ, tiên niên kỉ?



- “Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc chúa Giê-xu ra đời

- “trước Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc trước khi chúa Giê-xu ra đời.

- “thập kỉ” = 10 năm

- “thế kỉ” = 100 năm.

- “thiên niên kỉ =  1000 năm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK trang 16: 
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 

+ Tính từ năm 179 TCN đến năm 2021 là: 2.200 năm, 220 thập kỉ, 22 thế kỉ. 

+ Tính từ năm 111 TCN đến năm 2021 là: 2.132 năm, hơn 213 thập kỉ, hơn 21 thế kỉ. 

+ Tính từ năm 1 đến năm 2021 là: 2021 năm, hơn 202 thập kỉ, hơn 20 thế kỉ. 

+ Tính từ năm 544 đến năm 2021 là: 1477 năm, hơn 147 thập kỉ, hơn 14 thế kỉ.

+ Tính từ năm 938 đến năm 2021 là: 1083 năm, hơn 108 thập kỉ, hơn 10 thế kỉ. 

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 và câu hỏi 3 phần Vận dụng SGK trang 16: 

Câu 2: Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của nước Việt Nam: Giỗ tổ Hùng Vương, tết Nguyên đán, ngày Quốc khánh, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tính theo loại lịch nào?

Câu 3: Quan sát Hình 2.3, theo em vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 

Câu 2: 

- Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3), Tết Nguyên Đán (khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới) là những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo Âm lịch.

- Ngày Quốc khánh (ngày 2/9) là ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo Dương lịch.

Câu 3:

- Trên tờ lịch ghi cả 2 ngày (Dương lịch và Âm lịch) vì:

+ Nhịp sống hiện đại đòi hỏi người Việt phải hội nhập, hòa nhịp theo sự phát triển của thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều sử dụng dương lịch => trên tờ lịch của Việt Nam cần phải ghi ngày dương lịch.

+ Mặt khác, từ xa xưa cho tới hiện nay, người Việt vẫn sử dụng ngày âm lịch trong đời sống sản xuất (sản xuất nông nghiệp theo thời vụ) và đời sống sinh hoạt thường nhật (ví dụ: các ngày lễ tết, ngày cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi…) => do đó, cần ghi thêm ngày âm lịch (tương ứng với ngày dương lịch) để người dân dễ dàng theo dõi.

- Không nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch, nên duy trì cách ghi lịch (có đồng thời cả 2 ngày Dương lịch và Âm lịch) như hiện nay.

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Xem trước nội dung bài 3. Nguồn gốc loài người.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm giáo án lớp 6 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên