Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 18 - Kết nối tri thức
I. Luyện đọc diễn cảm
NHỮNG ĐIỀU LÍ THÚ VỀ TÊN NGƯỜI
Các dân tộc trên thế giới, thậm chí các vùng trong một nước có những tục lệ rất khác nhau trong việc đặt và sử dụng tên người.
Ở nhiều dân tộc, tên người gồm họ và tên. Ngoài họ, tên, một số dân tộc còn thêm tên đệm (người Việt), phụ danh (người Nga). Ví dụ: đọc tên một người Nga là Vích-to Xéch-ghê-ê-vích Rô-ma-nốp, ta biết anh ấy tên là Vích-to, bố là Xéc-gây, thuộc dòng họ Rô-ma-nôp.
Ngược lại, người một số dân tộc khác chỉ có tên, không có họ. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ lấy tên cha làm họ cho con. Ở một số vùng thuộc tỉnh Hà Tây, người ta lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái. Ví dụ: cha là Đỗ Minh Vượng, con gái là Minh Thị Phúc.
Theo quan niệm truyền thống, cái tên cũng là sự gửi gắm mơ ước, hi vọng của người cha, người mẹ dành cho con mình. Một cái tên hay, tươi sáng sẽ là sự báo hiệu, sự mở đầu cho một cuộc đời nhiều may mắn, thành công.
(Tổng hợp từ báo chí trong nước và nước ngoài)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Theo bài đọc, dân tộc Việt Nam khi đặt tên thường có thêm gì:
A. Tên địa danh
B. Tên riêng
C. Tên đệm
2. Khi đặt tên, người Nga thường gồm có những bộ phận gì ở trong tên?
A. Họ, tên, tên đệm
B. Họ, tên, phụ danh
C. Phụ danh, tên đệm
3. Người Hà Nhì ở Lai Châu, Nghĩa Lộ đã lấy tên cha để:
A. làm tên cho con
B. làm họ cho con
C. không để làm gì cả
4. Một số người dân vùng nào lấy tên đệm của cha làm họ cho con gái?
A. Hà Tây
B. Cao Bằng
C. Lạng Sơn
5. Ai là người đã đặt tên cho em? Tên của em có ý nghĩa gì?
III. Luyện tập
6. Đọc đoạn văn, viết từ ngữ được gạch chân vào nhóm thích hợp:
Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái hoa sen cho tổ. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó(1) thành từng bó(2), ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.
7. Gạch dưới những hình ảnh so sánh có trong khổ thơ sau:
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Đỗ Trung Quân)
Trong khổ thơ trên, em tìm và ghi lại:
- Từ ngữ chỉ sự vật:
- Từ ngữ chỉ hoạt động:
- Từ ngữ chỉ đặc điểm:
8. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm:
Hai đứa nhỏ trong nhà chạy ra [ ]Chúng ríu rít vây quanh bố và bi bô nói chuyện:
- Bố có mua quà cho con không ạ [ ]
- Có, bố có quà cho các con đây [ ]
Bỗng cu Hùng hét toáng lên :
- Ôi con rắn [ ] Con rắn to quá [ ] Nó có cắn con không hả bố [ ]
– Không, đó là con rắn giả đấy [ ] bố mua cho Hùng để Hùng chơi [ ]
9. Đặt câu sử dụng cặp từ trái nghĩa:
a) sáng – tối:
b) gầy – béo:
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, đọc đúng tên riêng,…
II. Đọc hiểu văn bản
1. C. Tên đệm
2. B. Họ, tên, phụ danh
3. B. làm họ cho con
4.A. Hà Tây
5. HS tự trả lời
III. Luyện tập
6.
- Từ ngữ chỉ sự vật: đầm sen, bông sen, chiếc mủng, tổ, bó(2).
- Từ ngữ chỉ hoạt động: đu đưa, bơi, hái, ngắt, bó(1), bọc, để.
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: rộng, mênh mông, xanh mượt, cẩn thận, nhè nhẹ.
7.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(Đỗ Trung Quân)
- Từ ngữ chỉ sự vật: quê hương, con diều, tuổi thơ, con, đồng, đò, nước, sông.
- Từ ngữ chỉ hoạt động: thả, khua
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: biếc, nhỏ, êm đềm.
8. Hai đứa nhỏ trong nhà chạy ra [ . ]Chúng ríu rít vây quanh bố và bi bô nói chuyện:
- Bố có mua quà cho con không ạ [ ? ]
- Có, bố có quà cho các con đây [ . ]
Bỗng cu Hùng hét toáng lên :
- Ôi con rắn [ ! ] Con rắn to quá [! ] Nó có cắn con không hả bố [? ]
– Không, đó là con rắn giả đấy [. ] bố mua cho Hùng để Hùng chơi [ . ]
9.
a) Anh ấy làm việc từ sáng đến tối rất chăm chỉ
b) Bạn A thì gầy còn bạn B thì béo.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 18 - Chân trời sáng tạo
Nội dung đang được cập nhật ....
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 18 - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật ....
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
A- Kiểm tra đọc
I – Đọc thành tiếng ( 6 điểm )
Đọc đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học ( SGK Tiếng Việt 3, tập một ) và trả lời câu hỏi ( TLCH ) ; sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai ( Giải đáp – Gợi ý )
(1) Đất quý, đất yêu ( từ Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha đến dù chỉ là một hạt cát nhỏ )
TLCH : Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?
(2) Nắng phương Nam ( từ Phương tủm tỉm cười đến rung rinh dưới nắng )
TLCH : Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ?
(3) Người con của Tây Nguyên ( từ Núp mở những thứ Đại hội tặng đến coi mãi đến nửa đêm – Đoạn 3 )
TLCH : Khi xem những thứ Đại hội tặng, thái độ của lũ làng ra sao ?
(4) Người liên lạc nhỏ ( từ Đến quãng suối đến ngồi nghỉ chốc lát – Đoạn 2 )
TLCH : Khi gặp Tây đồn đem lính đi tuần, thái độ của Kim Đồng thế nào ?
(5) Nhà rông ở Tây Nguyên ( từ Gian đầu nhà rông đến chiêng trống dùng khi cúng tế )
TLCH : Gian đầu của nhà rông được bài trí như thế nào ?
II – Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm )
BÁC RẤT THƯƠNG LOÀI VẬT
Lúc ở chiến khu, Bác Hồ nuôi một con chó, một con mèo và một con khỉ. Thông thường thì ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ.
Mỗi lần chuyển nhà đến nơi ở mới, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó. Hễ chó đi chậm, khỉ cấu hai tai chó giật giật. Chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngoắc. Ai trông thấy cũng phải cười. Con mèo đen có đốm trắng thì ngoao ngoao lững thững chạy theo.
Riêng con khỉ thì rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. Khi Bác ăn cơm, Bác mở dây và cho nó ăn. Bữa nọ, Bác vừa quay lưng ngó ra sân, nó bèn bốc trộm cơm của Bác và ngồi yên, giấu nắm cơm trong tay, và như không có chuyện gì xảy ra. Tôi nhìn thấy vội kêu lên : “Sao mày bốc cơm của Bác ?”. Con khỉ vội lom khom chạy đi, vừa chạy vừa quay lại nhìn như sợ Bác giận. Bác chỉ mỉm cười, nụ cười rất hiền lành.
( Theo Diệp Minh Châu )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Các con vật được Bác nuôi có quan hệ với nhau như thế nào ?
A. Không ưa nhau
B. Rất ghét nhau
C. Quấn quýt nhau
Câu 2. Chi tiết nào cho thấy con khỉ rất nghịch ?
A. Hễ con chó đi chậm, nó cấu vào hai tai chó giật giật, ngồi trên lưng chó ngúc nga ngúc ngoác, bốc cơm của Bác giấu đi.
B. Bác vừa quay lưng, nó bèn bốc cơm của Bác, giấu đi.
C. Nó vừa chạy vừa quay lại nhìn Bác như sợ Bác giận.
Câu 3. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất tấm lòng rộng lượng của Bác ?
A. Bác dạy cho các con vật biết gắn bó với nhau
B. Bác mở dây cho con khỉ mỗi khi cho nó ăn cơm
C. Khi biết con khỉ bốc trộm cơm, Bác chỉ mỉm cười
Câu 4. Dòng nào dưới đây có các từ chỉ đặc điểm của các con vật trong bài ?
A. Con chó nhanh nhẹn ; con mèo chậm chạp ; con khỉ nghịch ngợm
B. Con chó chạy trước ; con mèo đi sau ; con khỉ ngồi trên lưng con chó
C. Con chó nhanh nhẹn ; con mèo ngoao ngoao ; con khỉ nghịch ngợm
B- Kiểm tra viết
I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm )
CÂY TRÁI TRONG VƯỜN BÁC
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ không nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh… Hồng Liên Thôn ! Hàng trăm quả trĩu trịt trên cành như hàng trăm chiếc đèn lồng phập phồng thở lửa giữa sương giá, ơi cái màu hồng thắm thiết và vồn vã.
( Theo Võ Văn Trực )
II – Tập làm văn ( 5 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 8 câu ) kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau :
a) Quê em ở đâu ?
b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?
Gợi ý Đáp án
A- Kiểm tra đọc
I – Đọc thành tiếng ( 6 điểm )
II – Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm )
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | C | A | C | C |
B- Kiểm tra viết
I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm )
II – Tập làm văn ( 5 điểm )
Bài mẫu:
Quê em là một làng nhỏ ven sông Hồng. Nơi đây em đã sinh ra và lớn lên trong tiếng ru của mẹ, trong hương thơm ngào ngạt của đồng lúa chín. Một vùng quê hiền hòa, yên tĩnh. Nơi đây có những vườn cau xanh mướt. Những hồ nước trong mát. Những con đường làng chạy quanh co. Con mương nước nở tím hoa bèo. Chiếc cầu nhỏ bắc ngang, dòng mương kia, nước trong như dòng sữa mẹ. Có hồ sen, giếng nước, có lũy tre cao ngất rì rào ca hát trưa hè, có những vườn rau xanh rờn. Xa xa trên đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Em nhớ nhất những chiều đựợc thả diều cùng đám bạn và ngắm nhìn đàn trâu no cỏ đi về . Em yêu quí, tự hào về quê hương em, dù đi xa em vẫn nhớ về quê hương.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc đã học, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Câu nào sau đây có sử dụng phép so sánh?
A. Một vài con nai rời bến nước, lững thững tìm về ổ ở khuất đâu đó dưới lùm cây.
B. Thoạt đầu nó chậm rãi nhô lên, đỏ hồng như một trái dưa hấu mới bổ.
C. Nó leo mau lên cao và nắng chợt chói chang lúc nào không hay.
Câu 2: Đọc truyện Mồ Côi xử kiện, Mồ Côi bảo bác nông dân xóc đồng bạc đủ mười lần để làm gì ?
A. Để Mồ Côi được nghe thấy tiếng xóc tiền.
B. Để nhân số tiền hai đồng thành hai mươi đồng.
C. Để cả hai bên được đền bù giống nhau, thay vào đó bác nông dân không bị mất tiền.
Câu 3: Trong bài thơ Việt Bắc, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào ?
A. Rất hoang vắng
B. Rất tươi đẹp
C. Rất nghèo khó
Câu 4: Câu sau đây có những sự vật nào được so sánh với nhau:
"Mặt trời chậm rãi nhô lên, đỏ hồng như một trái dưa hấu mới bổ"
A. Mặt trời được so sánh với trái dưa hấu mới bổ.
B. Mặt trời được so sánh với nhô lên.
C. Trái dưa hấu mới bổ được so sánh với đỏ hồng
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Viết lại các từ trong bài chính tả Rừng cây trong nắng.
a) - Bắt đầu bằng tr:
- Bắt đầu bằng ch:
b) - Bắt đầu bằng v:
- Bắt đầu bằng d:
Bài 2:
Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam.
Bài 3:
Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Em hãy viết giấy mời cô (thầy) Hiệu trưởng theo mẫu dưới đây.
GIẤY MỜI
Kính gửi: ................................................
Lớp .......................... trân trọng kính mời ......................
Tới dự: ............................................................
Vào hồi: .............giờ, ngày ................... .
Tại: ...................................................................
Chúng em rất mong được đón tiếp ..........
Ngày ... tháng ... năm ....
Lớp trưởng
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
C |
B |
A |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Viết lại các từ trong bài chính tả Rừng cây trong nắng.
a) - Bắt đầu bằng tr: trong, trời, tráng (lệ), tràm
- Bắt đầu bằng ch: chim
b) - Bắt đầu bằng v: vàng, vôi, vẻ, vươn, vang, vọng
- Bắt đầu bằng d: dưới, dậy
Bài 2:
Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam.
- Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam là:
Nắng phương Nam
Cảnh đẹp non sông
Luôn nghĩ đến miền Nam
Người con của Tây Nguyên
Vàm Cỏ Đông
Cửa Tùng
Bài 3:
Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Em hãy viết giấy mời cô (thầy) Hiệu trưởng theo mẫu dưới đây.
GIẤY MỜI
Kính gửi: Cô Phạm Bích Mai, hiệu trưởng trường tiểu học Đống Đa
Lớp: 3A trân trọng kính mời cô giáo
Tới dự: Buổi tổ chức liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11
Vào hồi: 14 giờ, ngày 20/11/2020
Tại: phòng học lớp 3A
Chúng em rất mong được đón tiếp cô.
Ngày 18 tháng 11 năm 2020
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc đã học, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Đọc truyện " Người mẹ" , sau khi được người mẹ ôm ấp, bụi gai có gì thay đổi ?
A. Rụng hết lá
B. Bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông.
C. Bụi gai bỗng dưng biến mất.
Câu 2: Con hãy đọc câu sau đây và cho biết câu đó thuộc kiểu so sánh nào ?
" Chim cắt bay nhanh hơn bồ câu."
A. So sánh ngang bằng.
B. So sánh hơn kém.
C. Đây không phải là câu so sánh.
Câu 3: Câu nào sau đây sử dụng sai dấu chấm than ?
A. Lan ơi !
B. Mẹ đi chợ về chưa !
C. Ôi ! Chiếc váy hồng này đẹp quá !
Câu 4: Nội dung, ý nghĩa của câu truyện:" Giọng quê hương" là gì ?
A. Sống trong cộng đồng phải biết giúp đỡ nhau những lúc khó khăn.
B. Biết nhớ về giọng nói quê hương
C. Tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương yêu dấu.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng:
a) Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A
b) Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em.
c) Con trâu là người bạn quý của người nông dân.
Ai (cái gì, con gì)? |
là gì? |
a) ………………………. …………………………. |
…………………………. …………………………. |
b) ………………………. …………………………. |
…………………………. …………………………. |
Bài 2. Điền vào chỗ trống an hay ang?
a. Cái b.....
b. B... bạc
c. Tr... sách
d. Ngăn c...
Bài 3. Từ nào sau đây không chỉ sự vật?
- cột điện, thầy giáo, yêu thương
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
B |
B |
C |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng:
Ai (cái gì, con gì)? |
là gì? |
a) Bạn Thanh Mai |
là một học sinh xuất sắc của lớp 3A. |
b) Chiếc cặp sách |
là đồ vật vô cùng thân thiết của em. |
c) Con trâu |
là người bạn quý của người nông dân. |
Bài 2:
a. Cái bảng
b. Bàn bạc
c. Trang sách
d. Ngăn cản
Bài 3:
- Từ không chỉ sự vật là: yêu thương
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 18 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc đã học, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Đọc truyện " Người mẹ" , sau khi được người mẹ ôm ấp, bụi gai có gì thay đổi ?
A. Rụng hết lá
B. Bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông.
C. Bụi gai bỗng dưng biến mất.
Câu 2: Câu nào sau đây không dùng từ ở miền Nam ?
A. Mẹ em đang cho đàn lợn ăn ngô
B. Anh hai quê ở đâu ta ?
C. Bả biểu cô về trước, bả còn đi chợ.
Câu 3: Câu nào sau đây được đặt theo mẫu câu kể Ai là gì ?
A. Mẹ tần tảo nuôi các con ăn học.
B. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất đời con.
C. Cha ước ao tặng cho mẹ chiếc vòng cẩm thạch.
Câu 4: Nội dung của bài đọc :" Người liên lạc nhỏ", nói về điều gì ?
A. Sự nguy hiểm, gian nan của cán bộ chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
B. Ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của anh Kim trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Ca ngợi sự nhanh trí của ông ké và Kim Đồng.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm dưới đây:
a) Ngày nghỉ, em thường cùng mẹ nấu cơm.
b) Buổi tối, bé Mai thường làm bài tập về nhà.
c) Cuối tuần, em thường sang nhà bà ngoại chơi.
Bài 2: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
Bài 3. Gạch dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
a) Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả
b) Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ
c) Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
A |
B |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm dưới đây:
a) Ngày nghỉ, em thường cùng mẹ nấu cơm.
Ngày nghỉ, em thường làm gì?
b) Buổi tối, bé Mai thường làm bài tập về nhà.
Buổi tối, ai thường làm bài tập về nhà.
c) Cuối tuần, em thường sang nhà bà ngoại chơi.
Cuối tuần, em thường làm gì?
Bài 2: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Cuối tuần, em thường dắt chó đi dạo.
- Vào kì nghỉ hè năm ngoái, An được đi tắm biển ở Đà Nẵng.
- Bà em đang cho gà ăn.
Bài 3.Gạch dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
a) Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả.
b) Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ.
c) Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)