Top 40 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo có đáp án
Bộ 40 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm học 2022 - 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 3.
Mục lục Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 mới nhất
Để mua trọn bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi Tiếng Việt lớp 3 cả ba sách:
Top 30 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023 có đáp án (cả ba sách)
Top 30 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm 2022-2023 có đáp án (cả ba sách)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 - 2023
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: 25 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NHÀ RÔNG
Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.
Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,...Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? (0,5 điểm)
A. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời và thẳng tuột xuống hai bên.
B. Có đôi mái dựng xòe sang hai bên, cong cong như con tôm.
C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.
Câu 2: Buôn làng có mái nhà rông cao, to mang ý nghĩa gì? (0,5 điểm)
A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.
B. Dân làng tránh được những điều xui rủi, cuộc sống ấm no.
C. Buôn làng đó sẽ được thần linh phù trợ.
Câu 3: Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Nối đúng: (0,5 điểm)
a) Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông 1) Đoạn 1
b) Hình dạng bên ngoài của nhà rông 2) Đoạn 2
c) Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông 3) Đoạn 3
Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? (0,5 điểm)
A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.
B. Vì nhà rông có kiến trúc đặc biệt do chính người trong buôn làng xây nên.
C. Vì nhà rông là nơi sinh sống và làm việc của tất cả mọi người trong buôn làng.
Câu 5: Hình ảnh nào miêu tả kiến trúc bên trong nhà rông? (1 điểm)
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 6: Bài đọc giúp em biết thêm những thông tin gì về nhà rông? (1 điểm)
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 7: Từ ngữ in đậm trong câu “Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Vì sao?
Câu 8: Chỉ ra sự vật được so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong câu văn sau: (0,5 điểm)
Nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
- Sự vật được so sánh:.............................................................................
- Từ ngữ dùng để so sánh:.......................................................................
Câu 9: Đặt dấu câu thích hợp trong câu dưới đây: (1 điểm)
Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng nơi tụ họp trao đổi thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Mặt trời sau mưa
Ngủ trốn mưa mấy hôm
Bữa nay dậy sớm thế?
Tròn như chiếc mâm cơm
Chui lên từ ngấn bể.
Mặt trời phơi giúp mẹ
Hạt múa thêm mẩy mẩy tròn
Mặt trời hong giúp con
Sạch sẽ đường tới lớp.
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh.
Gợi ý:
● Giới thiệu về món đồ chơi.
● Miêu tả vài nét về món đồ chơi: (hình dáng, kích thước, màu sắc,..)
● Cảm nhận của em về món đồ chơi đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2022 - 2023
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé:
- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?
Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Cô bé có hoàn cảnh sống như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn.
B. Cô bé sống với bố mẹ trong xa hoa, tráng lệ.
C. Cô bé mồ côi, sống ở ven đường.
Câu 2: Ông lão đã nói gì với cô bé sau khi biết sự tình? (0,5 điểm)
A. Ông lão bảo cô hái những bông hoa trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
C. Ông lão bảo cô chỉ cần hái bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
Câu 3: Vì sao cô bé lại xé từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ? (0,5 điểm)
A. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ đẹp hơn.
B. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ kéo dài được sự sống của mẹ.
C. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ là bông hoa đặc biệt nhất để dành tặng mẹ.
Câu 4: Theo em, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì thông qua câu truyện trên? (0,5 điểm)
A. Biểu tượng của sự tinh khiết, thanh cao của một người con gái.
B. Biểu tượng của sự sống, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ.
C. Biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.
Câu 5: Thông điệp được gửi gắm là gì?(1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 6: Trong cuộc sống, em thể hiện sự hiếu thảo đối với người thân trong gia đình bằng những cách nào? (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 7: Tìm 5 từ ngữ chỉ đặc điểm được sử dụng trong câu chuyện trên. (0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 8: Tìm từ ngữ có trái nghĩa với các từ sau: buồn bã, khó khăn.(0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh về hoa hồng.(1 điểm)
........................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn lá, hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
(Theo Vũ Tú Nam)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học.
Gợi ý:
- Giới thiệu nhân vật em yêu thích.
- Nêu lí do em yêu thích nhân vật đó.
Xem thêm đề thi các môn học lớp 3 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 - CD
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD