Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 19: Khi cả nhà bé tí - Kết nối tri thức

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 19: Khi cả nhà bé tí - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ “Khi cả nhà bé tí”, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

- Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ khi còn bé.

- Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.

- Kể về những việc em thích làm cùng với người thân.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

Quảng cáo

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố?

+ Câu 2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Hai chị em đã viết những điều về bố: “tính rất hiền, nói  rất to, ngủ rất nhanh, ghét nói dối, nấu ăn không ngon, yêu mẹ”.

+ Trả lời: Vì hai chị em quên không xóa dòng “Bố nấu ăn không ngon” trong tấm thiệp.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ “Khi cả nhà bé tí”, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

+ Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

+ Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ khi còn bé.

+ Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. Chú ý thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: Bài gồm 5 khổ thơ, mỗi đoạn là 1 khổ thơ.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: dọn dẹp, uống trà buổi sáng,…

- Luyện đọc câu dài:

Khi con/ còn bé tí/

Chẳng đọc sách,/ chơi cờ/

Chẳng dọn dẹp,/ chữa đồ/

Cả ngày / con đùa nghịch.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bạn nhỏ đã hỏi về những ai?

+ Câu 2: Bạn nhỏ thắc mắc điều gì?

<![if !supportLists]>a.   <![endif]>Bạn ấy thế nào khi còn bé?

<![if !supportLists]>b.  <![endif]>Mọi người như thế nào khi còn bé?

<![if !supportLists]>c.   <![endif]>Mọi người khi còn bé có giống bạn ấy không?

+ Câu 3: Hình ảnh của mỗi người trong gia đình hiện ra như thế nào trong suy nghĩ của bạn nhỏ?

+ Câu 4: Em thích hình  ảnh của ai nhất?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài thơ cho biết được tình cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

- GV hướng dẫn HS học thuộc khổ thơ các em yêu thích.

+ HS chọn những khổ thơ mình thích.

+ Học thuộc lòng từng khổ thơ.

- GV cho HS chọn 3 khổ thơ mình thích và đọc một lượt.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 2.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Bạn nhỏ hỏi về bà, ông, bố, mẹ.

+ Phương án b.

+ HS tự nêu theo suy nghĩ của mình. (Ví dụ:

<![if !supportLists]>·   <![endif]>Bà: Từ dáng hơi còng và việc chăm quét dọn nhà của bà hiện tại, trong suy nghĩ bạn nhỏ không biết ngày xưa bà có nghịch không, dáng có còng, có quét nhà dọn dẹp không?.

<![if !supportLists]>·   <![endif]>Ông: Từ dáng vẻ nghiêm nghị, chau mặt chơi cờ, uống trà buổi sáng của ông hiện tại, bạn nhỏ suy nghĩ và thắc mắc, khi còn bé tí ông có như vậy không?.

<![if !supportLists]>·   <![endif]>Bố: Từ những sở thích của bố bây giờ, như lái ô tô, sửa đồ, xem bóng đá, bạn nhỏ liên tưởng và thắc mắc, không biết khi còn bé tí bố có thích làm những việc như vậy không?.

<![if !supportLists]>·   <![endif]>Mẹ: Cũng  từ những việc làm yêu thích của mẹ hiện nay (cắm hoa, đi chợ, đọc sách), trong suy nghĩ của mình, bạn nhỏ  thắc mắc không biết khi  còn bé, mẹ có thích làm những việc như vậy không?.

+ HS tự nêu theo suy nghĩ của mình. (VD: Em  thích nhất hình ảnh của bà. Bà của bạn nhỏ trong bài thơ rất giống bà em: dáng cũng hơi còng, bà có tuổi nhưng vẫn hay làm, luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ,...)

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

- HS lắng nghe.

- HS chọn 3 khổ thơ và đọc lần lượt.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

3. Nói và nghe: Những người yêu thương

- Mục tiêu:

+ Kể về những việc em thích làm cùng người thân.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3: Đóng vai, hỏi – đáp về công việc yêu thích của những người thân trong gia  đình.

- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.

- GV hướng dẫn, thực hiện mẫu (tranh 1): 2 HS lần lượt đóng vai cháu và người bạn; thực hiện hỏi – đáp.

Mẫu:

+ HS1: Hằng ngày, bà của bạn thích làm gì?

+ HS2: Bà tớ rất thích đọc báo. Bà thường đọc báo Sức khỏe và Đời sống.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2  tương tự với các bức tranh còn lại: Đóng vai, hỏi – đáp về công việc yêu thích của những người thân trong gia  đình.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4: Kể về những việc em thích làm cùng người thân.

- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.

- GV hướng dẫn HS dựa vào bài tập 1, kể theo gợi ý:

+ Việc em thích làm cùng người thân là việc gì?

+ Em làm việc đó với ai? Thường làm lúc nào/khi nào?

+ Việc đó diễn ra như thế nào?

+ Nêu suy nghĩ của em khi được làm việc cùng người thân.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý và suy nghĩ về những việc mình thích làm cùng người thân.

- Mời một số HS trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em

+ Yêu cầu: Đóng vai, hỏi – đáp về công việc yêu thích của những người thân trong gia  đình.

- 2 HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.

- HS sinh hoạt nhóm và thực hiện đóng vai, hỏi – đáp về công việc yêu thích của những người thân trong gia  đình.

- HS thực hiện.

- 1 HS đọc yêu cầu: Kể về những việc em thích làm cùng người thân.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS sinh hoạt nhóm và thực hiện nói về những công việc thích làm cùng người thân.

- HS thực hiện kể trước lớp.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà đọc bài thơ “Khi cả nhà bé tí” cho người thân nghe  và hỏi về những công việc yêu thích của người thân khi còn bé.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS trả lời theo ý thích của mình.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên