Bộ Đề thi Đạo Đức lớp 3 Học kì 1 có đáp án (20 đề)
Phần dưới là danh sách Bộ Đề thi Đạo Đức lớp 3 Học kì 1 có đáp án (20 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi môn Đạo đức lớp 3.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Nghe thấy người bán hàng rong bán hàng, Lâm nhại lại tiếng của người bán hàng rong, em sẽ làm gì?
A. Em không nói gì.
B. Em sẽ trêu ngươi cùng bạn.
C. Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, nên tôn trọng họ.
D. Em sẽ mặc kệ.
Câu 2: Đối với người lao động làm việc em sẽ?
A. Học tập gương người lao động.
B. Coi thường người lao động.
C. Tôn trọng người lao động.
D. Cả A và C.
Câu 3: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?
A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
B. Em sẽ mặc kệ cô.
C. Em sẽ trêu ngươi cô.
D. Em sẽ coi thường cô.
Câu 4: Em sẽ làm gì khi thấy có kẻ trộm đang ăn trộm bên nhà hàng xóm ?
A. Em sẽ gọi bố mẹ để bố mẹ báo công an.
B. Em sẽ mặc kệ.
C. Em sẽ hét to lên.
D. Em sẽ lấy gạch đáp.
Câu 5: Biểu hiện của phép lịch sự trong ăn uống là?
A. Không đảo thức ăn lộn xộn.
B. Mời ông bà, bố mẹ ăn cơm.
C. Không được cười đùa làm rơi thức ăn ra ngoài.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Biểu hiện của không lịch sự trong ăn uống là?
A. Đảo thức ăn để chọn miếng ngon nhất.
B. Không mời ông bà, bố mẹ.
C. Cười đùa làm vỡ bát.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?
A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không.
B. Mặc kệ bạn.
. Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
D. Bỏ đi chơi chỗ khác.
Câu 8: Câu ca dao : Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khuyên chúng ta điều gì?
A. Lịch sự với mọi người.
B. Khinh thường người khác.
C. Hòa đồng với mọi người.
D. Trung thực với mọi người.
Câu 9: Em sẽ làm gì khi thấy có người ăn trộm biển an toàn giao thông đi bán lấy tiền?
A. Mặc kệ.
B. Làm theo để kiếm tiền.
C. Đe dọa.
D. Nói với bố mẹ để bố mẹ báo với công an.
Câu 10: Bạn Hùng rủ bạn Minh ra cây xà cừ to ở trong trường cạo vỏ và khắc tên lên thân cây. Việc làm đó thể hiện?
A. Phá hủy công trình công cộng.
B. Giữ gìn công trình công cộng.
C. Xây dựng công trình công cộng.
D. Gìn giữ công trình công cộng.
Câu 11: Nhà văn hóa ở địa phương em được gọi là?
A. công trình công cộng.
B. tài sản cá nhân.
C. tài sản tư nhân.
D. không của ai.
Câu 12: Đường làng em bị hư hỏng, mọi người trong làng cùng nhau góp tiền và sức để làm đường, việc làm đó thể hiện?
A. Tu sửa công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 13: Bác Hoàn là người làm nghề quét rác. Có một hôm bác đến chơi nhà em. Em sẽ làm gì?
A. Đóng cửa không cho bác Hòa vào nhà
B. Tươi cười mời bác Hòa vào nhà uống nước
C. Em không nói gì với bác Hòa
D. Em bỏ đi nơi khác để không gặp bác Hòa
Câu 14: Em nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Em sẽ làm gì?
A. Tham gia cùng các bạn
B. Bỏ đi và không nói gì
C. Im lặng và kể chuyện với bố mẹ
D. Khuyên các bạn không nên làm như vậy và nên biết kính trọng những người lao động
Câu 15: Khi gặp người lớn phải cúi đầu, vòng tay chào lễ phép hành động đó thể hiện?
A. Khinh thường người khác.
B. Lịch sự với mọi người.
C. Hòa đồng với mọi người.
D. Trung thực với mọi người.
Câu 16: Ăn uống xong phải biết rót nước, lấy tăm mời ông bà, bố mẹ phép hành động đó thể hiện?
A. Khinh thường người khác.
B. Lịch sự với mọi người.
C. Hòa đồng với mọi người.
D. Trung thực với mọi người.
Câu 17: Đường làng em bị hư hỏng, mọi người trong làng cùng nhau góp tiền và sức để làm đường, việc làm đó thể hiện?
A. Tu sửa công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 18: Bố mẹ em cùng mọi người trong xóm làm sân bóng chuyền hơi để rèn luyện sức khỏe. Việc làm đó thể hiện?
A. xây dựng công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 19: Đối với các hành vi phá hoại công trình công cộng chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. noi gương.
D. phê bình.
Câu 20: Đối với các việc làm xây dựng, tu sửa công trình công cộng chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. noi gương.
D.động viên.
Đáp án & Thang điểm
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
1 | C | 11 | A |
2 | D | 12 | A |
3 | A | 13 | B |
4 | A | 14 | D |
5 | D | 15 | B |
6 | D | 16 | B |
7 | A | 17 | A |
8 | A | 18 | A |
9 | D | 19 | D |
10 | A | 20 | D |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Đối với người lao động chúng ta cần phải?
A.. Kính trọng.
B. Coi thường.
C. Biết ơn.
D. Cả A và C
Câu 2: Cơm ăn, áo mặc, sách vở và mọi của cải trong xã hội có được nhờ đâu?
A. người thân.
B. người bạn.
C. người nhà.
D. người lao động.
Câu 3: Có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc được gọi là?
A. Lịch sự với mọi người.
B. Hòa đồng với mọi người.
C. Yêu thương mọi người.
D. Bình đẳng với mọi người.
Câu 4: Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được ?
A. Tôn trọng, quý mến.
B. Yêu thương, đùm bọc.
C. Che chở, yêu thương.
D. Đùm bọc, che chở.
Câu 5: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện?
A. Không hòa đồng.
B. Không tiết kiệm.
C. Không sống chan hòa.
D. Không lịch sự với mọi người.
Câu 6: Đường làng em bị hư hỏng, mọi người trong làng cùng nhau góp tiền và sức để làm đường, việc làm đó thể hiện?
A. Tu sửa công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 7: Bố mẹ em cùng mọi người trong xóm làm sân bóng chuyền hơi để rèn luyện sức khỏe. Việc làm đó thể hiện?
A. xây dựng công trình công cộng.
B. Phá hủy công trình công cộng.
C. Đập phá công trình công cộng.
D. Cả B và C.
Câu 8: Đối với các hành vi phá hoại công trình công cộng chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. noi gương.
D. phê bình.
Câu 9: Đối với các việc làm xây dựng, tu sửa công trình công cộng chúng ta cần phải?
A. tuyên dương.
B. khen thưởng.
C. noi gương.
D.động viên.
Câu 10: Bác trưởng thôn đến nhà em vận động gia đình ủng hộ tiền để xây dựng đường làng. Em sẽ làm như thế nào/
A. Mặc kệ.
B. Bỏ đi chỗ khác chơi.
C. Khuyên bố mẹ không ủng hộ.
D. Khuyên bố mẹ ủng hộ.
Câu 11: hành động nào thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn người lao động?
A. Chào hỏi lễ phép.
B. Dùng hai tay khi đưa đồ cho mọi người.
C. Quý trọng sản phẩm lao động.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Hành động nào thể hiện sự không kính trọng, nhớ ơn người lao động?
A. Nói trống không.
B. Chế giễu người lao động nghèo.
D. Kinh thường người lao công.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà em thì em sẽ làm gì?
A. Em sẽ cảm ơn bác và mời bác cốc nước.
B. Em sẽ không nói gì.
C. Em sẽ chế giễu bác đưa thư.
D. Em sẽ nói trống không với bác đó.
Câu 14: Hành động chế giễu cô lao công thể hiện?
A. không kính trọng, nhớ ơn người lao động.
B. kính trọng, nhớ ơn người lao động.
C. tôn trọng người lao động.
D. Cả B và C.
Câu 15: Em sẽ làm gì khi thấy cụ già qua đường?
A. Mặc kệ cụ.
B. Dắt cụ sang đường.
C. Trêu ngươi cụ.
D. Đứng nhìn cụ xem cụ đi như thế nào.
Câu 16: Khách của bố mẹ đến nhà chơi trong khi bố mẹ em không có nhà. Em sẽ làm như thế nào?
A. Mặc kệ.
B. Tiếp tục xem phim.
C. Gọi điện thoại cho bố mẹ về.
D. Mời khách của bố mẹ vào nhà uống nước và chờ bố mẹ về.
Câu 17: Khách của bố mẹ ăn cơm nhà em, ăn xong em sẽ?
A. Mặc kệ.
B. Tiếp tục ngồi xem ti vi.
C. Lấy tăm mời khách.
D. Bỏ đi chơi.
Câu 18: Phép lịch sự sẽ giúp cho mọi người?
A. yêu thương nhau hơn.
B. đoàn kết nhau hơn.
C. gần gũi nhau hơn.
D. hòa đồng nhau hơn.
Câu 19: Công trình công cộng là …..của xã hội
A. tài sản riêng.
B. tài sản cá nhân.
C. tài sản chung.
D. của nhà nước.
Câu 20: Đối với công trình công cộng, mọi người dân đều có trách nhiệm ?
A. bảo vệ, giữ gìn.
B. phá bỏ.
C. đập phá.
D. xây dựng.
Đáp án & Thang điểm
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
1 | D | 11 | D |
2 | D | 12 | D |
3 | A | 13 | A |
4 | A | 14 | A |
5 | D | 15 | B |
6 | A | 16 | D |
7 | A | 17 | C |
8 | D | 18 | C |
9 | D | 19 | C |
10 | D | 20 | A |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Tác dụng của nước là
A. Nước dùng để uống.
B. Nước dùng để sinh hoạt.
C. Nước dùng để tưới cây.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Hành động nào thể hiện tiết kiệm nguồn nước?
A. Lấy nước sông tưới cây.
B. Lấy nước ao tưới rau.
C. Lấy nước sạch đun nước uống.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Hành động nào thể hiện sử dụng lãng phí nguồn nước?
A. Vửa xả nước vừa đi chơi.
B. Lấy nước lọc rửa xe.
C. Lấy nước lọc giặt quần áo.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Đối với nguồn nước sạch chúng ta cần phải sử dụng?
A. Lãng phí.
B. Tiết kiệm.
C. Làm ô nhiễm.
D. Cả A và C.
Câu 5: Biện pháp bảo vệ nguồn nước là?
A. Không xả rác thải ra nguồn nước.
B. Giữ vệ sinh nguồn nước.
C. Không cho gia súc tắm rửa trên nguồn nước.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là?
A. Xả rác thải ra nguồn nước
B. Xả nước thải chưa xử lí qua sông, ao, hồ.
C. Vứt xác chết động vật ra sông.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Ở trường học, em sử dụng nước tiết kiệm bằng cách?
A. Dùng xong tắt vòi nước ngay.
B. Nhắc nhở các bạn giữ gìn vệ sinh.
C. Nhắc nhở các bạn tiết kiệm nước sạch để uống.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8: Ở gia đình, em sử dụng nước tiết kiệm bằng cách?
A. Sử dụng nước lọc vào nấu ăn.
B. Lấy nước lọc tích trữ vào thùng để dùng dần.
C. Không xả nước lênh láng để nghịch.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9: Nước có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?
A. rất quan trọng.
B. không quan trọng.
C. bình thường.
D. không cần thiết.
Câu 10: Nam thường xả nước đầy vào các chậu nước rồi tắm và té khắp phòng tắm cho vui. Hành động đó thể hiện?
A. tiết kiệm nguồn nước.
B. lãng phí nguồn nước.
C. sử dụng hợp lí nguồn nước.
D. Cả A và C.
Câu 11: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chúng ta cần phải bảo vệ đó là?
A. đất.
B. nước.
C. không khí.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Nước chiếm bao nhiêu trong khối lượng cơ thẻ con người?
A. 40%.
B. 50%.
C. 60%.
D. 70%.
Câu 13: Để tốt cho sức khỏa, mỗi người nên uống?
A. 2 lít nước.
B. 1 lít nước.
C. 0,5 lít nước.
D. Không cần uống ước.
Câu 14: Nước uống hợp vệ sinh là nước uống?
A. đun sôi để nguội.
B. uống nước lã.
C. nước lấy từ sông, ao.
D. Cả B và C.
Câu 15: Nước mưa được gọi là?
A. Nước sạch.
B. Nước bẩn.
C. Nước bị ô nhiexm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 16: Khi nấu cơm em sẽ sử dụng loại nước nào để nấu?
A. Nước ao.
B. Nước sông.
C. Nước lọc.
D. Nước bẩn.
Câu 17: Để tưới rau ở vườn em sẽ sử dụng loại nước nào hợp lý nhất?
A. Nước ao.
B. Nước lọc.
C. Nước mưa.
D. Nước giếng.
Câu 18: Em và bạn Tuấn trên đường đi học về bắt gặp một đám tang. Tuy nhiên khi đi qua đoạn này, bạn Tuấn vẫn cười nói vui vẻ và cho rằng chỉ cần tôn trọng đám tang với những người mình quen biết. Em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Đồng tình quan điểm với bạn Tuấn
B. Khuyên bạn không nên suy nghĩ như vậy vì mình luôn luôn phải tôn trọng những người đã khuất
C. Không đồng tình với bạn Tuấn nhưng im lặng không nói gì
D. Phê phán và không tiếp tục chơi với bạn Tuấn
Câu 19: Khi đến gần một đám tang, có một nhóm thanh niên vẫn rú ga, nẹt pô và bấm còi ầm ĩ. Em suy nghĩ thế nào về điều này?
A. Chuyện bình thường
B. Đồng tình với cách làm của nhóm thanh niên
C. Không đồng tình với cách làm của nhóm thanh niên vì mình nên tôn trọng người đã khuất
D. Im lặng và không có ý kiến gì
Câu 20: Bên nhà hàng xóm có đám tang. Em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Vẫn cười nói và chơi đùa bình thường
B. Đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn với người thân của người đã khuất
C. Không đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn với người thân của người đã khuất
D. Đóng cửa và không giao tiếp với nhà hàng xóm
Đáp án & Thang điểm
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
1 | D | 11 | D |
2 | D | 12 | C |
3 | D | 13 | A |
4 | B | 14 | A |
5 | D | 15 | A |
6 | D | 16 | C |
7 | D | 17 | A |
8 | D | 18 | B |
9 | A | 19 | C |
10 | B | 20 | B |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Đạo Đức lớp 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Tôn trọng đám tang là?
A. tôn trọng người đã khuất và những người thân của họ.
B. tôn trọng những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
C. tôn trọng những người anh hùng liệt sĩ.
D. tôn trọng những người có công với cách mạng.
Câu 2: Em nhìn thấy bạn đeo băng tang đi học em sẽ?
A. mặc kệ bạn.
B. động viên bạn cho bạn đỡ buồn.
C. trêu ngươi bạn cho bạn khóc.
D. rủ các bạn không chơi với bạn nữa.
Câu 3: Khi đi đường em gặp một đám tang thì em sẽ?
A. cười đùa cho vui.
B. chỉ trỏ vào quan tài người đã mất.
C. nhường đường cho đám tang đi trước.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Gia đình bạn Nam bố bị mất do bệnh hiểm nghèo, cả lớp đi hỏi thăm đám ma trong đó có em. Khi đến đám ma em sẽ làm gì?
A. cười đùa.
B. nói chuyện với mọi người.
C. không nói chuyện với ai.
D. giữ im lặng và đến động viên bạn.
Câu 5: Việc làm thể hiện tôn trọng đám tang là?
A. Nói nhẹ nhàng trong đám tang.
B. Chia buồn với gia đình có người mất.
C. Đến giúp đỡ gia đình có người mất.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Việc làm thể hiện không tôn trọng đám tang là?
A. Cười nói to.
B. Bật nhạc sàn.
C. Làm trò đùa trong đám tang.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Em và bạn Tuấn trên đường đi học về bắt gặp một đám tang. Tuy nhiên khi đi qua đoạn này, bạn Tuấn vẫn cười nói vui vẻ và cho rằng chỉ cần tôn trọng đám tang với những người mình quen biết. Em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Đồng tình quan điểm với bạn Tuấn
B. Khuyên bạn không nên suy nghĩ như vậy vì mình luôn luôn phải tôn trọng những người đã khuất
C. Không đồng tình với bạn Tuấn nhưng im lặng không nói gì
D. Phê phán và không tiếp tục chơi với bạn Tuấn
Câu 8: Khi đến gần một đám tang, có một nhóm thanh niên vẫn rú ga, nẹt pô và bấm còi ầm ĩ. Em suy nghĩ thế nào về điều này?
A. Chuyện bình thường
B. Đồng tình với cách làm của nhóm thanh niên
C. Không đồng tình với cách làm của nhóm thanh niên vì mình nên tôn trọng người đã khuất
D. Im lặng và không có ý kiến gì
Câu 9: Bên nhà hàng xóm có đám tang. Em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Vẫn cười nói và chơi đùa bình thường
B. Đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn với người thân của người đã khuất
C. Không đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn với người thân của người đã khuất
D. Đóng cửa và không giao tiếp với nhà hàng xóm
Câu 10: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói và chỉ trỏ thì em sẽ làm gì
A. mặc kệ.
B. nói chuyện với bố mẹ.
C. hùa vào nói chuyện như các bạn.
D. khuyên các bạn không nên làm như vậy, phải biết tôn trọng người đã khuất và người thân của họ.
Câu 11: Thấy bạn Hoài buồn và khóc vì bà nội bạn đã mất. Em sẽ ứng xử thế nào?
A. Chia buồn và đồng cảm với bạn
B. Trêu đùa để bạn Hoài vui hơn
C. Đùa giỡn bạn Hoài
D. Rủ các bạn khác trêu bạn Hoài
Câu 12: Vì một đám tang của một người thân trong gia đình. Mà người nhà của họ đã dựng rạp chiếm hết lòng đường và khiến cho một vụ tai nạn đã xảy ra. Em suy nghĩ thế nào về điều này?
A. Đồng tình với cách làm này
B. Tuy đồng cảm với nỗi đau mất người thân nhưng hoàn toàn không đồng tình với cách làm của họ
C. Im lặng và không có ý kiến gì
D. Không đồng cảm và cũng không đồng tình
Câu 13: Thấy một đám tang đi qua, các bạn nhỏ liền chỉ trỏ và bắt chước, chế giễu giọng khèn thổi đám tang. Em sẽ ứng xử thế nào?
A. Khuyên các bạn không nên làm như vậy vì mình nên tôn trọng người đã khuất
B. Tham gia cùng các bạn
C. Không nói gì
D. Chạy về nói với bố mẹ
Câu 14: Thấy một anh thanh niên không nhường đường cho chiếc xe tang. Em nghĩ sao với hành động này?
A. Đồng tình với anh thanh niên
B. Không có ý kiến
C. Không đồng tình với cách ứng xử của anh thanh niên
D. Lần sau em cũng không nhường đường cho chiếc xe tang
Câu 15: Thư từ, tài sản của người khác là….mỗi người nên cần được tôn trọng
A. Của riêng
B. Của chung
C. Thư từ
D. Tài sản
Câu 16: Xâm phạm tài sản riêng của người khác là việc làm vi phạm
A. Chính sách
B. Pháp luật
C. Hương ước
D. Giao ước
Câu 17: Em và bạn Hoàng đang học nhóm ở nhà. Có bác đưa thư nhờ chuyển thư cho bố mẹ Hoàng. Hoàng rủ em bóc thư ra đọc. Em sẽ xử sự như thế nào?
A. Đồng tình với bạn Hoàng
B. Không làm gì và để cho bạn Hoàng tự bóc thư ra đọc
C. Không đồng tình với bạn Hoàng và khuyên bạn không nên đọc thư tín của người khác khi chưa được phép
D. Giận bạn Hoàng và bỏ về nhà
Câu 18: Đến tiết môn Toán, Tuấn mới nhớ ra là mình để quên sách ở nhà. Tuấn liền lấy sách môn Toán của bạn cùng lớp mà không xin phép. Em nghĩ sao với hành động này?
A. Đồng tình với việc làm của bạn Tuấn
B. Ủng hộ với cách làm của bạn Tuấn
C. Em sẽ làm như vậy nếu em là bạn Tuấn
D. Bạn Tuấn không nên làm như vậy khi chưa được sự đồng ý của chủ nhân quyển sách
Câu 19: Thấy bạn Hòa quên sách Tiếng Việt ở nhà. Bạn Nam liền cho bạn Hòa mượn sách. Bạn Hòa sẽ ứng xử ra sao với hành động này?
A. Bạn Nam đã cho mượn sách nên có thể vẽ bậy nên sách của bạn
B. Bạn Hòa nên giữ gìn và bản quản sách cẩn thận
C. Bạn Hòa có thể xé quyển sách theo ý mình
D. Bạn Hòa có thể giữ quyển sách này cho riêng mình
Câu 20: Khi sang nhà bạn Hoa chơi, em rất thích chiếc đàn piano của bạn và muốn dùng thử. Em sẽ ứng xử thế nào?
A. Tự ý ngồi chơi mà không cần xin phép
B. Chơi thử đàn piano không để bạn Hoa biết
C. Đợi bạn Hoa ra ngoài rồi mới chơi đàn piano
D. Xin phép bạn Hoa để mình có thể chơi đàn piano của bạn
Đáp án & Thang điểm
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
1 | A | 11 | A |
2 | B | 12 | B |
3 | C | 13 | A |
4 | D | 14 | C |
5 | D | 15 | A |
6 | D | 16 | B |
7 | B | 17 | C |
8 | C | 18 | D |
9 | B | 19 | B |
10 | D | 20 | D |
Xem thêm các đề thi, đề kiểm tra Đạo đức lớp 3 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)