Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 25 - Kết nối tri thức
I. Luyện đọc diễn cảm
ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG
Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.
Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:
– Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.
Bác nông dân nghe thấy có lí bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:
– Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….
Bác nông dân nghe có lí hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói:
– Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.
Bác nông dân nghe lại có lí hơn, lại chỉnh sửa theo.
Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”
Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bác nông dân muốn làm một cái cày thật tốt để làm gì?
A. để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn
B. để có chiếc cày đẹp hơn
C. để khoe mọi người
2. Theo dự định, chiếc cày của bác nông dân được làm bằng gì?
A. bằng gỗ vụn
B. bằng cây gỗ tốt, quý
C. bằng cây gỗ hiếm
3. Có mấy người qua đường đã góp ý để bác nông dân sửa cái cày?
A. 3 người
B. 2 người
C. 1 người
4. Kết quả cuối cùng khi bác nông dân đẽo cày là:
A. bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa
B. cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
5. Em hiểu câu “Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói điều gì?
III. Luyện tập
6. Tìm từ có âm đầu s/x theo gợi ý:
a) Khoảng rộng dùng để đá bóng là
b) Loại côn trùng thường ăn lá cây, trái cây là
c) Chất lỏng dùng để chạy máy (động cơ) là
d) Loại cây sống ở nơi khô cằn, có nhiều gai là
7. Thêm dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:
a) Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình một viên chức tài chính vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.
b) Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính. Pa- xcan nói.
c) Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao! - Pa-xcan nghĩ thầm.
8. Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn.
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:
- Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!
Chúng tôi đồng thanh đáp:
- Dạ vâng ạ!
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với mỗi nhân vật.
II. Đọc hiểu văn bản
1. A. để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn
2. B. bằng cây gỗ tốt, quý
3. A. 3 người
4. C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
5. Ý nghĩa câu “Đẽo cày giữa đường” có nghĩa là nói đến những người không có chính kiến cho bản thân chỉ biết đợi người khác đưa ra ý kiến rồi hùa theo và cuối cùng chẳng đạt được kết quả nào cho bản thân cả.
III. Luyện tập
6.
a) sân
b) sâu
c) xăng
d) xương rồng
7.
a) Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.
b) “Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính.” Pa- xcan nói.
c) “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” - Pa-xcan nghĩ thầm.
8.
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: “-Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!”. Chúng tôi đồng thanh đáp: “Dạ vâng ạ!”
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 25 - Chân trời sáng tạo
Nội dung đang được cập nhật ....
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 25 - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật ....
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
HỘI VẬT
Trống cái nổi thùng thùng. Đôi đô vật đầu tiên vào sới. Quý khỏe mạnh, đẹp trai. Mạnh có đôi mắt hơi xếch, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng. Hai chàng đi song song ra phía cửa đình, vái thành hoàng, đoạn lùi ra, ngửa hai bàn tay đi quang sới, chào mọi người. Cả hai đến trước mặt thủ trống cúi đầu rồi quay ngoắt lại giữa sân, chào nhau rồi từ từ lui ra. Bây giờ cuộc tỉ thí mới bắt đầu. Vờn nhau, lừa nhau, miếng đánh miếng đỡ lên xuống nhịp nhàng. Quý mất thế, chệnh choạng. Một loạt tiếng hò reo vang dậy. Lợi dụng phút lơi lỏng của Mạnh, Quý rút được chân ra. Tiếng reo hò rộ lên. Đôi mắt Quý gườm gườm nhìn Mạnh như thách thức. Mạnh luôn để ý nhìn. Quý xông tới, xông lui rồi thình lình vặn mình hết cỡ, gồng Mạnh lên vai. Bất ngờ chới với, Mạnh đành để Quý hất xuống đất. Tiếng trống nghẹn lại, mọi người reo hò ầm ĩ chào mừng người chiến thắng.
( Theo Trần Đình Khôi )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Hình dáng của đô vật Mạnh được tả qua những từ ngữ nào ?
A. Đẹp trai, khỏe mạnh, trán cao, tấm thân cường tráng
B. Khỏe mạnh, đẹp trai, mắt xếch, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng
C. Khỏe mạnh, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng
Câu 2. Trước khi thi đấu, hai đô vật đến vái thành hoàng rồi chào những ai ?
A. Chào mọi người đứng quanh sới, chào thủ trống, chào nhau
B. Chào mọi người, chào nhau
C. Chào mọi người đứng quanh sới, chào nhau
Câu 3. Không khí sôi nổi của hội vật được gợi tả qua mấy cụm từ có từ hò reo (reo hò) trong bài ? ( Viết các cụm từ vào chỗ trống )
A. Một cụm từ (…………………….)
B. Hai cụm từ ( ……………………………………….)
C. Ba cụm từ (…………………………………………………)
Câu 4. Vì sao đô vật Quý bị tấn công trước nhưng vẫn chiến thắng đô vật Mạnh ?
A. Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ rút được chân ra khỏi tay của Mạnh, thình lình vặn mình hết cỡ gồng Mạnh lên vai, hất Quý xuống đất.
B. Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ gồng Mạnh lên vai để hất xuống đất
C. Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ vận thế nội công quật ngã Mạnh
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :
a) tr hoặc ch
Buổi sáng, mẹ tôi thường đứng….ải tóc….ước tấm gương…eo….ên tường
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) ưt hoặc ưc
Trời nóng b….. nên ai cũng thấy b…..r….trong người.
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Câu 2. Đọc bài thơ, gạch dưới hai sự vật được nhân hóa và trả lời câu hỏi :
Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
( Nguyễn Ngọc Ký )
a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Câu 3. Dựa vào nội dung bài Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau :
a) Vì sao anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) Vì sao anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Câu 4. Quan sát ảnh dưới đây, hãy viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) tả lại quang cảnh và hoạt động nổi bật của lễ hội
Gợi ý :
a) Ảnh chụp cảnh lễ hội gì ? Lễ hội đó thường diễn ra vào mùa nào ?
b) Quang cảnh lễ hội ra sao ( cảnh vật,con người ) ? Lễ hội có hoạt động gì nổi bật ( nêu cụ thể diễn biến của hoạt động ) ? Thái độ mọi người hưởng ứng các hoạt động đó thế nào ?
c) Cảm nghĩ của em về lễ hội đó ra sao ?
Gợi ý Đáp án
I – Bài tập về đọc hiểu
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | A | C(Hò reo vang dậy, reo hò rộ lên, reo hò ầm ĩ. ) | A |
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :
a) tr hoặc ch
Buổi sáng, mẹ tôi thường đứng chải tóc trước tấm gương treo trên tường.
b) ưt hoặc ưc
Trời nóng bức nên ai cũng thấy bứt rứt trong người.
Câu 2. Đọc bài thơ, gạch dưới hai sự vật được nhân hóa và trả lời câu hỏi :
Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
( Nguyễn Ngọc Ký )
a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào ?
Bằng các từ ngữ: mồ côi, tìm, ngồi, gầy, run run ngã.
b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay ?
Làm cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động.
Câu 3. Dựa vào nội dung bài Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau :
a) Vì sao anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh ?
- Vì lợi dụng được phút lơi lỏng của Mạnh, anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh.
b) Vì sao anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất ?
- Vì bất ngờ chới với, anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất.
Câu 4. Quan sát ảnh dưới đây, hãy viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) tả lại quang cảnh và hoạt động nổi bật của lễ hội
Bài mẫu:
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 8. Con trâu thứ hai là số 20. Con trâu số 8 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 8 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Hội Vật, Hội đua voi ở Tây Nguyên, Ngày hội rừng xanh trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Trường đua có nghĩa là gì ?
A. Trường đua là nơi đào tạo những chú voi.
B. Là nơi đào tạo người điều khiển voi.
C. Là nơi diễn ra cuộc đua.
Câu 2: Hội vật thu hút khán giả ở nơi nào đến xem ?
A. Khán giả địa phương.
B. Khán giả những vùng lân cận
C. Tất cả mọi người ở bốn phương đổ đến xem.
Câu 3: Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh?
A. vui mừng
B. tấp nập
C. gảy nhạc đàn
Câu 4: Câu nào sau đây có sử dụng biện pháp nhân hóa ?
A. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.
B. Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ.
C. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :
a) tr hoặc ch
Buổi sáng, mẹ tôi thường đứng….ải tóc….ước tấm gương…eo….ên tường
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) ưt hoặc ưc
Trời nóng b….. nên ai cũng thấy b…..r….trong người.
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Bài 2. Đọc bài thơ, gạch chân dưới hai sự vật được nhân hóa và trả lời câu hỏi :
Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
(Nguyễn Ngọc Ký)
a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Bài 3. Dựa vào nội dung bài Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau :
a) Vì sao anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) Vì sao anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
C |
C |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :
a) tr hoặc ch
Buổi sáng, mẹ tôi thường đứng chải tóc trước tấm gương treo trên tường.
b) ưt hoặc ưc
Trời nóng bức nên ai cũng thấy bứt rứt trong người.
Bài 2. Đọc bài thơ, gạch dưới hai sự vật được nhân hóa và trả lời câu hỏi :
Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào ?
Bằng các từ ngữ: mồ côi, tìm, ngồi, gầy, run run ngã.
b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay ?
Làm cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động.
Bài 3. Dựa vào nội dung bài Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau :
a) Vì sao anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh ?
- Vì lợi dụng được phút lơi lỏng của Mạnh, anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh.
b) Vì sao anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất ?
- Vì bất ngờ chới với, anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Hội Vật, Hội đua voi ở Tây Nguyên, Ngày hội rừng xanh trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Chi tiết nào nói lên cảnh tượng sôi động của hội vật ?
A. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy
B. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật.
C. Nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đó xem cho rõ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Voi đua từng tốp gồm mấy con ?
A. 10 con
B. 11 con
C. 12 con
Câu 3: Câu nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa ?
A. Anh chim chích nhảy nhót trên lưng trâu.
B. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.
C. Sau cơn mưa, đường làng như được lau chùi sạch sẽ.
Câu 4: Để miêu tả một cách sinh động và tài tình các loài chim thú trong rừng mỗi khi xuân về, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật gì trong bài thơ:" Ngày hội rừng xanh"?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:Tìm và ghi vào chỗ trống các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào bắt đầu bằng tr hoặc ch , có nghĩa như sau :
- Màu hơi trắng : ............................
- Cùng nghĩa với siêng năng : ...........................
- Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió : ...........................
Bài 2: Tìm và ghi vào chỗ trống các từ chứa các tiếng có vần ưt hoặc ưc , có nghĩa như sau :
- Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp trong một ngày : ...........................
- Người có sức khỏe đặc biệt : ...........................
- Quẳng đi : ...........................
Bài 3: Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao ?”:
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b) Những chàng Man-gát rất bình tĩnh vì họ thường lả những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô-phi đã về ngay vì nghe lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
D |
A |
C |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:Tìm và ghi vào chỗ trống các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào bắt đầu bằng tr hoặc ch , có nghĩa như sau :
- Màu hơi trắng : trăng trắng
- Cùng nghĩa với siêng năng : chăm chỉ
- Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió : chong chóng
Bài 2: Tìm và ghi vào chỗ trống các từ chứa các tiếng có vần ưt hoặc ưc , có nghĩa như sau :
- Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp trong một ngày : trực nhật
- Người có sức khỏe đặc biệt : lực sĩ
- Quẳng đi : vứt
Bài 3: Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao ?”:
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b) Những chàng Man-gát rất bình tĩnh vì họ thường lả những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô-phi đã về ngay vì nghe lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Hội Vật, Hội đua voi ở Tây Nguyên, Ngày hội rừng xanh trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Ở những nhịp trống đầu Quắm Đen chơi như thế nào ?
A. Lớ ngớ và chậm chạp.
B. Lăn xả vào ông Cản Ngũ.
C. Ra những đòn rất nguy hiểm.
Câu 2: Những chú voi khi chạy đua trông như thế nào ?
A. Lầm lì, chậm chạp
B. Hiền lành, chạy đúng theo hàng
C. Hăng máu phóng như bay
Câu 3: Con hãy tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ?
" Đôi bàn tay mẹ gầy guộc vì những tháng năm vất vả"
A. đôi bàn tay mẹ
B. gầy guộc
C. vì những tháng năm vất vả
Câu 4: Chuyện gì đã làm thay đổi tình thế của trận đấu ?
A. Quắm Đen bị nhấc bổng.
B. Ông Cản Ngũ bước hụt chân, mất đà chúi xuống.
C. Ông Cản Ngũ bị ngã.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Tìm 4 từ bắt đầu bằng tr hoặc ch
Bài 2:
Tìm 4 từ chứa các tiếng có vần ưt hoặc ưc
Bài 3:
Quan sát ảnh dưới đây, hãy viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) tả lại quang cảnh và hoạt động nổi bật của lễ hội
Gợi ý :
a) Ảnh chụp cảnh lễ hội gì ? Lễ hội đó thường diễn ra vào mùa nào ?
b) Quang cảnh lễ hội ra sao ( cảnh vật,con người ) ? Lễ hội có hoạt động gì nổi bật ( nêu cụ thể diễn biến của hoạt động ) ? Thái độ mọi người hưởng ứng các hoạt động đó thế nào ?
c) Cảm nghĩ của em về lễ hội đó ra sao ?
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
C |
C |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1:
Tìm 4 từ bắt đầu bằng tr hoặc ch
- trang trí, chú chó, trắng tinh, chăn đệm
Bài 2:
Tìm 4 từ chứa các tiếng có vần ưt hoặc ưc
- mứt táo, ức gà, sứt mẻ, tức giận
Bài 3:
Quan sát ảnh dưới đây, hãy viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) tả lại quang cảnh và hoạt động nổi bật của lễ hội
Gợi ý :
a) Ảnh chụp cảnh lễ hội gì ? Lễ hội đó thường diễn ra vào mùa nào ?
b) Quang cảnh lễ hội ra sao ( cảnh vật,con người ) ? Lễ hội có hoạt động gì nổi bật ( nêu cụ thể diễn biến của hoạt động ) ? Thái độ mọi người hưởng ứng các hoạt động đó thế nào ?
c) Cảm nghĩ của em về lễ hội đó ra sao ?
Bài mẫu:
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 8. Con trâu thứ hai là số 20. Con trâu số 8 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 8 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)