Giáo án Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Giáo án Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được một số nét khái quát tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến hết thế kỉ I: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta (xoá tên nước ta, đồng hoá và bóc lột tàn bạo dân ta).
- Biết được những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: công việc chuẩn bị, sự ủng hộ của nhân dân, diễn biễn, kết quả.
- Hiểu được nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa.
- Xác định trên lược đồ nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
- Nhận xét về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán và chính sách cai trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Rèn cho học sinh biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ lịch sử.
2. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào dân tộc, biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
3. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Quan sát hình 43 SGK, trình bày được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Xác định trên lược đồ nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Hình ảnh và lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Những tư liệu lịch sử về Hai Bà Trưng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh về Hai Bà Trưng.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh trên?
- Dự kiến sản phẩm: Là hình ảnh về Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Năm 179 TCN, An DươngVương do chủ quan, thiếu cảnh giác đất nước ta rơi vào tay của Triệu Đà. Sau Triệu Đà, dưới ách cai trị tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta không chịu sống trong cảnh nô lệ nên đã liên tục nổi dậy đấu tranh, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc ta thời kỳ đầu công nguyên.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I
- Mục tiêu: Biết được tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 1 SGK trang 47. - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: + Nhóm 1,2: - Sau cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại , nước ta rơi vào tình trạng gì? + Nhóm 3,4: - Sau khi nhà Hán đánh bại nhà Triệu, chúng đã thực hiện chính sách gì ở nước ta? + Nhóm 5,6: - Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm mục đích gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm): ? Em hiểu thứ sử, đô uý, thái thú là gì. + Thứ sử là chức quan do bọn phong kiến Trung Quốc đặt ra để trông coi một số quận, hoặc đứng đầu bộ máy cai trị ở nước phụ thuộc. Thứ sử coi chính trị, Đô uý coi quân sự. ? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại của nhà Hán? - Nhà Hán mới bố trí được người cai trị từ cấp quận, còn cấp huyện, xã chúng chưa thể với tới nên buộc phải để người Âu Lạc trị dân như cũ. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, Triệu Đà sáp đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. - Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với sáu quận của Trung Quốc thành châu Giao. - Đứng đầu châu Giao là Thứ sử coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự và đều là người Hán. Ở các quận, huyện nhà Hán vẫn để các Lạc tướng trị dân như cũ. |
2. Hoạt động 2: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta
- Mục tiêu: Biết được chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS tiếp tục đọc mục 1. - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: + Nhóm 1,3,5: Em biết gì về thái thú Tô Định? Việc nhà Hán đưa người Hán sang Châu Giao sinh sống nhằm mục đích gì? + Nhóm 2,4,6: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Hán? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt... và bắt cống nạp những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai... - Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hoá dân tộc ta. |
3. Hoạt động 3: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình…
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 13 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 2. Cá nhân ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ? ? Em biết gì về Hai Bà Trưng? ? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? - HS: Dựa vào bản đồ tường thuật. ? Bốn câu thơ trong Thiên Nam Ngữ Lục nói lên mục đích của khởi nghĩa là gì? ? Việc khắp nơi kéo quân về tụ nghĩa nói lên điều gì? (Liên hệ câu nói của Lê Văn Hưu) - HS: Ách thống trị tàn bạo của nhà Hán khiến nhân dân ta căm giận và nổi dậy khởi nghĩa. ? Sử dụng lược đồ để xác định những nơi bùng nổ cuộc khởi nghĩa ? Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa? HS: Giành lại độc lập cho Tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp của các vua Hùng. ? Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
a. Nguyên nhân - Do ách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm nhân dân ta ở khắp nơi căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại. b. Diễn biến - Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu. - Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan. c. Kết quả - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận là
A. Giao Chỉ và Nhật Nam.
B. Giao Chỉ và Phong Châu.
C. Cửu Chân và Mê Linh.
D. Giao Chỉ và Cửu Chân.
Câu 2: Châu Giao do nhà Hán thiết lập gồm những vùng đất nào?
A. Nước Nam Việt và 6 quận của Trung Quốc.
B. Nước Âu Lạc và 6 quận của Trung Quốc.
C. Vùng Cửu Chân, Nhật Nam và 5 quận của Trung Quốc.
D. Quảng Đông, Quảng Tây và Lạc Việt.
Câu 3: Nhà Hán đã đặt các chức quan nào để cai trị châu Giao?
A. Thứ sử, Thái thú, Đô úy.
B. Lạc hầu, Thái thú, Đô úy.
C. Thứ sử, Lạc tướng, Đô úy.
D. Thái thú, Đô úy, Huyện lệnh.
Câu 4: Đâu không phải là mục đích nhà Hán gộp Âu Lạc và 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao?
A. Muốn xóa bỏ hẳn nước Âu Lạc.
B. Biến nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.
C. Nhà Hán muốn giúp nước Âu Lạc.
D. Nhà Hán muốn đồng hóa dân tộc ta.
Câu 5: Tại sao nhà Hán vẫn để Lạc tướng cai trị như cũ ở cấp huyện?
A. Nhà Hán muốn người Việt tự trị.
B. Nhà Hán không muốn cai trị ở cấp huyện.
C. Nhà Hán muốn nhân dân ở các huyện được bình yên.
D. Nhà Hán chưa đủ mạnh để vươn tới các địa phương ở xa.
Câu 6: Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao sinh sống nhằm mục đích gì?
A. Để nhân dân hai nước hiểu nhau.
B. Giúp nhân dân ta nâng cao trình độ dân trí.
C. Bắt dân ta phải theo phong tục, tập quán của người Hán để đồng hóa người Việt.
D. Giải quyết nạn dân số tăng nhanh ở Trung Quốc.
Câu 7: Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
A. Trả thù cho chồng.
B. Giành lại độc lập cho Tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp của các vua Hùng.
C. Giúp cho kinh tế phát triển.
D. Loại kẻ thù ra khỏi nước ta.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS đánh giá, nhận xét …
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì? Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm
*Việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên
+ Ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta rất tàn bạo, khiến nhân dân khắp nơi đều căm phẫn.
+ Nhân dân ta không cam chịu cảnh mất nước sẵn sang nổi dậy khi có thời cơ.
+ Tinh thần đoàn kết chống giặc của nhân dân ta…
*Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu
+ Lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc của nhân dân ta.
+ Dân tộc ta đủ sức giành và giữ vững nền độc lập dân tộc…
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, xem trước bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
1. Sưu tầm tranh ảnh về Hai Bà Trưng.
2. Sau khi đánh đuổi quân Đông Hán, Hai Bà Trưng đã làm để giữ vững nền độc lập?
3. Việc suy tôn Trưng Trắc lên làm vua có ý nghĩa gì?
4. Cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)