Top 200 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 năm 2024 (có đáp án)



Bộ 200 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 & Học kì 2 năm 2024 chọn lọc, có đáp án bám sát sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu Đề thi Tiếng Việt lớp 3 từ đó giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi môn Tiếng Việt lớp 3.

Top 200 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CD

Chỉ trừ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 1

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 2

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2


Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Cánh diều

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 1

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 2

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2


Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 1

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 2

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2

Xem thử Đề Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CD


Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 (sách mới)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 (sách mới)

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Bài tập hàng ngày lớp 3

Ôn hè lớp 3 lên lớp 4

Lời giải bài tập môn Tiếng Việt lớp 3 sách mới:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 

Đọc đoạn văn sau:

CHUYỆN TRONG VƯỜN

Cây hoa giấy và cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc. Hàng trăm bông hoa giấy nở đỏ rực cả một góc vườn. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ, thân cành trơ trụi, nứt nẻ.

Cây hoa giấy nói :

- Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi nơi đây để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.

Cây táo con vẫn nép mình, im lặng. Ít lâu sau, nó bắt đầu mọc những chiếc lá tròn, bóng láng. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Thoáng chốc, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đầu mùa thu, những quả táo to, chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn đi dạo. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen ngon. Cây hoa giấy buồn khi thấy không ai để ý đến mình.

Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn :

- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon để mọi người

thưởng thức. Còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.

Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu.

(Theo Thành Tuấn)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cây hoa giấy? (0,5 điểm)

A. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc.

B. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi.

C. Hàng trăm bông hoa giấy nở đỏ rực cả một góc vườn.

Câu 2: Mùa xuân, cây táo như thế nào?(0,5 điểm)

A. Thân cành trơ trụi, nứt nẻ.

B. Đâm chồi, nảy những chiếc lá hiếm hoi.

C. Nở ra những bông hoa có mùi thơm nhè nhẹ.

Câu 3: Câu hoa giấy đã nói gì với cây táo sau khi thấy vẻ ngoài của cây táo? (0,5 điểm)

A. Cậu đã làm cho khu vườn thêm tươi đẹp.

B. Cậu làm xấu khu vườn, đi chỗ khác cho tớ nở hoa.

C. Cậu làm cho khu vườn thêm chật hẹp.

Câu 4:  Sau khi thấy hai ông cháu không để ý gì đến mình, cây hoa giấy đã cảm thấy như thế nào? (0,5 điểm)

A. Nó cảm thấy vui vẻ.

B. Nó cảm thấy buồn bã.

C. Nó cảm thấy lo lắng.

Câu 5: Viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em về hành động, việc làm của cây táo? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Tìm một cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau trong bài đọc.(0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 8: Chỉ ra các câu khiến được sử dụng trong bài đọc. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 9:Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây.(1 điểm)

       Trong vườn hoa nhà bà em□bà trồng rất nhiều loại hoa như□hoa giấy□hoa hồng□ hoa mai□hoa mười giờ□hoa huệ...Ngoài ra□bà còn trồng thêm một vài cây ăn quả □ cây táo □ cây ổi □ cây na và cây mít.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Hoa thiên lí

     Thiên lí là một cây dây leo chằng chịt. Hoa nở thành từng chùm ở nách lá, nụ hoa màu xanh lục, lúc hoa nở có màu vàng rất nhẹ (màu thiên lí). Hương thơm tỏa vào ban đêm và sáng sớm. Khoảng đầu hè đến giữa thu là mùa hoa thiên lí nở. Sang đông, cây rụng lá rồi chết các cành nhỏ, chỉ còn thân chính và gốc cây vẫn sống. Tháng hai tháng ba hàng năm, từ gốc cây và thân chính thiên lí lại nảy chồi rồi phát triển.

 (Lê Linh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) kể lại chuyến đi chơi của em tới tham quan một cảnh đẹp của đất nước ta.

Gợi ý:

- Giới thiệu về chuyến đi đó. 

- Giới thiệu bao quát về cảnh đẹp mà em đã tới tham quan.

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp.

- Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 

Đọc đoạn văn sau:

NGÔ QUYỀN ĐẠI PHÁ QUÂN NAM HÁN

     Ngô Quyền quê ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội ngày nay), làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho, lại cho quyền cai quản Ái Châu (Thanh Hoá ngày nay).

     Tháng Ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết chết.Tháng Chạp năm ấy, Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra hỏi tội Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sợ, sai sứ sang cầu cứu quân Nam Hán (Trung Quốc). Vua Nam Hán muốn nhân nước ta có loạn mà đem quân đánh chiếm, bèn sai con út là Hoằng Thao đem thật nhiều chiến thuyền, theo sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.

      Biết tin, Ngô Quyền cùng các tướng bàn lược mưu kế. Ôngliền sai đem cọc đóng xuống hai bên bờ cửa sông. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai quân đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua để dụ địch đuổi theo. Quả nhiên Hoằng Thao trúng kế. Khi chiến thuyền lọt vào vùng cắm cọc, đợi đến khi nước triều rút, cọc nhô dần lên, Ngô Quyền bèn tung quân, liều chết mà đánh. Quân Hoằng Thao bị rối loạn, nước triều lại xuống gấp, thuyền vướng cọc mà lật úp, quân sĩ chết đến quá nửa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt và giết được Hoằng Thao. Vua Nam Hán được tin, thương khóc mãi rồi thu nhặt tàn quân của Hoằng Thao còn sót lại và rút về.Ngô Quyền đã đánh tan cả trăm vạn quân của Hoằng Thao, dựng nước và xưng vương, khiến giặc phương Bắc phải khiếp sợ, không dám bén mảng đến nước ta.

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Ngô Quyền có mối quan hệ như thế nào với Dương Đình Nghệ? (0,5 điểm)

A. Con trai ruột.

B. Con trai nuôi.

C. Con rể.

Câu 2: Vì sao Ngô Quyền kéo quân đi hỏi tội Kiều Công Tiễn? (0,5 điểm)

A. Vì Kiều Công Tiễn làm gián điệp cho nước Nam Hán.

B. Vì Kiều Công Tiễn giết cha nuôi của mình.

C. Vì Kiều Công Tiễn giết cha ruột của mình.

Câu 3: Ngô Quyền đã nghĩ ra mưu kế gì để tiêu diệt đại quân Nam Hán? (0,5 điểm)

A. Ông mang chiến thuyền của nước mình đi đánh quân Nam Hán.

B. Ông dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, khi thủy triều rút cọc sẽ đâm thủng thuyền giặc.

C. Ông sai quân lính dùng những thanh gỗ đầu nhọn phi vào những chiến thuyền của quân Nam Hán vào ban đêm.

Câu 4: Cuộc chiến đấu đã diễn ra và thắng lợi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Quân Nam Hán thừa thắng đem những chiến thuyền của mình tiến vào nước ta, quân ta bị đàn áp nên đành rút quân.

B. Quân Nam Hán đoán được ý đồ của Ngô Quyền nên đành rút quân về nước.

C. Quân Nam Hán trúng kế của Ngô Quyền, thất bại thảm hại, quân ta dành chiến thắng vang dội.

Câu 5: Qua câu chuyện trên, em thấy Ngô Quyền là người như thế nào? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6: Cuộc chiến này có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7:  Viết lại các tên riêng có trong bài đọc và phân chúng thành 2 loại sau (0,5 điểm)

- Tên người:.........................................................................................

- Tên riêng địa lí:...................................................................................

Câu 8:Tìm 5 từ ngữ chỉ hoạt động trong bài đọc trên.(0,5 điểm)

Câu 9:Đặt một câu có sử dụng từ ngữ em vừa tìm được ở câu 8.(1 điểm)

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Quà của đồng nội

Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. 

(Thạch Lam)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho một người bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái của em với bạn.

Gợi ý:

- Về hình thức: Bức thư cần có địa chỉ, ngày tháng, năm, lời đầu thư, lời cuối thư, kí tên.

- Về nội dung:

+ Em tự giới thiệu về mình.

+ Lí do viết thư.

+ Bày tỏ lòng thân ái của em dành cho bạn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 

Đọc đoạn văn sau:

SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG

Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé:

- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? 

Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Cô bé có hoàn cảnh sống như thế nào? (0,5 điểm)

A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn.

B. Cô bé sống với bố mẹ trong xa hoa, tráng lệ.

C. Cô bé mồ côi, sống ở ven đường.

Câu 2: Ông lão đã nói gì với cô bé sau khi biết sự tình? (0,5 điểm)

A. Ông lão bảo cô hái những bông hoa trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

C. Ông lão bảo cô chỉ cần hái bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

Câu 3: Vì sao cô bé lại xé từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ đẹp hơn.

B. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ kéo dài được sự sống của mẹ.

C. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ là bông hoa đặc biệt nhất để dành tặng mẹ.

Câu 4: Theo em, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì thông qua câu truyện trên? (0,5 điểm)

A. Biểu tượng của sự tinh khiết, thanh cao của một người con gái.

B. Biểu tượng của sự sống, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ.

C. Biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.

Câu 5: Thông điệpđược gửi gắm là gì?(1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6: Trong cuộc sống, em thể hiện sự hiếu thảo đối với người thân trong gia đình bằng những cách nào? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Tìm 5 từ ngữ chỉ đặc điểm được sử dụng trong câu chuyện trên. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 8: Tìm từ ngữ có trái nghĩa với các từ sau: buồn bã, khó khăn.(0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh về hoa hồng.(1 điểm)

........................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn lá, hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

 (Theo Vũ Tú Nam)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học.

Gợi ý:

- Giới thiệu nhân vật em yêu thích.

- Nêu lí do em yêu thích nhân vật đó.




Lưu trữ: Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (sách cũ)

Xem thêm đề thi các môn học lớp 3 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thử Đề Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CD

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên