Top 20 Đề thi Đạo Đức lớp 3 chọn lọc, có đáp án
Bộ Đề thi Đạo đức lớp 3 năm 2024 Học kì 1, Học kì 2 chọn lọc, có đáp án
Lời giải bài tập môn Đạo đức lớp 3 sách mới:
- (mới) Giải sgk Đạo đức lớp 3 (Kết nối tri thức)
- (mới) Giải sgk Đạo đức lớp 3 (Chân trời sáng tạo)
- (mới) Giải sgk Đạo đức lớp 3 (Cánh diều)
Bộ đề tổng hợp Top 20 Đề thi Đạo Đức lớp 3 Học kì 1 & Học kì 2 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức gồm các đề thi giữa kì và đề thi cuối kì giúp bạn đạt điểm cao trong các bài thi môn Đạo Đức 3.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?
A. 19/5/1890.
B. 19/5/1980.
C. 20/1/1890.
D. 01/2/1890.
Câu 2: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày, tháng, năm nào?
A. 15/1/1945.
B. 19/8/1945.
C. 20/11/1945.
D. 2/9/1945.
Câu 3: Bác Hồ có những tên gọi nào khác?
A. Nguyễn Sinh Cung.
B. Nguyễn Sinh Côn.
C. Nguyễn Tất Thành.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4:
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao …
Trong dấu “…” là?
A. Bác Hồ.
B. Kim Đồng.
C. Võ Thị Sáu.
D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 5: Bài hát nào nói về Bác Hồ?
A. Ngày đầu tiên đi học.
B. Con cò.
C. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
D. Cái bống bang.
Câu 6: Khi thất hứa với người khác thì em cảm thấy như thế nào?
A. Hối hận, day dứt.
B. Cởi mở, vui vẻ.
C. Không quan tâm.
D. Bình thường.
Câu 7: Khi em thực hiện được lời hứa của mình thì em sẽ cảm thấy như thế nào?
A. Hối hận, day dứt.
B. Cởi mở, vui vẻ.
C. Không quan tâm.
D. Bình thường.
Câu 8: T mượn sách của bạn hứa sẽ giữ gìn cẩn thận nhưng khi trả cuốn sách bị rách và mất nhiều trang. Việc làm đó thể hiện?
A. T là người không biết giữ lời hứa.
B. T là người biết giữ lời hứa.
C. T là người có ý thức.
D. T là người thiếu ý thức.
Câu 9: P hứa với bố học kỳ 2 sẽ học hành chăm chỉ và kết quả học kỳ 2 P dược cô giáo khen vì có thành tích học tập xuất sắc. Việc làm đó thể hiện?
A. P là người không biết giữ lời hứa.
B. P là người biết giữ lời hứa.
C. P là người có ý thức.
D. P là người thiếu ý thức.
Câu 10: L hứa với Q bạn học cùng lớp sẽ đi ăn trộm vải nhà bác hàng xóm. Trong tình huống này L hứa với Q nhưng việc làm này có nên làm không?
A. Có vì đã hứa là phải làm.
B. Không vì sợ bố mẹ biết.
C. Không vì mình không thích.
D. Không vì ăn trộm là việc làm xấu.
Câu 11: Tự làm lấy việc của mình là làm những việc làm nào sau đây?
A. Chỉ làm những việc mà mình thích.
B. Chỉ làm những việc mà bố mẹ bắt làm.
C. Chỉ làm những việc mà thầy cô bắt làm.
D. Chủ động làm những việc mình có thể tự làm không cần sự giúp đỡ của người khác.
Câu 12: Trường hợp nào em có thể nhờ bạn quét lớp của mình?
A. Bị gãy chân.
B. Bị gãy tay.
C. Bị ốm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Trường hợp nào em không nên nhờ bạn quét lớp của mình?
A. Bạn bị ốm.
B. Bạn bị đau bụng.
C. Bạn bị gãy tay.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 14: Đối với những việc khó em không tự làm được em sẽ làm gì?
A. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ.
B. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô.
C. Nhờ sự giúp đỡ của anh chị.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 15: Những việc em có thể tự làm là?
A. Nhặt rau giúp mẹ.
B. Làm đường.
C. Khoan tường.
D. Sửa điện.
Câu 16: Khi ông bị đau chân, H ngồi bóp chân cho ông. Hành động đó cho thấy?
A. H là người quan tâm, chăm sóc ông bà.
B. H là người tốt bụng.
C. H là người ích kỷ.
D. H là người hòa đồng.
Câu 17: Khi bà bị ốm, P liền đi mua sữa cho bà uống. Việc làm đó thể hiện?
A. P là người quan tâm, chăm sóc ông bà.
B. P là người tốt bụng.
C. P là người ích kỷ.
D. P là người hòa đồng.
Câu 18: Khi mẹ bị ốm em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ.
B. Đi chơi.
C. Nấu cơm cho mẹ ăn.
D. Coi như không biết.
Câu 19: Khi mẹ đi chợ, em ở nhà sẽ làm những việc làm nào giúp mẹ?
A. Nhặt rau.
B. Quét nhà.
C. Đặt nồi cơm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 20: Ai có bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ lúc già yếu, ốm đau?
A. Chỉ có anh cả.
B. Chỉ có chị cả.
C. Chỉ có em út.
D. Tất cả con cái trong gia đình.
Đáp án & Thang điểm
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Bạn H lấy tiền mừng tuổi của mình để ủng hộ các bạn nhỏ vùng sâu, vùng xa. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Câu 2: Bạn M cùng các bạn trong lớp vẽ tranh chào mừng ngày 20/11 để tặng cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Câu 3: Trong giờ ra chơi, Bạn D thường đi mua quà ăn vặt để ăn và vứt rác trong ngăn bàn. Việc làm đó đã làm trái với điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Câu 4: Trên đường đi học về, H được 1.000.000đ và mang số tiền đó đến nhờ chú công an trả lại cho người mất. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
C. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Câu 5: Bác Hồ sinh ra tại đâu?
A. Nghệ An.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Trị.
D. Hà Nội.
Câu 6: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?
A. 19/5/1890.
B. 19/5/1980.
C. 20/1/1890.
D. 01/2/1890.
Câu 7: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày, tháng, năm nào?
A. 15/1/1945.
B. 19/8/1945.
C. 20/11/1945.
D. 2/9/1945.
Câu 8: Bác Hồ có những tên gọi nào khác?
A. Nguyễn Sinh Cung.
B. Nguyễn Sinh Côn.
C. Nguyễn Tất Thành.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9:
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao …
Trong dấu “…” là?
A. Bác Hồ.
B. Kim Đồng.
C. Võ Thị Sáu.
D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 10: Bài hát nào nói về Bác Hồ?
A. Ngày đầu tiên đi học.
B. Con cò.
C. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
D. Cái bống bang.
Câu 11: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói về?
A. Giữ lời hứa.
B. Lòng tự trọng.
C. Đoàn kết.
D. Cần cù.
Câu 12: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Không nên hứa với bất cứ ai điều gì.
B. Chỉ nên hứa những điều mà mình thực hiện được.
C. Hứa cái gì cũng làm.
D. Hứa nhưng không làm.
Câu 13: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Hứa với tất cả mọi người, làm được hay không thì không cần biết.
B. Làm những việc tốt khi đã hứa.
C. Chỉ thực hiện lời hứa khi làm việc tốt.
D. Không nên hứa trước điều gì.
Câu 14: Biểu hiện của việc giữ lời hứa là?
A. Đi học đúng giờ.
B. Làm bài tập trước khi đến lớp.
C. Không chép tài liệu khi kiểm tra.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 15: Biểu hiện của việc không giữ lời hứa là?
A. Hứa xuông, lần sau lại vi phạm nội quy.
B. Hứa nhưng không thực hiện.
C. Hứa nhưng giả vờ quên.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 16: Giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta?
A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
B. Bị mọi người xa lánh.
C. Bị mọi người căm ghét.
D. Được mọi người tôn vinh.
Câu 17: Không giữ lời hứa sẽ?
A. Được mọi người tôn trọng và tin cậy.
B. Bị mọi người xa lánh.
C. Bị mọi người mất niềm tin.
D. Được mọi người tôn vinh.
Câu 18: Hành động nào sau đây lời hứa không nên làm?
A. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
B. Trốn mẹ đi tắm sông.
C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 19: Các hành vi biết giữ lời hứa là?
A. Sửa chữa đi học muộn bằng cách hẹn đồng hồ báo thức.
B. Trốn mẹ đi tắm sông.
C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
D. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
Câu 20: H hứa với bố sẽ không chơi game nữa nhưng được 2 hôm thì H lại trốn bố đi chơi game. Hành động đó thể hiện?
A. H là người không biết giữ lời hứa.
B. H là người biết giữ lời hứa.
C. H là người có ý thức.
D. H là người thiếu ý thức.
Đáp án & Thang điểm
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Nghe thấy người bán hàng rong bán hàng, Lâm nhại lại tiếng của người bán hàng rong, em sẽ làm gì?
A. Em không nói gì.
B. Em sẽ trêu ngươi cùng bạn.
C. Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, nên tôn trọng họ.
D. Em sẽ mặc kệ.
Câu 2: Đối với người lao động làm việc em sẽ?
A. Học tập gương người lao động.
B. Coi thường người lao động.
C. Tôn trọng người lao động.
D. Cả A và C.
Câu 3: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?
A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
B. Em sẽ mặc kệ cô.
C. Em sẽ trêu ngươi cô.
D. Em sẽ coi thường cô.
Câu 4: Em sẽ làm gì khi thấy có kẻ trộm đang ăn trộm bên nhà hàng xóm ?
A. Em sẽ gọi bố mẹ để bố mẹ báo công an.
B. Em sẽ mặc kệ.
C. Em sẽ hét to lên.
D. Em sẽ lấy gạch đáp.
Câu 5: Biểu hiện của phép lịch sự trong ăn uống là?
A. Không đảo thức ăn lộn xộn.
B. Mời ông bà, bố mẹ ăn cơm.
C. Không được cười đùa làm rơi thức ăn ra ngoài.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Biểu hiện của không lịch sự trong ăn uống là?
A. Đảo thức ăn để chọn miếng ngon nhất.
B. Không mời ông bà, bố mẹ.
C. Cười đùa làm vỡ bát.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?
A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không.
B. Mặc kệ bạn.
. Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
D. Bỏ đi chơi chỗ khác.
Câu 8: Câu ca dao : Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khuyên chúng ta điều gì?
A. Lịch sự với mọi người.
B. Khinh thường người khác.
C. Hòa đồng với mọi người.
D. Trung thực với mọi người.
Câu 9: Em sẽ làm gì khi thấy có người ăn trộm biển an toàn giao thông đi bán lấy tiền?
A. Mặc kệ.
B. Làm theo để kiếm tiền.
C. Đe dọa.
D. Nói với bố mẹ để bố mẹ báo với công an.
Câu 10: Bạn Hùng rủ bạn Minh ra cây xà cừ to ở trong trường cạo vỏ và khắc tên lên thân cây. Việc làm đó thể hiện?
A. Phá hủy công trình công cộng.
B. Giữ gìn công trình công cộng.
C. Xây dựng công trình công cộng.
D. Gìn giữ công trình công cộng.
Câu 11: Nhà văn hóa ở địa phương em được gọi là?
A. công trình công cộng.
B. tài sản cá nhân.
C. tài sản tư nhân.
D. không của ai.
Câu 12: Đường làng em bị hư hỏng, mọi người trong làng cùng nhau góp tiền và sức để làm đường, việc làm đó thể hiện?
A. Tu sửa công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 13: Bác Hoàn là người làm nghề quét rác. Có một hôm bác đến chơi nhà em. Em sẽ làm gì?
A. Đóng cửa không cho bác Hòa vào nhà
B. Tươi cười mời bác Hòa vào nhà uống nước
C. Em không nói gì với bác Hòa
D. Em bỏ đi nơi khác để không gặp bác Hòa
Câu 14: Em nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Em sẽ làm gì?
A. Tham gia cùng các bạn
B. Bỏ đi và không nói gì
C. Im lặng và kể chuyện với bố mẹ
D. Khuyên các bạn không nên làm như vậy và nên biết kính trọng những người lao động
Câu 15: Khi gặp người lớn phải cúi đầu, vòng tay chào lễ phép hành động đó thể hiện?
A. Khinh thường người khác.
B. Lịch sự với mọi người.
C. Hòa đồng với mọi người.
D. Trung thực với mọi người.
Câu 16: Ăn uống xong phải biết rót nước, lấy tăm mời ông bà, bố mẹ phép hành động đó thể hiện?
A. Khinh thường người khác.
B. Lịch sự với mọi người.
C. Hòa đồng với mọi người.
D. Trung thực với mọi người.
Câu 17: Đường làng em bị hư hỏng, mọi người trong làng cùng nhau góp tiền và sức để làm đường, việc làm đó thể hiện?
A. Tu sửa công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 18: Bố mẹ em cùng mọi người trong xóm làm sân bóng chuyền hơi để rèn luyện sức khỏe. Việc làm đó thể hiện?
A. xây dựng công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 19: Đối với các hành vi phá hoại công trình công cộng chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. noi gương.
D. phê bình.
Câu 20: Đối với các việc làm xây dựng, tu sửa công trình công cộng chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. noi gương.
D.động viên.
Đáp án & Thang điểm
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
1 | C | 11 | A |
2 | D | 12 | A |
3 | A | 13 | B |
4 | A | 14 | D |
5 | D | 15 | B |
6 | D | 16 | B |
7 | A | 17 | A |
8 | A | 18 | A |
9 | D | 19 | D |
10 | A | 20 | D |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Cho gà ăn, cho chó ăn, tắm cho lợn thể hiện ?
A. chăm sóc vật nuôi.
B. giữ gìn vật nuôi.
C. Bảo vệ vật nuôi.
D. Nuôi dưỡng vật nuôi.
Câu 2: Việc làm bắt sau cho cây trồng thể hiện?
A. chăm sóc cây trồng.
B. giữ gìn cây trồng.
C. phá hoại cây trồng.
D. chặt bỏ cây trồng.
Câu 3: Lớp 3A được phân công tưới cây trước cửa lớp. Sau khi tưới xong, Tuấn Anh định tưới cả các cây bên cạnh nhưng Hùng cản: “Có phải cây của lớp mình đầu mà cậu tưới”. Nếu là Tuấn Anh, em sẽ
A. Mặc kệ bạn.
B. Làm theo như bạn nói.
C. Nói với cô giáo để cô xử lí.
D. Khuyên bạn tưới cả cây của lớp bạn, thể hiện sự chăm sóc cây trồng.
Câu 4: Trên đường đi học, Dương thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ồn ào. Nếu là Dương, em sẽ
A. Mặc kệ.
B. Ra bờ ao nghịch nước.
C. Rủ các bạn ra nghịch cùng.
D. Tìm người lớn ở gần đó để tìm cách giải quyết.
Câu 5: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn. Nếu là Nga, em sẽ
A. Mặc kệ.
B. Ra chỗ khác chơi.
C. Mắng mẹ.
D. Cho lợn ăn rồi vào chơi tiếp.
Câu 6: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần. Nếu là Hải em sẽ
A. Mặc kệ bạn.
B. Làm theo như bạn nói.
C. Nói với cô giáo để cô xử lí.
D. Rủ bạn đi lối khác.
Câu 7: Tan học về, mấy bạn nhỏ rủ nhau trèo cây hái ổi xanh, vừa ăn vừa lấy ôi ném nhau em sẽ?
A. Mặc kệ bạn.
B. Làm theo các bạn.
C. Mách bố mẹ các bạn đó.
D. Khuyên các bạn không nên làm như vậy, phải biết chăm sóc cây trồng.
Câu 8: Mấy bạn nhỏ đi chăn trâu, mải chơi thả diều với nhau để trâu xuống ruộng ăn lúa, việc làm đó thể hiện?
A. chăm sóc cây trồng.
B. giữ gìn cây trồng.
C. phá hoại cây trồng.
D. chặt bỏ cây trồng.
Câu 9: Nghe đài báo có rét đậm, rét hại, Hồng cùng bố mẹ sửa sang chuồng trại, chống rét cho trâu bò, lợn gà, việc làm đó thể hiện?
A. chăm sóc vật nuôi.
B. giữ gìn vật nuôi.
C. Bảo vệ vật nuôi.
D. Nuôi dưỡng vật nuôi.
Câu 10: Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng là?
A. Tưới nước cho cây.
B. Bón phân cho cây.
C. Nhổ cỏ cho cây.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11: Việc không nên làm đối với cây trồng là?
A. Chặt cây
B. Chèo lên cây vặt quả ném nhau.
C. Dẫm đạp lên cây.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi là?
A. Cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, khỏe mạnh.
B. Chăm sóc khi thời thiết chuyển mùa.
C. Tiêm thuốc khi vật nuôi bị ốm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Đánh đập con chó trông nhà cho gia đình là việc làm?
A. chăm sóc vật nuôi.
B. giữ gìn vật nuôi.
C. Hành hạ vật nuôi.
D. Nuôi dưỡng vật nuôi.
Câu 14: Em sẽ làm gì khi con mèo của gia đình em bị ốm và nôn?
A. Mặc kệ.
B. Đánh nó, bắt nó phải ăn.
C. Bán nó đi.
D. Bảo với bố mẹ đưa nó gặp bác sỹ thú y.
Câu 15: Trước dịch cúm gia cầm đang gia tăng khiến nhiều gà vịt chết nhiều em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ.
B. Rắc vôi khử trùng.
C. Cùng bố mẹ chăm sóc vật nuôi của nhà.
D. Cả B và C.
Câu 16: Thấy bạn Hoài buồn và khóc vì bà nội bạn đã mất. Em sẽ ứng xử thế nào?
A. Chia buồn và đồng cảm với bạn
B. Trêu đùa để bạn Hoài vui hơn
C. Đùa giỡn bạn Hoài
D. Rủ các bạn khác trêu bạn Hoài
Câu 17: Vì một đám tang của một người thân trong gia đình. Mà người nhà của họ đã dựng rạp chiếm hết lòng đường và khiến cho một vụ tai nạn đã xảy ra. Em suy nghĩ thế nào về điều này?
A. Đồng tình với cách làm này
B. Tuy đồng cảm với nỗi đau mất người thân nhưng hoàn toàn không đồng tình với cách làm của họ
C. Im lặng và không có ý kiến gì
D. Không đồng cảm và cũng không đồng tình
Câu 18: Thấy một đám tang đi qua, các bạn nhỏ liền chỉ trỏ và bắt chước, chế giễu giọng khèn thổi đám tang. Em sẽ ứng xử thế nào?
A. Khuyên các bạn không nên làm như vậy vì mình nên tôn trọng người đã khuất
B. Tham gia cùng các bạn
C. Không nói gì
D. Chạy về nói với bố mẹ
Câu 19: Thấy một anh thanh niên không nhường đường cho chiếc xe tang. Em nghĩ sao với hành động này?
A. Đồng tình với anh thanh niên
B. Không có ý kiến
C. Không đồng tình với cách ứng xử của anh thanh niên
D. Lần sau em cũng không nhường đường cho chiếc xe tang
Câu 20: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói và chỉ trỏ thì em sẽ làm gì
A. mặc kệ.
B. nói chuyện với bố mẹ.
C. hùa vào nói chuyện như các bạn.
D. khuyên các bạn không nên làm như vậy, phải biết tôn trọng người đã khuất và người thân của họ.
Đáp án & Thang điểm
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
1 | A | 11 | D |
2 | A | 12 | D |
3 | D | 13 | C |
4 | D | 14 | D |
5 | D | 15 | D |
6 | D | 16 | A |
7 | D | 17 | B |
8 | A | 18 | A |
9 | A | 19 | C |
10 | D | 20 | D |
Xem thêm các đề kiểm tra các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học, Đạo đức lớp 3 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- 51 Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Học kì 1 có đáp án
- Top 10 Đề thi Toán lớp 3 Giữa kì 1 có đáp án
- Top 10 Đề thi Toán lớp 3 Cuối kì 1 có đáp án
- 51 Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Học kì 2 có đáp án
- Top 10 Đề thi Toán lớp 3 Giữa kì 2 có đáp án
- Top 10 Đề thi Toán lớp 3 Cuối kì 2 có đáp án
- Top 18 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 có đáp án
- Top 10 Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024 có đáp án
- Top 10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024 có đáp án
- Top 18 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 có đáp án
- 10 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án
- 10 Đề thi Cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án
- Top 5 Đề thi Giữa học kì 1 Tiếng Anh lớp 3 năm 2024 có đáp án
- Top 5 Đề thi Học kì 1 Tiếng Anh lớp 3 năm 2024 có đáp án
- Top 5 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Anh lớp 3 năm 2024 có đáp án
- Top 5 Đề thi Học kì 2 Tiếng Anh lớp 3 năm 2024 có đáp án
- Top 10 Đề thi Học kì 1 Tin học lớp 3 năm 2024 có đáp án
- Top 10 Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 3 năm 2024 có đáp án
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)