Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 (cả ba sách)

Quảng cáo

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 2 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng:

- Một ngày tuyệt đẹp!

- Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.

- Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.

Quảng cáo

- Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp ! – Giun Đất cãi lại.

Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ. Châu Chấu hỏi Kiến :

- Bác Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?

Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói :

- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé.

Thế rồi mặt trời cũng lặn, chúng đi đến tổ kiến.

- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính?

- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

(Ô-xê-ê-va - Thúy Toàn dịch)

Quảng cáo

II. Đọc hiểu văn bản

1. Trong câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?

A. 2 nhân vật, đó là: …………………….

B. 3 nhân vật, đó là: ……………………..

C. 4 nhân vật, đó là: ………………….

2. Châu Chấu và Giun Đất tranh luận với nhau về điều gì?

A. Thời tiết như thế nào sẽ làm được việc tốt.

B. Cảnh như thế nào là đẹp.

C. Ngày như thế nào là đẹp.

3. Ai cho rằng ngày có mưa bụi và có những vũng nước đục là một ngày đẹp?

A. Giun Đất       B. Châu Chấu       C. Bác Kiến

4. Câu trả lời của bác Kiến giúp Giun Đất và Châu Chấu hiểu ra điều gì?

A. Một ngày đẹp là ngày không mưa, nắng đẹp rực rỡ.

B. Ngày được nghỉ không phải đi làm là một ngày tuyệt đẹp.

C. Ngày làm được nhiều việc tốt là một ngày tuyệt đẹp.

Quảng cáo

5. Với em, ngày như thế nào là đẹp? Vì sao?

III. Luyện tập

6. Điền g/gh vào chỗ chấm:

- Dù đoạn đường ......ồ ......ề và nhiều bãi lầy, nhưng đàn kiến vẫn ......ắng sức vượt qua.

- Cả đàn ......é vai, cùng .......ánh mẩu bánh mì to về tổ.

7. Gạch chân dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong các từ sau:

huy hoàng, búng chân, khó chịu, tanh tách, thoải mái, quyết định, tuyệt đẹp

8. Tìm thêm trong bài đọc “Ngày như thế nào là đẹp?” 5 từ ngữ chỉ đặc điểm.

9. Nối từ ngữ ở cột A với cột B để tạo câu nêu đặc điểm:

A


B

Mặt hồ

hiền hòa, xanh mát.

Bầu trời

xanh trong và cao vút.

Dòng sông

rộng mênh mông và lặng sóng.


10. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi nhân vật trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?”

Mẫu: Thân hình Châu Chấu khỏe mạnh, rắn chắc.


HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với các nhân vật.

II. Đọc – Hiểu văn bản

1. B. 3 nhân vật, đó là: Châu Chấu, Giun Đất, bác Kiến

2. C. Ngày như thế nào là đẹp.

3. A. Giun Đất

4. C. Ngày làm được nhiều việc tốt là một ngày tuyệt đẹp.

5. Với em, ngày đẹp là ngày mà em có nhiều niềm vui. Em vui khi được mẹ khen, khi hoàn thành đầy đủ bài tập trên lớp.

III. Luyện tập

6.

- Dù đoạn đường gồ ghề và nhiều bãi lầy, nhưng đàn kiến vẫn gắng sức vượt qua.

- Cả đàn ghé vai, cùng gánh mẩu bánh mì to về tổ.

7. huy hoàng, búng chân, khó chịu, tanh tách, thoải mái, quyết định, tuyệt đẹp

8. 5 từ chỉ đặc điểm: khô, đáng ghét, đáng kính, tốt, thoải mái

9.

Mặt hồ - rộng mênh mông và lặng sóng

Bầu trời – trong xanh và cao vút

Dòng sông – hiền hòa xanh mát

10.

- Đôi chân của Châu Chấu khỏe mạnh, búng tanh tách.

- Giun Đất thích những ngày mưa bụi và vũng nước đục.

- Bác Kiến chăm chỉ và làm việc rất tốt.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 2 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 2 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về Đọc hiểu

LỜI CỦA CÂY

Khi đang là hạt

Cầm trong tay mình

Chưa gieo xuống đất

Hạt nằm lặng thinh.


Khi hạt nảy mầm

Nhứ lên giọt sữa

Mầm đã thì thầm

Ghé tai nghe rõ.


Mầm tròn nằm giữa

Vỏ hạt làm nôi

Nghe bàn tay vỗ

Nghe tiếng ru hời …


Khi cây đã thành

Nở vài lá bé

Là nghe màu xanh

Bắt đầu bập bẹ.


Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

Góp xanh đất trời.

(Trần Hữu Thung)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Khi chưa gieo xuống đất, hạt cây thế nào?

A. Hạt cây cựa quậy

B. Hạt cây nằm yên

C. Hạt cây thì thầm

Câu 2. Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì?

A. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời

B. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm

C. Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ

Câu 3. Khi đã nở vài lá bé xanh, cây bắt đầu thế nào?

A. Thì thầm

B. Bập bẹ

C. Vỗ tay

Câu 4. Theo em, ý chính của bài thơ là gì?

A. Hạt nảy mầm, lớn lên để nghe những bàn tay vỗ và tiếng ru hời.

B. Hạt nảy mầm, lớn thành cây để nở vài lá bé và bập bẹ màu xanh.

C. Hạt nảy mầm, lớn lên thành cây để góp màu xanh cho đất trời.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:

a) êch hoặc uêch

- Em bé có cái mũi h…../…………………………………………

- Căn nhà trống h……../………………………………………….

b) uy hoặc uyu

- Đường đi khúc kh…., gồ ghề

-………………………………………………………………….

- Cái áo có hàng kh …..rất đẹp

-………………………………………………………………….

Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ nói về trẻ em (nhi đồng) trong “Thư Trung thu” của Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. (M: ngoan ngoãn)

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh?

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình,

Để tham gia kháng chiến,

Để giữ gìn hòa bình

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

Câu 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng:

a) Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A

b) Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em.

c) Con trâu là người bạn quý của người nông dân.

Ai (cái gì, con gì)?             là gì?

a) ……………………….

………………………….             ………………………….

………………………….

b) ……………………….

………………………….             ………………………….

………………………….

c) ……………………….

………………………….             ………………………….

………………………….

Câu 4. Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành Đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

…………., ngày ….tháng….năm….

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: -…………………………………………………………

- ………………………………………………………...

Em tên là:………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ……………………………………………………….………………

Học sinh lớp:………

Trường:……………………………………………………

Sau khi tìm hiểu về ………………………………………………….……và học

……………., em thiết tha mong được ………………Em làm đơn này để xin được ……

Được vào Đội, em xin hứa:

- Chấp hành đúng ………………………………………………………………..

- Quyết tâm thực hiện tốt ………………………………………………………..

để xứng đáng là ………………………………………………………………….

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

…………………..

Gợi ý Đáp án

I. Đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án B A B C

II. Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

a) êch hoặc uêch

- Em bé có cái mũi hếch.

- Căn nhà trống huếch.

b) uy hoặc uyu

- Đường đi khúc khủy, gồ ghề.

- Cái áo có hàng khuy rất đẹp.

Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ nói về trẻ em (nhi đồng) trong “Thư Trung thu” của Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. (M: ngoan ngoãn)

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh?

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình,

Để tham gia kháng chiến,

Để giữ gìn hòa bình

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

Câu 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng:

Ai (cái gì, con gì)? là gì?
a) Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A.
b) Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em.
c) Con trâu là người bạn quý của người nông dân.

Câu 4. Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành Đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2017

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: Ban chỉ huy Liên đội Trường Tiểu học Dịch Vọng A.

Em tên là: Đào Minh Thu.

Sinh ngày: 10/4/2009.

Học sinh lớp: 3A5.       Trường: Tiểu học Dịch Vọng A.

Sau khi được học điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em thấy Đội là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên trở thành những người có ích cho đất nước.

Em làm đơn này xin đề nghị Ban chỉ huy Liên đội trường Tiểu học Dịch Vọng A cho em gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của Trường Tiểu học Dịch Vọng A. Được vào Đội, em xin hứa sẽ chấp hành mọi điều lệ của Đội, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và luôn luôn giữ gìn danh dự Đội.

Rất mong được sự chấp nhận của Ban chỉ huy Liên Đội.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

Đào

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Ai có lỗi, Cô giáo tí hon, Khi mẹ vắng nhà trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Hành động nào dưới đây không phù hợp với trẻ em ?

A. Làm mất tình đoàn kết, chia rẽ bạn bè.

B. Học tập thật giỏi

C. Kính thầy, yêu bạn

Câu 2:  Đọc truyện Ai có lỗi, Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?

A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô

B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô

C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở

Câu 3:  Bạn nhỏ trong những bài đọc:" Khi mẹ vắng nhà", đã làm gì khi mẹ vắng nhà? 

A. Thổi cơm, quét sân và quét cổng.

B. Nhổ cỏ vườn, luộc khoai, giã gạo cùng chị

C. Cả 2 đáp án đúng

Câu 4: Câu chuyện " Cô giáo tí hon " nói lên ước mơ gì của Bé ?

A. Sẽ dạy cho các em thật giỏi.

B. Ước mơ dành thành tích cao trong học tập.

C. Làm cô giáo.

Câu 5: Từ nào sau đây có cùng nghĩa với khoan thai ?

A. Nhanh nhẹn

B. Vội vã

C. Thong thả

Câu 6: En-ri-cô đã làm gì để trả thù lại Cô-rét-ti ?

A. En-ri-cô giơ tay lên định đánh lại bạn.

B. En-ri-cô trách mắng Cô-rét-ti.

C. En-ri-cô đẩy lại Cô-rét-ti khiến vở cậu ấy bị hỏng một trang tập viết.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống s hay x?

...ử lí, ...ử dụng; giả ...ử, bổ ...ung; ...ung phong.

Bài 2: Điền vào chỗ trống ăn hay ăng?

c…ng thẳng, … cơm, đổ x…, m… mỏ, cái ch…

Bài 3: Đặt câu

a) Đặt câu trong đó có hai tiếng mở đầu bằng phụ âm x, s.

b) Đặt câu trong đó có hai tiếng  chứa vần an, ang.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

C

C

C

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống s hay x?

- xử lí, sử dụng; giả xử, bổ sung; xung phong.

Bài 2: Điền vào chỗ trống ăn hay ăng?

- căng thẳng, ăn cơm, đổ xăng, mắng mỏ, cái chăn

Bài 3: Đặt câu

a) Đặt câu trong đó có hai tiếng mở đầu bằng phụ âm x, s.

Saobạn không đi xem phim nhỉ?

b) Đặt câu trong đó có hai tiếng  chứa vần an, ang.

Năm mới, tôi chúc gia đình bạn luôn an khang thịnh vượng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Ai có lỗi, Cô giáo tí hon trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trong truyện Cô giáo tí hon, vẻ mặt của cô giáo Bé khi bước vào lớp trông như thế nào ?

A. Ngại ngùng và rụt rè.

B. Vui tươi, cười với lũ trẻ.

C. Mặt tỉnh khô

Câu 2: Đâu là tâm trạng của En-ri-cô sau khi trả thù bạn ?

A. Cảm thấy vui vẻ, thoải mái.

B. Thấy hối hận vì hành động của mình.

C. Hết giận Cô-rét- ti.

Câu 3: Lúc tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô đã làm gì ?

A. Tay cầm thước định giơ lên đánh bạn.

B. Tay cầm cuốn sách để phòng vệ.

C. Đứng chờ bạn để nói lời xin lỗi

Câu 4: Vì sao En-ri-cô lại cảm thấy hối hận sau khi trả thù Cô-rét-ti ?

A. Vì En-ri-cô đã khiến Cô-rét-ti buồn rất nhiều.

B. Vì cậu ấy đã dần nhận ra hành động của Cô-rét-ti không cố ý.

C. Vì En-ri-cô thương bạn khi nhìn thấy trên vai áo cậu ấy bị sứt chỉ.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5: En-ri-cô đã làm gì để trả thù lại Cô-rét-ti ?

A. En-ri-cô giơ tay lên định đánh lại bạn.

B. En-ri-cô trách mắng Cô-rét-ti.

C. En-ri-cô đẩy lại Cô-rét-ti khiến vở cậu ấy bị hỏng một trang tập viết.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống uêch hay uyu:

ng ngoạc, rỗng t , trống h, kh khoác , t toạc, bộc t

Bài 2: Tìm và viết vào chỗ trống các từ :

a) Chỉ trẻ em

M: thiếu niên, ..................

b) Chỉ tính nết của trẻ em

M : ngoan ngoãn, ...................

c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em

M : thương yêu, ....................

Bài 3: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm dưới đây:

a, Cây lúa là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam.

b, Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em.

c, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.

Đáp án

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

D

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống uêch hay uyu:

nguệch ngoạc, rỗng tuếch , trống huếch, khuếch khoác , tuệch toạc, bộc tuệch

Bài 2: Tìm và viết vào chỗ trống các từ :

a) Chỉ trẻ em

thiếu niên, nhi đồng , trẻ em , con nít , trẻ con

b) Chỉ tính nết của trẻ em

- ngoan ngoãn, lanh lẹ , nhanh nhẹn , hiếu động

c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em

- thương yêu, ân cần, bảo ban, nựng nịu , dạy dỗ

Bài 3: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm dưới đây:

a, Cây lúa là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam.

   Cây gì là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam?

b, Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em.

   Ai là người mẹ hiền thứ hai của em?

c, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.

   Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì ?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Ai có lỗi, Cô giáo tí hon trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Lúc tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô đã làm gì ?

A. Tay cầm thước định giơ lên đánh bạn.

B. Tay cầm cuốn sách để phòng vệ.

C. Đứng chờ bạn để nói lời xin lỗi

Câu 2: Cô giáo Bé dạy các em của mình môn gì ?

A. Làm toán.

B. Đánh vần.

C. Tập làm văn

Câu 3: Trẻ em cần phải làm gì để trở thành con ngoan trò giỏi ?

A. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

B. Trẻ em chỉ cần học tập thật giỏi.

C. Trẻ em chỉ cần biết ơn thầy cô

Câu 4: Truyện Cô giáo tí hon nói về nội dung gì ?

A. Ước mơ muốn trở thành cô giáo của Bé.

B. Sự ngây thơ, hồn nhiên của các bạn nhỏ.

C. Diễn tả lại trò chơi lớp học của bốn chị em đầy sinh động.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Nội dung và ý nghĩa truyện “Ai có lỗi” nói cho con biết điều gì?

A. Lỗi lầm của En-ri-cô.

B. Khen ngợi Cô-rét-ti vì bạn ấy biết tha thứ.

C. Là bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, can đảm nhận lỗi khi phạm sai lầm.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền x hay s vào chỗ trống để thành từ có nghĩa:

 cây … ấu, chữ …ấu, con…âu, …âu kim, …úc xích

Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm dưới đây:

a) là người mà em yêu quý nhất.

b) Kem là món ăn giải nhiệt mùa hè rất mát.

c) Bún chả là đặc sản của Hà Nội.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

A

D

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền x hay s vào chỗ trống để thành từ có nghĩa:

 cây sấu, chữ xấu, con sâu, xâu kim, xúc xích

Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm dưới đây:

a) là người mà em yêu quý nhất.

Ai là người mà em yêu quý nhất?

b) Kem là món ăn giải nhiệt mùa hè rất mát.

Cái gì là món ăn giải nhiệt mùa hè rất mát?

c) Bún chả là đặc sản của Hà Nội.

Cái gì là đặc sản của Hà Nội?

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên