Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 (cả ba sách)

Quảng cáo

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 5 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

NGÀY KHAI TRƯỜNG

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

             Sáng đầu thu trong xanh

             Em mặc quần áo mới

             Đi đón ngày khai trường

             Vui như là đi hội.


             Gặp bạn cười hớn hở

             Đứa tay bắt mặt mừng

             Đứa ôm vai bá cổ

             Cặp sách đùa trên lưng.


             Nhìn các thầy các cô

             Ai cũng như trẻ lại

             Sân trường vàng nắng mới

             Lá cờ bay như reo.

             Từng nhóm đứng đo nhau

             Thấy bạn nào cũng lớn

             Năm xưa bé tí teo

             Giờ lớp ba, lớp bốn.


             Tiếng trống trường gióng giả

             Năm học mới đến rồi

             Chúng em đi vào lớp

             Khăn quàng bay đỏ tươi.

                    Nguyễn Bùi Vợi

Quảng cáo

II. Đọc hiểu văn bản

1. Vì sao bạn nhỏ nói ngày khai trường “vui như hội”? (chọn nhiều ý)

A. vì được gặp lại bạn bè, thầy cô sau ba tháng nghỉ hè

B. vì được mặc quần áo mới

C. vì được tham gia nhiều trò chơi hay

2. Khổ thơ thứ hai cho em biết điều gì?

A. Niềm vui của các bạn học sinh khi có cặp sách mới.

B. Niềm vui của tác giả khi được gặp lại các bạn của mình.

C. Các bạn học sinh rất hiếu động.

3. Trong khổ thơ thứ tư, các bạn làm gì khi gặp lại nhau?

A. đo xem ai cao hơn, ai chóng lớn

B. kể cho nhau nghe những chuyện vui trong hè

C. thấy có bạn vẫn bé tí teo

Quảng cáo

4. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối thúc giục các bạn học sinh bước vào năm học mới với cảm xúc như thế nào?

A. phấn khởi, háo hức

B. lo lắng

C. bồn chồn

5. Nội dung của bài thơ “Ngày khai trường” là:

A. Niềm trăn trở của học sinh trong ngày khai trường.

B. Niềm băn khoăn của học sinh trong ngày khai trường.

C. Niềm vui sướng của học sinh trong ngày khai trường.

III. Luyện tập

6. Nối song/xong để tạo từ thích hợp:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

7. Sắp xếp các từ sau vào 3 nhóm tương ứng:

Quảng cáo

thật thà, trắng tinh, hài hước, thấp bé, vui vẻ, cân đối, ngoan ngoãn, vuông vắn, mũm mĩm, hiền hậu, đanh đá, vàng tươi, keo kiệt, béo, nâu, đen, xanh biếc, cao lớn, xanh dương, tròn xoe, đo đỏ, đỏ tươi, tím biếc, trắng ngần, lùn, gầy gò

Từ chỉ hình dáng

Từ chỉ màu sắc

Từ chỉ tính tình

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

…………………………

………………………….

8. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong mỗi câu văn dưới đây:

a) Cây bỏng lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh hồng hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh!

b) Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhành cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt.

9. Tìm trong bài thơ “Ngày khai trường”:

a) 6 từ ngữ chỉ đặc điểm: ...............................................................................................

b) 6 từ ngữ chỉ hoạt động: ..............................................................................................

10. Đặt 2 câu với các từ chỉ đặc điểm em tìm được ở bài tập 8.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu và cách ngắt nhịp.

II. Đọc hiểu văn bản

1.

A. vì được gặp lại bạn bè, thầy cô sau ba tháng nghỉ hè

B. vì được mặc quần áo mới

2. B. Niềm vui của tác giả khi được gặp lại các bạn của mình.

3. A. đo xem ai cao hơn, ai chóng lớn.

4. A. phấn khởi, háo hức

5. C. Niềm vui sướng của học sinh trong ngày khai trường.

III. Luyện tập

6.

- song hành, song ca, song hỷ, song song, song cửa

- xong xuôi, xong chuyện, xong việc

7.

Từ chỉ hình dáng

Từ chỉ màu sắc

Từ chỉ tính tình

thấp bé, cân đối, vuông vắn, mũm mĩm, béo, cao lớn, tròn xoe, lùn, gầy gò

trắng tinh, vàng tươi, nâu, đen, xanh biếc, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, tím biếc, trắng ngần

vui vẻ, hài hước, thật thà, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt

8.

a) Cây bỏng lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh hồng hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh!

b) Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhành cành khô xơ xác trên nền trời xám xịt.

9.

a) 6 từ ngữ chỉ đặc điểm: trong xanh, mới, vui, hớn hở, trẻ, vàng

b) 6 từ chỉ hoạt động: mặc, đi đón, đi hội, cười, bắt, đùa, bay

10.

- Bầu trời hôm nay trong xanh quá!

- Em bé hớn hở nhận quà của mẹ.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 5 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 5 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu

LỜI KHUYÊN CỦA BỐ

    Con yêu quý của bố

    Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học ...

    Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt trong sự dã man.

    Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia ! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường ! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

( Theo A-mi-xi )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai ?

A. Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc.

B. Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc.

C. Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc.

Câu 2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập ?

A. Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch.

B. Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch.

C. Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch.

Câu 3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì ?

A. Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi.

B. Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát.

C. Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát.

Câu 4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi ?

A. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi.

B. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động.

C. Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

- ...úa...ếp/.............

-.....e.....ói/............

-.....o.....ắng/.............

-......ời....ói/..............

b) en hoặc eng

- giấy kh...../............

- cái x........./.............

- thổi kh........./.............

- đánh k........./..............

Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau :

a)

– Con yêu mẹ bằng trường học

Cả ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ.

( Xuân Quỳnh )

b)

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con .

( Trần Đăng Khoa )

c)

Công cha cao hơn núi

Nghĩa mẹ dài hơn sông

Suốt đời em ghi nhớ

Khắc sâu tận đáy lòng.

( Lý Hải Như )

Câu 3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau và tìm từ so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng thơ cuối ( Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời )

Em nhặt ốc, hến

Em đơm cơm nào,

Cơm là cát biển

Đũa : nhánh phi lao.

( Lữ Huy Nguyên )

Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh :

.......................................................................................................................

Câu 4. Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở tổ em.

Gợi ý :

a) Mục đích của cuộc họp tổ là gì ?

b) Tình hình học tập đầu năm của tổ ra sao ( chú ý về tinh thần học tập và kết quả đạt được ở các môn học của các bạn trong tổ ). Nêu nguyên nhân và cách khắc phục ( nếu có hạn chế, khuyết điểm )

c) Phân công công việc ( trách nhiệm ) của từng thành viên trong tổ.

Gợi ý Đáp án

I. Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án A C B A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

- lúa nếp

- le lói - lo lắng

- lời nói

b) en hoặc eng

- giấy khen

- cái xẻng

- thổi khèn

- đánh kẻng

Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau :

a)

– Con yêu mẹ bằng trường học

Cả ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ.

( Xuân Quỳnh )

b)

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con .

( Trần Đăng Khoa )

c)

Công cha cao hơn núi

Nghĩa mẹ dài hơn sông

Suốt đời em ghi nhớ

Khắc sâu tận đáy lòng.

( Lý Hải Như )

Câu 3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau và tìm từ so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng thơ cuối (Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời )

Em nhặt ốc, hến

Em đơm cơm nào,

Cơm là cát biển

Đũa : nhánh phi lao.

( Lữ Huy Nguyên )

Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh : như, tựa, là, giống.

Câu 4. Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở tổ em.

a) Lí do và mục đích cuộc họp:

Thưa các bạn! Hôm nay, tôi triệu tập cuộc họp tổ, bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, nhằm đưa tổ ta trở thành một tổ dẫn đầu về chất lượng học tập, không còn bạn nào bị yếu kém nữa.

b) Tình hình chất lượng học tập của cả tổ ta hiện nay:

Từ đầu năm đến nay, trong sổ theo dõi chất lượng học tập của tổ mà tôi có được thì bạn Hà có ba bài môn Tiếng Việt bị điểm bốn và hai bài môn Toán bị điểm ba. Các môn còn lại tuy trên điểm trung bình nhưng không cao lắm. Các bạn khác trong tổ đều đạt khá giỏi trở lên.

c) Nguyên nhân:

Là từ đầu năm đến nay, mạnh ai nấy học. Chúng ta chưa có sự quan tâm đến nhau. Vì vậy, tôi đề nghị các bạn hãy bàn bạc thảo luận xem có cách gì giúp đỡ cho bạn Hà, để bạn ấy học tốt hơn không? Mong các bạn có nhiều ý kiến đóng góp!.

d) Biện pháp giúp đỡ:

Sau khi tổ thảo luận, tổ trưởng tập hợp và đi đến thống nhất các biện pháp như sau:

   + Tăng cường học nhóm chủ yếu giải các bài tập môn Toán và Tiếng Việt.

   + Đến lớp trước 15 phút để truy bài.

   + Mỗi tuần tiến hành học nhóm 3 buổi: từ 14 giờ đến 16 giờ ngày thứ 3, 4, 5.

   + Nhóm của Hà, khi học nhóm, được tăng cường thêm 3 bạn cho 3 buổi (bạn Hoa ngày thứ 3, bạn Hùng ngày thứ 4 và tối ngày thứ 5).

   + Trước các buổi học 15 phút, tổ trưởng cùng bạn Hà truy bài cho nhau. Còn các bạn khác ghép theo từng cặp một để truy bài.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Người lính dũng cảm, Cuộc họp của chữ viết và Mùa thu của em trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Máy bay địch trong:" Người lính dũng cảm” là con vật gì ?

A. Là chú ong thợ.

B. Là chú chuồn chuồn ngô.

C. Là chú bướm vàng. 

Câu 2: Các chữ cái và dấu câu trong truyện:" Cuộc họp của chữ viết", họp bàn việc gì ?

A. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập.

B. Bàn về việc bạn Hoàng viết chữ rất ẩu.

C. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu. 

Câu 3:  Bài thơ "Mùa thu của em",  KHÔNG tả những màu sắc nào của mùa thu?

A. sắc vàng của hoa cúc

B. màu xanh của cốm mới

C. màu hồng của cánh sen

Câu 4: Trong đoạn thơ sau, tác giả dùng cách gì để so sánh các sự vật với nhau ?

"Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh."


A. Dùng từ so sánh.

B. Dùng dấu gạch ngang (-).

C. Không dùng từ so sánh và dấu gạch nối.

Câu 5: Ai là người quyết định chui qua hàng rào trong truyện "Người lính dũng cảm" ?

A. Viên tướng.

B. Chú lính.

C. Tất cả tướng sĩ.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống l hay n:

a) Hoa ....ựu ....ở đầy một vườn đỏ ....ắng

b) ....ũ bướm vàng ...ơ đãng ....ướt bay qua.

Bài 2: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:

a) 

Tháp Mười đẹp nhất bông s.....

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

b) 

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây ch.... đá, lá ch.... hoa.

Bài 3: Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau.

a)

Bế cháu ông thủ thỉ:

Cháu khỏe hơn ông nhiều

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng

b)

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

C

B

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền vào chỗ trống l hay n:

a) Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng

b) Lũ bướm vàng đãng lướt bay qua.

Bài 2: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:

a) 

Tháp Mười đẹp nhất bông sen.

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

b) 

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Bài 3: Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau.

a)

Bế cháu ông thủ thỉ:

Cháu khỏe hơn ông nhiều

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng

b)

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Cuộc họp của chữ viết, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Cuộc họp của chữ viết mở vào thời gian nào ?

A. Trước giờ vào lớp.

B. Ngày nghỉ.

C. Vừa tan học 

Câu 2: Con hãy tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ sau :

"Sau làn mưa bụi tháng ba

Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu."

A. Làn mưa bụi được so sánh với lửa thiêu.

B. Làn mưa bụi được so sánh với lá tre.

C. Lá tre được so sánh với lửa thiêu.

Câu 3: Thầy giáo mong chờ điều gì ở những học sinh trong lớp ?

A. Thầy mong ai đó sẽ phát hiện ra bạn mắc lỗi. 

B. Thầy mong bạn nào phạm lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi.

C. Thầy mong bạn nào phạm lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. 

Câu 4: Nội dung câu chuyện “Cuộc họp của chữ viết” là gì ?

A. Khi viết không thể thiếu dấu chấm.

B. Nói lên tầm quan trọng của dấu chấm, khi đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.

C. Sự cẩu thả của bạn Hoàng.

Câu 5: Khi không có ai đứng lên nhận lỗi, thái độ của thầy giáo như thế nào ?

A. Thất vọng

B. Giận dữ

C. Buồn bã

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Gạch chân tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :

“Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè , hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh”

Bài 2:

Điền vào chỗ trống l hoặc n:

- ...úa...ếp/.............

-.....e.....ói/............

-.....o.....ắng/.............

-......ời....ói/..............

Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:

- giấy kh...../............

- cái x........./.............

- thổi kh........./.............

- đánh k........./..............

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

C

B

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Gạch chân tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :

“Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè , hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh”

Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:

- lúa nếp

- le lói 

- lo lắng

- lời nói

Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:

- giấy khen

- cái xẻng

- thổi khèn

- đánh kẻng

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 5 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Cuộc họp của chữ viết  Người lính dũng cảm trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Bạn Hoàng đã mắc lỗi gì khi viết ?

A. Viết sai lỗi chính tả.

B. Hoàn toàn không biết chấm câu.

C. Viết chữ rất xấu và ẩu. 

Câu 2: Tại sao bạn nhỏ lại được coi là người lính dũng cảm ?

A. Vì bạn đã sửa lại hàng rào.

B. Vì bạn ấy là người duy nhất chui qua hàng rào

C. Vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình. 

Câu 3: Sau khi nghe bác A đọc đoạn văn bạn Hoàng viết, mọi người có suy nghĩ gì?

A. Cười rộ lên.

B. Mọi người lắc đầu chê Hoàng viết ẩu.

C. Mọi người xì xào vì không hiểu nghĩa của đoạn văn đó.

Câu 4:  Bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng ?

A. Bác sẽ phụ trách việc nhắc nhở Hoàng.

B. Hoàng phải tự thay đổi cách viết của mình.

C. Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.  

Câu 5:  Nội dung câu truyện:" Người lính dũng cảm" nói về điều gì ?

A. Không nên nghịch ngợm.

B. Phải biết nhận lỗi

C. Người dám nhận lỗi là người dũng cảm

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Gạch chân từ ngữ so sánh trong các câu dưới đây :

a) “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

b)  “Anh em như thể tay chân”

c) “Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”

Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:

...ung …inh, …o …ê, …ười biếng, …ang thang, cái …ơ, …ao đao

Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:

đan x…, ch… chúc, cái x…, màu đ…

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

C

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Gạch chân từ ngữ so sánh trong các câu dưới đây :

a) “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

b)  “Anh em như thể tay chân”

c) “Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”

Bài 2: Điền vào chỗ trống l hoặc n:

lung linh, no nê, lười biếng, lang thang, cái nơ, lao đao

Bài 3: Điền vào chỗ trống en hoặc eng:

đan xen, chen chúc, cái xẻng, màu đen

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên