10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

Với bộ 10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 3 của các trường Tiểu học trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3.

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 Cuối Học kì 1 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Quảng cáo

AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN?

Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:

- Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!

Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:

- Trên đường đi, con có gặp ai không?

- Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.

- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?

- Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.

Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa:

- Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.

Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:

- Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn!

(Theo Phong Thu)

Quảng cáo

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ? (0,5 điểm)

A. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương

B. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.

C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.

Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ? (0,5 điểm)

A. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ.

B. Hái những bông hoa đẹp nhất.

C. Hái được mười bông hoa đẹp nhất.

Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em? (0,5 điểm)

A. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn.

B. Vì Thỏ Anh bị lạc đường.

C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.

Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? (0,5 điểm)

A. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ.

B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.

C. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương.

Quảng cáo

Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh? (1 điểm)

Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc..................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Nhập vai Thỏ Anh: Em hãy viết lời cảm ơn gửi đến Thỏ mẹ sau lời khen về việc làm của mình. (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Dấu gạch ngang ở các câu trong đoạn văn được dùng để làm gì? (0.5điểm)

Công dụng dấu gạch ngang:..................................................................

...................................................................................................................

Câu 8: Nối đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: (0.5 điểm)

   A        B

   a. xinh đẹp    1. sai

   b. đúng     2. xấu xí

   c. muộn    3. chê bai

   d. run sợ    4. bình tĩnh

   e. khen ngợi  5. sớm

Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)

..................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cánh rừng trong nắng

Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc hiện ra trước mắt chúng tôi: bày vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng.

(Vũ Hùng)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết một bức thư ngắn gửi tới người thân để hỏi thăm và kể về việc học tập của em khi lên lớp Ba, trong thư có sử dụng từ ngữ về tình cảm gia đình.

Gợi ý:

● Bức thư em viết cho ai?

● Em hỏi thăm về điều gì? (về sức khỏe, công việc, gia đình,...)

● Em kể về việc học tập của em khi lên lớp Ba như thế nào?

● Em gửi lời chúc, lời hứa hẹn gì đến người thân đó?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.

Câu 2: (0,5 điểm)

C. Hai được mười bông hoa đẹp nhất.

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.

Câu 4: (0,5 điểm)

B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.

Câu 5: (1 điểm)

Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc: hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ được cho Sóc thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh.

Câu 6: (1 điểm)

Ví dụ: Con cảm ơn mẹ ạ, con sẽ tiếp tục phát huy ạ!, Con cảm ơn mẹ đã dành lời khen cho con ạ!,...

Câu 7: (0.5 điểm)

Công dụng dấu gạch ngang: đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

Câu 8: (0.5 điểm)

a – 2; b – 1; c – 5; d – 4; e – 3

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Mẹ đi làm từ sáng sớm, Bạn Lan thật xinh đẹp và dịu dàng,...

B. KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một bức thư gửi tới người thân của em để hỏi thăm và kể về việc học tập của em khi lên lớp Ba, câu văn viết đủ ý, có sử dụng từ ngữ về tình cảm gia đình, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung kiểm tra

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

Đọc hiểu

Số câu

2

2

1

1

6

Câu số

1,2

3,4

5

6

Số điểm

1

1

1

1

4

Kiến thức tiếng việt

Số câu

1

1

1

3

Câu số

7

8

9

Số điểm

0,5

0,5

1

2

Tổng

Số câu

2

1

2

1

2

1

9

Số điểm

1

0,5

1

0,5

2

1

6


B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL


1

Bài viết 1

Số câu




1





1

Câu số




1






Số điểm




4





4

2

Bài viết 2

Số câu








1

1

Câu số








1


Số điểm








6

6

Tổng số câu




1




1

2

Tổng số điểm




4




6

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NHÀ RÔNG

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,...Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? (0,5 điểm)

A. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời và thẳng tuột xuống hai bên.

B. Có đôi mái dựng xòe sang hai bên, cong cong như con tôm.

C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.

Câu 2: Buôn làng có mái nhà rông cao, to mang ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.

B. Dân làng tránh được những điều xui rủi, cuộc sống ấm no.

C. Buôn làng đó sẽ được thần linh phù trợ.

Câu 3: Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Nối đúng: (0,5 điểm)

a) Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông 1) Đoạn 1

b) Hình dạng bên ngoài của nhà rông 2) Đoạn 2

c) Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông 3) Đoạn 3

Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? (0,5 điểm)

A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.

B. Vì nhà rông có kiến trúc đặc biệt do chính người trong buôn làng xây nên.

C. Vì nhà rông là nơi sinh sống và làm việc của tất cả mọi người trong buôn làng.

Câu 5: Hình ảnh nào miêu tả kiến trúc bên trong nhà rông? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Bài đọc giúp em biết thêm những thông tin gì về nhà rông? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Từ ngữ in đậm trong câu “Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Vì sao?

Câu 8: Chỉ ra sự vật được so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong câu văn sau: (0,5 điểm)

Nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

- Sự vật được so sánh:.............................................................................

- Từ ngữ dùng để so sánh:.......................................................................

Câu 9: Đặt dấu câu thích hợp trong câu dưới đây: (1 điểm)

Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng nơi tụ họp trao đổi thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Mặt trời sau mưa

Ngủ trốn mưa mấy hôm

Bữa nay dậy sớm thế?

Tròn như chiếc mâm cơm

Chui lên từ ngấn bể.


Mặt trời phơi giúp mẹ

Hạt múa thêm mẩy mẩy tròn

Mặt trời hong giúp con

Sạch sẽ đường tới lớp.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh.

Gợi ý:

● Giới thiệu về món đồ chơi.

● Miêu tả vài nét về món đồ chơi: (hình dáng, kích thước, màu sắc,..)

● Cảm nhận của em về món đồ chơi đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

MỘT MÁI NHÀ CHUNG

Mái nhà của chim     Mọi mái nhà riêng

Lợp nghìn lá biếc      Có mái nhà chung

Mái nhà của cá       Là bầu trời xanh

Sóng xanh rập rình.     Xanh đến vô cùng.


Mái nhà của dím      Mọi mái nhà riêng

Sâu trong lòng đất    Có mái nhà chung

Mái nhà của ốc       Rực rỡ vòm cao

Tròn vo bên mình.     Bảy sắc cầu vồng.


Mái nhà của em      Bạn ơi, ngước mắt

Nghiêng giàn gấc đỏ    Ngước mắt lên trông

Mái nhà của bạn       Bạn ơi, hãy hát

Hoa giấy lợp hồng.     Hát câu cuối cùng:

          Một mái nhà chung

          Một mái nhà chung...

(Định Hải)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Dím là con vật có tên gọi khác là gì? (0,5 điểm)

A. Con châu chấu

B. Con dế mèn

C. Con nhím

Câu 2: Bài thơ nói đến “những mái nhà riêng” nào? (0,5 điểm)

A. Chim, dím, cá, ốc, em và bạn.

B. Chim, cá, ốc, dế mèn, em và bạn.

C. Chim, cá, ốc, châu chấu, em và bạn.

Câu 3: “Mái nhà chung” của muôn loài là gì? (0,5 điểm)

A. Bầu trời rực rỡ và bảy sắc cầu vồng.

B. Bầu trời xanh đến tận cùng và vòm trời cao rực rỡ bảy sắc cầu vồng

C. Bầu trời xanh đến tận cùng và vòm trời cao.

Câu 4: Ngôi nhà chung của muôn loài dưới mái nhà ấy là gì? (0,5 điểm)

A. Cầu vồng

B. Trái Đất

C. Môi trường

Câu 5: Em thích hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Tìm trong bài thơ từ ngữ có nghĩa giống với từ lấp lánh. (0,5 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 8: Tìm 2 từ ngữ chỉ đặc điểm của một ngôi nhà. (0,5 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở câu 8. (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cái răng sư tử

Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây răng sư tử. Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo màu nắng được thay bằng cái áo trắng muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) cho biết em yêu thích nhân vật nào trong một câu chuyện em đã đọc và vì sao em yêu thích nhân vật đó.

Gợi ý:

● Em muốn nói về nhân vật nào? Nhân vật đó ở trong câu chuyện nào?

● Đặc điểm nhân vật đó (tính cách, lời nói, hành động).

● Nêu lí do em yêu thích nhân vật đó.

● Nêu cảm nhận của em về nhân vật đó trong câu chuyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

HÀNH TRÌNH CỦA HẠT MẦM

Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người.

(Tiệp Quyên)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong câu chuyện là ai? (0.5 điểm)

A. Đất

B. Hạt mầm

C. Hạt mưa

Câu 2: Hạt mầm tò mò về điều gì? (0,5 điểm)

A. Độ lớn của bầu trời

B. Thế giới bên ngoài

C. Độ lớn của bầu trời và thế giới bên ngoài

Câu 3: Mầm cây đã phát triển, thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước rồi nảy lên những lá vàng.

B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh.

C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt.

Câu 4: Điều hạt mầm thực sự cần là gì? (0,5 điểm)

A. Tình yêu thương của con người

B. Những giọt mưa mát lạnh

C. Ánh nắng ấm áp

Câu 5: Theo em, vì sao cây lại cần tình yêu thương quý báu của con người? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Em đã làm gì để góp phần chăm sóc, bảo vệ cây xanh? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Tìm hai từ có nghĩa giống với từ “xanh” xuất hiện trong bài đọc. (0,5 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 8: Điền từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp với các hình ảnh trong bài sau: (0,5 điểm)

Giọt mưa: .................................................................................................

Bầu trời: ...................................................................................................

Câu 9: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: (1 điểm)

Trong vườn ☐ muôn hoa đua sắc ☐ quả sai trĩu cành ☐ chim ríu rít hát ca ☐ một dạo ☐ cứ tan học là bọn trẻ lại đến vườn hoa chơi đùa thỏa thích.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Tiếng bom Phạm Hồng Thái

Anh Phạm Hồng Thái được giao nhiệm vụ tiêu diệt toàn quyền Pháp Méc-lanh. Sát giờ ăn, anh bận đồ tây, xách cặp da và bước vào phòng tiệc rất bình thản. Trái bom hẹn giờ trong cặp anh nổ tung, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên địch. Anh đã dũng cảm gieo mình xuống dòng sông Châu Giang để không bị sa vào tay địch.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết một bức thư ngắn gửi một người bạn ở xa để thăm hỏi và kể về một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong năm học vừa qua.

Gợi ý:

● Bức thư em viết cho ai?

● Em hỏi thăm về điều gì? (về sức khỏe, công việc, gia đình,...)

● Em kể về một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong năm học vừa qua.

● Em gửi lời chúc, lời hứa hẹn gì đến người bạn đó?.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 3 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên