(KHBD) Giáo án Lịch Sử 6 Bài 20 (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 6 Bài 20 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Lịch Sử 6 Bài 20 (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Sử 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sử 6 KNTT Xem thử Giáo án Sử 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 6 CD Xem thử Giáo án Sử 6 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sử 6 CTST
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
(Kết nối tri thức) Giáo án Lịch Sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam
(Kết nối tri thức) Giáo án điện tử Lịch Sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam
(Chân trời sáng tạo) Giáo án Lịch Sử 6 Bài 20: Vương quốc Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
(Chân trời sáng tạo) Giáo án điện tử Lịch Sử 6 Bài 20: Vương quốc Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Xem thử Giáo án Sử 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sử 6 KNTT Xem thử Giáo án Sử 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 6 CD Xem thử Giáo án Sử 6 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sử 6 CTST
Lưu trữ: Giáo án Lịch Sử 6 Bài 20 (sách cũ)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc (chữ Hán, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc (tiếng nói, phong tục tập quán).
- Biết và ghi nhớ nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của khởi nghĩa Bà Triệu.
- Nhận xét sơ đồ về sự phân hoá xã hội Thời Văn Lang- Âu Lạc và Thời kì bị đô hộ.
2. Thái độ
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, nhân dân ta trong hoàn cảnh khó khăn vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, chống lại sự đồng hoá của kẻ thù.
- Giáo dục HS lòng biết ơn đối với Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành lại độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng
- HS làm quen với phương pháp phân tích, nhận thức lịch sử thông qua sơ đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Quan sát lược đồ, trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Triệu.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Hình ảnh, lược đồ khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
- Sơ đồ về sự phân hoá xã hội Thời Văn Lang- Âu Lạc và Thời kì bị đô hộ.
- Hình 46 – Lăng Bà Triệu ở Núi Tùng (Thanh Hóa) phóng to.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là biết được nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của khởi nghĩa Bà Triệu, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh về Bà Triệu.
? Em biết gì về những hình ảnh trên?
- Dự kiến sản phẩm: Là hình ảnh về Bà Triệu.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta đã biết tuy thế lực phong kiến phương Bắc luôn tìm mọi cách để kìm hãm nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn phát triển. Từ sự phát triển về kinh tế đã kéo theo những chuyển biến về xã hội. Vậy xã hội có những chuyển biến như thế nào? Vì sao dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, diễn biến, kết quả ra sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu…
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc
- Mục tiêu: Biết được sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 18 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 3 SGK và quan sát sơ đồ phân hóa xã hội - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: + Nhóm 1,2: ? Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội nước ta? ? Tình hình văn hóa nước ta có gì thay đổi? + Nhóm 3,4: ? Theo em, việc chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta nhằm mục đích gì? + Nhóm 5,6: ? Những phong tục tập quán nào ta còn ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) ? Em háy cho biết xã hội thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành những tầng lớp nào? Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo chưa? - Thời Văn Lang – Âu Lạc bị phân hóa thành 3 tầng lớp: Qúy tộc, nông dân công xã và nô tì. - Xã hội chưa có sự phân biệt giàu nghèo… ? Bộ phận đông đảo nhất của xã hội Âu Lạc là ai? Họ có vai trò trong xã hội như thế nào? - HS:… ? Nô tì trong xã hội thời kỳ bị đô hộ có cuộc sống ra sao? - GV hình thành khái niệm "đồng hóa" cho HS. ? Nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỷ I – VI là gì? - Đấu tranh chống đồng hóa, giữ gìn phong tục tập quán, văn hóa dân tộc… Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Sơ đồ phân hóa xã hội
- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận, huyện và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáo... và những luật lệ, phong tục tập quán của người Hán vào nước ta. - Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, phong tục và nếp sống của dân tộc ; đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hoá của mình. |
2. Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
- Mục tiêu: Biết và ghi nhớ nguyên nhân diễn biến chính, ý nghĩa của khởi nghĩa.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 17 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 4. Thảo luận nhóm cặp đôi. ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? ? Lời tâu của Tiết Tổng nói lên điều gì? ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Bà Triệu? ? Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bà Triệu được dẫn trong SGK? ? Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ như thế nào? - GV: Trích dẫn câu nói của nhà Ngô: “Năm 248 toàn thể Giao Châu chấn động” ? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa ? ? Vì sao cuộc khởi nghĩa của bà Triệu bị thất bại? - Do lực lượng quá chênh lệch, nhà Ngô mạnh, nhiều mưu kế hiểm độc. ? Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào? ? Qua câu ca dao SGK, cho thây thái độ của nhân dân ta đối với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu như thế nào? - Câu ca dao nói lên niềm tự hào của nhân dân về Bà Triệu và tinh thần sẵn sàng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà. GV trực quan hình ảnh về lăng Bà Triệu ở Núi Tùng (Thanh Hóa). ? Em biết gì về lăng Bà Triệu ở Núi Tùng (Thanh Hóa)? ? Việc nhân dân ta xây dựng lăng Bà Triệu ở Núi Tùng (Thanh Hóa) nhằm mục đích gì? - HS trả lời. - GV chốt ý, tổng kết bài. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Nguyên nhân: nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ... - Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi đánh ra khắp Giao Châu. - Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá). - Ý nghĩa : khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
- Thời gian: 4 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Trước khi nhà Hán sang cai trị, xã hội nước ta có những tầng lớp nào?
A. Qúy tộc - Nông dân công xã - Nô tì.
B. Vua, Qúy tộc - Nông dân công xã - Nô tì.
C. Quan đô hộ, Qúy tộc - Nông dân công xã - Nô tì.
D. Vua, Hào trưởng Việt - Nông dân công xã - Nô tì.
Câu 2: Tại sao vào thời Hán đô hộ, nước ta xuất hiện tầng lớp nông dân lệ thuộc?
A. Bị người Hán đánh đập thậm tệ.
B. Bị người Hán thâu tóm mọi quyền hành.
C. Bị người Hán cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nặng nề.
D. Bị người Hán ép buộc làm việc nhiều.
Câu 3: Những đạo nào được du nhập vào nước ta dưới thời Hán cai trị?
A. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.
B. Nho giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo.
C. Hồi giáo, Đạo giáo, Bà La Môn giáo.
D. Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo.
Câu 4: Đâu không phải là mục đích chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta?
A. Làm cho tất cả dân ta đều biết đọc, biết viết chữ Hán.
B. Để cho con em của bọn đô hộ không bị thất học.
C. Bắt dân ta học chữ Hán, phổ biến tư tưởng, luật lệ, phong tục người Hán.
D. Làm cho hai dân tộc gần gũi hơn.
Câu 5: Tại sao cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại?
A. Lực lượng nhà Ngô rất mạnh.
B. Không có vũ khí tốt.
C. Quân địch đánh lén.
D. Bị cướp vũ khí.
Câu 6: Câu nào sau đây là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
A. Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
B. Thể hiện tinh thần cầu tiến.
C. Thể hiện tinh thần tiếp thu nền văn hóa của nước ngoài.
D. Khẳng định truyền thống đấu tranh kiên cường của dân ta.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS kể chuyện, nhận xét …
- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Trình bày những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu?
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Phụ nữ đã tích cực hưởng ứng, tham gia và có những đóng góp quan trọng, là lực lượng đông đảo tham gia cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống quân xâm lược Hán… Xây dựng hình ảnh đẹp, tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, ôn lại những bài đã học để tiết sau làm bài tập.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)