Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn

Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.

- Nêu được vi khuẩn có lợi cho việc phân hủy chất hữu cơ góp phần hình thành mùn, dầu hỏa, than đá, góp phần lên men, tổng hợp vitamin, chất kháng sinh.

- Nêu được vi khuẩn có hại gây nên một số bệnh cho cây, động vật và người.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

- KNS: Hiểu được vi khuẩn là sinh vật vô cùng nhỏ bé, có loài có lợi, có loài có hại → giáo dục cho học sinh phải biết vệ sinh cá nhân, đồ dùng, nơi ở để hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

B. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh Các dạng vi khuẩn.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

C. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định lớp

Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Đa dạng của thực vật là gì? Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam giảm sút?

- Thế nào là thực vật quý hiếm?

- Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Trong thiên nhiên có những sinh vật hết sức nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được, chúng chiếm một số lượng lớn, ở khắp mọi nơi quanh ta. Vậy đó là sinh vật nào?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hình dạng

- GV cho HS quan sát tranh → cho HS trao đổi: Vi khuẩn có những hình dạng nào ?

- Gv: HS khác nhận xét, bổ xung.

- GV lưu ý dạng vi khuẩn sống thành từng đám hay từng chuỗi nhưng mỗi vi khuẩn vẫn là dơn vị sống độc lập.

- HS quan sát tranh → trao đổi trả lời:

Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy.

- HS: Bổ xung (nếu có)

- HS lắng nghe.

1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn.

Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, có nhiều dạng và cấu tạo đơn giản (chưa có nhân hoàn chỉnh).

Kích thước

- Y/c Hs đọc thông tin SGK trả lời:

Vi khuẩn có kích thước như thế nào?

- GV y/c hs khác nhận xét.

- HS: đọc SGK trả lời:

Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ (từ một đến vài phần nghìn mm), phải quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn.

- HS: nhận xét (nếu có)

Cấu tạo

- GV cho HS đọc thông tin → trả lời CH:

1. Nêu cấu tạo tế bào của vi khuẩn

2. So sánh cấu tạo tế bào của vi khuẩn với tế bào thực vật.

- GV chốt kiến thức

- GV cung cấp thêm thông tin: một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được.

- HS trả lời câu hỏi:

1. Đơn bào, có vách tế bào, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.

2. Khác tế bào thực vật, vi khuẩn không có diệp lục, chưa có nhân hoàn chỉnh.

- HS ghi bài

- HS lắng nghe.

- GV yêu cầu HS tìm thông tin trả lời câu hỏi:

1. Vi khuẩn không có diệp lục, vậy nó sống bằng cách nào ?

- HS tìm thông tin trả lời câu hỏi:

1. Chúng sử dụng chất hữu cơ sẵn có trong xác động thực vật đang phân hủy(hoại sinh); hoặc sống nhờ cơ thể khác (kí sinh) cả 2 cách dd như vậy gọi là dinh dưỡng dị dưỡng.

2. Cách dinh dưỡng

Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng: hoại sinh và kí sinh. Trừ một số vi khuẩn có khả năng tự dưỡng.

2. Có mấy cách dinh dưỡng của vi khuẩn ?

- GV chốt ý.

- GV giải thích cách dinh dưỡng của vi khuẩn:

+ Hoại sinh: sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân hủy.

+ Ký sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác.

2. Dinh dưỡng dị dưỡng bằng cách: hoại sinh và kí sinh.

- HS ghi bài

- GV yêu cầu HS đọc thông tin → trả lời câu hỏi:

1.Vi khuẩn phân bố trong tự nhiên như thế nào ?

- GV chốt ý.

- GV mở rộng: Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi tế bào, nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ sinh sản rất nhanh

Khi gặp điều kiện bất lợi (khó khăn về thức ăn và nhiệt độ) → vi khẩn kết bào xác.

→ giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- HS đọc thông tin → trả lời câu hỏi:

1.Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn.

- HS ghi bài

- HS lắng nghe.

3: Phân bố và số lượng

Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn: trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật.

Vi khuẩn có số lượng loài rất lớn.

a. Vi khuẩn có ích:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 50.2 → làm bài tập điền từ SGK tr. 162.

- GV nhận xét

- Cho HS đọc thông tin đoạn Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.162 → thảo luận: Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?

- HS quan sát hình → làm bài tập điền từ SGK tr. 162.

- 1 – 2 HS đọc bài tập, lớp nhận xét.

- HS tự sửa chửa

- HS đọc thông tin đoạn Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.162 → thảo luận:

+ Trong tự nhiên: phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ; góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

+ Trong đời sống:

- Nông nghiệp: cố định đạm

→ bổ sung đạm cho đất.

- Chế biến thực phẩm: vi khuẩn len men làm giấm, tương, rượu,..

- Vai trò trong công nghiệp sinh học.

4. Vai trò của vi khuẩn

a. Vi khuẩn có ích:

Vi khuẩn có vai trò trong tự nhiên và đời sống con người: Phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ, góp phần hình thành than đá, dầu lửa, nhiều vi khuẩn ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm.

- GV nhận xét, chốt ý.

- GV cho HS giải thích một số hiện tượng thực tế: Vì sao muối dưa, cà ngâm vào nước muối sau vài ngày hóa chua?

- GV nhận xét, chốt ý.

- GV cho HS giải thích một số hiện tượng thực tế: Vì sao muối dưa, cà ngâm vào nước muối sau vài ngày hóa chua?

b. Vi khuẩn có hại:

- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:

1. Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn gây ra?

- HS thảo luận các câu hỏi đạt:

1. HS thảo luận cho biết thông tin.

b. Vi khuẩn có hại:

Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.

2. Các loại thức ăn để lâu ngày dễ bị ôi thiu, vì sao? Muốn thức ăn không bị ôi thiu phải làm thế nào?

2. Do vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn → muốn giữ thức ăn → ngăn ngừa vi khuẩn sinh sản bằng cách: đông lạnh thức ăn, phơi khô, ướp muối,…

- GV nhận xét.

- GV cung cấp thông tin: bệnh tả do phẩy khuẩn tả; bệnh lao do trực khuẩn lao.

Có những vi khuẩn có cả hai tác dụng có ích và có hại. Ví dụ: vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ

+ Có hại: làm hỏng thực phẩm

+ Có lợi: phân hủy xác động, thực vật tạo muối khoáng.

- GV yêu cầu HS liên hệ hành động của bản thân phòng chống tác hại do vi khuẩn gây ra.

- HS lắng nghe → ghi bài

- HS lắng nghe.

- GV giới thiệu sơ lược về virus → yêu cầu HS kể tên một vài bệnh do virus gây ra?

- Liên hệ với loại bệnh nguy hiểm nhất hiện nay do virus HIV gây ra → thái độ ứng xử.

- HS lắng nghe → kể một vài bệnh: cúm gà, sốt siêu vi, HIV,…

- Hình thành thái độ ứng xử đúng.

5: Sơ lược về virus

Vi rút rất nhỏ,chưa có cấu tạo tế bào sống, kí sinh bắt buộc và thường gây bệnh cho vật chủ

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây ?

A. Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm

B. Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh

C. Tất cả các phương án đưa ra

D. Có hình thái đa dạng : hình que, hình cầu, hình dấu phẩy,…

Câu 2. Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng ?

A. Vi khuẩn lactic     B. Vi khuẩn lam

C. Vi khuẩn than     D. Vi khuẩn thương hàn

Câu 3. Ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương thức dinh dưỡng chủ yếu ?

A. 4     B. 3     C. 1     D. 2

Câu 4. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu theo hình thức nào ?

A. Phân đôi     B. Nảy chồi     C. Tạo thành bào tử    D. Tiếp hợp

Câu 5. Vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống

A. cộng sinh.     B. hoại sinh.     C. kí sinh.     D. tự dưỡng.

Câu 6. Giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây ?

A. Cạnh tranh     B. Cộng sinh     C. Kí sinh     D. Hội sinh

Câu 7. Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây ?

A. Bánh gai     B. Giả cầy     C. Giò lụa     D. Sữa chua

Câu 8. Để bảo quản thực phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn hoại sinh, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra     B. Sấy khô

C. Ướp muối     D. Ướp lạnh

Câu 9. Khi nói về virut, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?

A. Có lối sống kí sinh

B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn

C. Có cấu tạo tế bào

D. Có hình thái và cấu trúc đa dạng: dạng khối, dạng que, dạng nòng nọc…

Câu 10. Khả năng phân hủy xác sinh vật phản ánh hình thức dinh dưỡng nào ở vi khuẩn ?

A. Cộng sinh     B. Hoại sinh     C. Hội sinh     D. Kí sinh

Đáp án

1. C

2. B

3. D

4. A

5. C

6. B

7. D

8. A

9. C

10. B

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Em có thể nêu tên một vài bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra?

Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu phải làm thế nào?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Vận dụng về mặt có lợi của vi khuẩn để tạo phân xanh bón cây. Dựa vào tính chất lên men của vi khuẩn lên men áp dụng làm các loại món ăn: như dưa chua. Hiểu được vì sao các thực phẩm tươi sống để lâu ngoài không khí lại nhanh bị hư, từ đó biết cách phải bảo quản thực phẩm (ướp lạnh, phơi khô, ướp muối...). Ngoài ra có những loài vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật → cần thiết phải phòng tránh.

- Tìm hiểu những bệnh do vi khuẩn gây ra cho con người và các sinh vật khác.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK

- Chuẩn bị bài tiếp theo, chuẩn bị nấm rơm, ủ nấm mốc theo hướng dẫn.

D. Rút kinh nghiệm - Bổ sung

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên