Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 (cả ba sách)

Quảng cáo

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 27 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG

Một lần, thầy giáo nêu cho lớp của I-ren câu hỏi: − Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? − Nước sẽ trào ra ạ! − Cả lớp đồng thanh đáp. − Nếu tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy? “Lạ nhỉ!”, “Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước?”, “Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng?” − Lũ trẻ bàn tán rất hăng.

I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị chìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích vật đó. Thế mà hôm nay thầy nói như vậy. Chẳng lẽ thầy thử học trò? Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, lượng nước trào ra hoàn toàn bằng thể tích con cá. Ngày hôm sau, I-ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười: − Ngay cả nhà khoa học cũng có thể sai. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công. Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Quảng cáo

II. Đọc hiểu văn bản

1. Thầy giáo nêu cho cả lớp I- ren câu hỏi gì?

A. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ trào ra bao nhiêu lít?

B. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, con cá sẽ như thế nào?

C.Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào?

2. Phản ứng của I- ren thế nào khi các bạn trong lớp bàn tán rất hăng say về câu hỏi sau của thầy?

A. I – ren cũng đưa ra nhiều cách giải thích.

B. I – ren không quan tâm tới chủ đề đó.

C. I – ren im lặng suy nghĩ.

3. I – ren đã làm gì khi trở về nhà?

A. tự làm thí nghiệm như ví dụ của thầy

B. lấy tạp chí khoa học ra tìm hiểu lí do

C. hỏi bố mẹ về chủ đề thầy giáo nói

Quảng cáo

4. Sau này, nhờ đâu I – ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?

A. nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi

B. nhờ thật thà

C. nhờ chăm học

5. Em ấn tượng nhất với hình ảnh/câu văn nào trong bài? Vì sao?

III. Luyện tập

6. Nối câu ở cột trái với các kiểu so sánh ở cột phải:

Tiếng chim như tiếng nhạc.


So sánh sự vật với sự vật

Con voi to lớn như chiếc ô tô tải.

So sánh âm thanh với âm thanh

Bà như quả ngọt chín rồi.

So sánh hoạt động với hoạt động

Ngựa phi nhanh như bay.

So sánh sự vật với con người

Quảng cáo

7. Hãy tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với các từ cho trước trong bảng dưới đây:

Từ

chăm chỉ

thích thú

thoải mái

béo

may mắn

Cùng nghĩa

chịu khó

……………

……………

……………

……………

Trái nghĩa

lười biếng

……………

……………

……………

……………

8. Dùng những cặp từ cùng nghĩa và trái nghĩa ở bài tập 7 để đặt câu:

M: Cò chăm chỉ bao nhiêu, Vạc lười biếng bấy nhiêu.

9. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu:

a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.

b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

1. C.Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào?

2. C. I – ren im lặng suy nghĩ.

3. A. tự làm thí nghiệm như ví dụ của thầy

4. A. nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi

5. Em ấn tượng nhất với chi tiết I-ren tự làm thí nghiệm tại nhà. Chi tiết ấy cho thấy bạn là một người ham học hỏi, tìm tòi.

III. Luyện tập

6.

Tiếng chim như tiếng nhạc – so sánh âm thanh với âm thanh

Con voi to lớn như chiếc oto tải – so sánh sự vật với sự vật

Bà như quả ngọt chín rồi – so sánh sự vật với con người

Ngựa phi nhanh như bay – so sánh sự vật với con người

7.

Từ

chăm chỉ

thích thú

thoải mái

béo

may mắn

Cùng nghĩa

chịu khó

hứng thú

dễ chịu

mũm mĩm

thuận lợi

Trái nghĩa

lười biếng

chán nản

khó chịu

gầy

xui xẻo


8.

Bạn A rất thích thú với thí nghiệm này còn trông B có vẻ hơi chán nản.

Trái với sự khó chịu của thời tiết bên ngoài, không khí bên trong căn nhà rất thoải mái.

Bạn A thì béo còn B trông rất gầy.

Trước khi đi đâu xa người ta thường cầu may mắn, tránh những điều xui xẻo.

9.

a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi nào?

b. Nắng lên, ở đâu rất đông người làm việc?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 27 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 27 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

A – Kiểm tra đọc

I – Đọc thành tiếng ( 6 điểm )

Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học ( SGK Tiếng Việt 3, tập hai ) và trả lời câu hỏi ( TLCH ) ; sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai ( Giải đáp – Gợi ý )

(1) Hai Bà Trưng ( từ Thưở xưa đến quân xâm lược – Đoạn 1 )

TLCH : Bọn giặc ngoại xâm đã gây ra những tội ác gì đối với nhân dân ta ?

(2) Hai Bà Trưng ( từ Bấy giờ đến giết chết Thi Sách – Đoạn 2 )

TLCH : Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?

(3) Ông tổ nghề thêu ( từ Hồi còn nhỏ đến triều đình nhà Lê – Đoạn 1 )

TLCH : Hồi nhỏ , Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?

(4) Ông tổ nghề thêu ( từ Một lần đến một vò nước – Đoạn 2 )

TLCH : Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?

(5) Tiếng đàn ( từ Tiếng đàn bay ra vườn đến mái nhà cao thấp )

TLCH : Khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng được miêu tả ra sao ?

II – Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm )

CHUYỆN CỦA LOÀI CHIM

    Chim chóc trong rừng đang trò chuyện vui vẻ, chợt Bồ Chao ập đến, hớt hải nói :

      - Xin báo một tin khẩn cấp ! Tôi vừa biết người ta đang dựng hai cái trụ cao đến mây xanh. Chắc là đề…chống trời. Tôi lo quá ! Chắc phải đưa gấp các cháu đi ở chỗ khác để tránh trời sập.

    Chích Chòe lo sợ xuýt xoa :

      - Hèn gì ! Tôi cứ nghe đất đá đổ ầm ầm. Sợ quá !

    Bồ Chao kể tiếp :

      - Đầu đuôi là thế này. Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi tôi : “Kìa, hai cái trụ chống trời !”. Tôi ngước nhìn lên, thấy những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh, y như cái cầu khổng lồ dựng đứng trên trời cao …

    Lúc này, Bồ Các mới “à” lên một tiếng rồi thong thả nói :

      - Tôi cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó. Nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà ta thường gặp. Đó là hai trụ điện cao thế mới được xây dựng …

    Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Họ cười to vì thấy Bồ Chao, Chích Chòe đã quá sợ sệt.

( Theo Võ Quảng )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Chú chim nào hốt hoảng đưa tin cho các bạn về hai cái “ trụ chống trời” ?

A. Bồ Chao

B. Chích Chòe

C. Tu Hú

Câu 2. “Trụ chống trời” được Bồ Chao so sánh với hình ảnh nào ?

A. Con sông to lớn dựng đứng lên trời cao

B. Cái cầu khổng lồ dựng đứng lên trời cao

C. Ống khói vĩ đại chọc thẳng lên trời cao

Câu 3. Sự thât về “trụ chống trời” chính là gì ?

A. Là trụ buồm vủa một con tàu khổng lồ

B. Là ống khói nhà máy mới được xây dựng

C. Là trụ điện cao thế mới được xây dựng

Câu 4. Các con vật trong câu chuyện được nhân hóa bằng cách nào ?

A. Gọi hoặc tả con vật bằng những từ ngữ sinh động,gợi tả, gợi cảm

B. Gọi hoặc tả con vật bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người

C. Nói với con vật bằng những từ ngữ thân mật như với một người bạn

B – Kiểm tra viết

I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm )

Lòng yêu nước của nhân dân ta

    Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

II- Tập làm văn ( 5 điểm )

Dựa vào gợi ý, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại một ngày hội do trường em tổ chức ( ví dụ : hội khỏe Phù Đổng, hội thi viết chữ đẹp, hội diễn văn nghệ,… ) hoặc một lễ hội dân gian được tổ chức ở địa phương em.

Gợi ý :

a) Đó là hội gì ? Được tổ chức khi nào ? Ở đâu ?

b) Mọi người đến dự lễ hội như thế nào ?

c) Hội bắt đầu bằng những hoạt động gì ?

d) Hội có những trò vui gì nổi bật ? Kết thúc ngày hội ra sao ?

e) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ?

Gợi ý Đáp án

A – Kiểm tra đọc

I – Đọc thành tiếng ( 6 điểm )

II – Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm )

Câu 1 2 3 4
Đáp án A B C B

B – Kiểm tra viết

I – Chính tả nghe – viết ( 5 điểm ):

Lòng yêu nước của nhân dân ta

II- Tập làm văn ( 5 điểm )

Bài mẫu

    Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể khỏe mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc đã học, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1:  Đâu là câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: " Tháng 6 em sẽ được nghỉ hè."

A. Ai sẽ được nghỉ hè vào tháng 6 ?

B. Khi nào em sẽ được nghỉ hè ?

C. Tháng 6 em làm gì ?

Câu 2: Chử Đồng Tử đã làm gì khi thấy chiếc thuyền của công chúa tiến tới gần ?

A. Chàng thích thú, ngắm nhìn chiếc thuyền từ trên bãi lau.

B. Chàng hoảng hốt chạy tới bãi lau, bới cát phủ lên mình để trốn.

C. Chàng vô cùng ngạc nhiên vì đó là lần đầu tiên chàng được thấy một chiếc thuyền lớn. 

Câu 3:  Vì sao trong keo vật, ông Cản Ngũ đã giành chiến thắng ?

A. Vì ông có sức khỏe.

B. Vì ông có mưu trí và kinh nghiệm.

C. Tất cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 4: Câu nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa ?

A. Rùa con đi chợ đầu xuân.

B. Chợ đông hoa trái bộn bề.

C. Rùa mua hạt giống đem về trồng gieo

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chép chính tả

Lòng yêu nước của nhân dân ta

    Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Bài 2:

Dựa vào gợi ý, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại một ngày hội do trường em tổ chức ( ví dụ : hội khỏe Phù Đổng, hội thi viết chữ đẹp, hội diễn văn nghệ,… ) hoặc một lễ hội dân gian được tổ chức ở địa phương em.

Gợi ý :

a) Đó là hội gì ? Được tổ chức khi nào ? Ở đâu ?

b) Mọi người đến dự lễ hội như thế nào ?

c) Hội bắt đầu bằng những hoạt động gì ?

d) Hội có những trò vui gì nổi bật ? Kết thúc ngày hội ra sao ?

e) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ?

Bài 3:

Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

B

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chép chính tả

- Yêu cầu con chép chính xác đoạn văn, chữ viết to, rõ ràng và trình bày sạch đẹp.

Bài 2:

Dựa vào gợi ý, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại một ngày hội do trường em tổ chức ( ví dụ : hội khỏe Phù Đổng, hội thi viết chữ đẹp, hội diễn văn nghệ,… ) hoặc một lễ hội dân gian được tổ chức ở địa phương em.

Bài mẫu

    Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể khỏe mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Bài 3:

- Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc là:

 Hai Bà Trưng

 Bộ đội về làng

 Báo cáo kết quả tháng thi đua

 Ở lại với chiến khu

 Chú ở bên Bác Hồ

 Trên đường mòn Hồ Chí Minh

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc đã học, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ “ nhà bác học”?

A. Là người có hiểu biết sâu rộng và giỏi giang trong việc chế tạo.

B. Là người có hiểu biết sâu rộng về khoa học.

C. Là người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học.

Câu 2: Vì sao Hai Bà Trưng được nhân dân bao đời tôn kính?

A. Vì Hai Bà Trưng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước.

B. Vì Hai Bà Trưng là hai vị nữ anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của nước.

C. Cả hai đáp án a và b đều đúng.

Câu 3: Đâu là câu có bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao ?

A. Vì sợ mẹ biết mình bị điểm kém, Lan đã giấu bài kiểm tra đi.

B. Những hạt sương sớm long lanh như bóng đèn tí hon.

C. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người

Câu 4: Nội dung của truyện Ở lại với chiến khu nói lên điều gì ?

A. Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của chiến khu.

C. Sự ngây thơ, hồn nhiên của các bạn nhỏ.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các câu sau khi điền r, d hay gi  vào chỗ trống :

Hoa ...ấy đẹp một cách ...ản ...ị. Mỗi cánh hoa ...ống hệt như một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc ...ực ...ỡ. Lớp lớp hoa ...ấy ...ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn ...ó thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Bài 2. Chép lại các câu sau khi điền ên hay ênh  vào chỗ trống :

Hội đua thuyền

    Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.

    Đến giờ đua, l... phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập d... trên mặt nước lập tức lao l... phía trước. B... bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công k... trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi tr... mặt nước m... mông.

Bài 3: Con hãy viết một bức thư gửi thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

A

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các câu sau khi điền r, d hay gi  vào chỗ trống :

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt như một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Bài 2. Chép lại các câu sau khi điền ên hay ênh vào chỗ trống :

Hội đua thuyền

    Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.

    Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông.

Bài 3: Con hãy viết một bức thư gửi thầy (cô giáo) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2020

Cô Hương Giang kính mến!

Hôm nay, em viết thư cho cô để thăm hỏi và chúc mừng cô nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam.

Đầu thư, em kính chúc cô sức khỏe và thành công.

Cô, người thầy, người chị kính yêu của em, người khiến em cảm phục và cho em động lực trong cuộc sống để em có được ngày hôm nay, người gieo những hạt giống ước mơ vào tâm hồn bé nhỏ của em giá trị đích thực đúng nghĩa của cuộc đời mình. Bao nhiêu ân tình của cô, em không bao giờ quên, em chỉ ngồi đây và cầu chúc cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cô. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, em không thể về thăm cô được, em chúc cô luôn khỏe mạnh để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, để dạy dỗ lớp lớp thế hệ học trò như chúng em.

Chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, chúng em yêu cô rất nhiều!

Học trò của cô

Lê Thị Kim Huyền

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc đã học, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Vì sao Trần Quốc Khái được tôn là ông tổ nghề thêu ?

A. Vì ông là người biết thêu đầu tiên ở nước ta.

B. Vì ông là người đầu tiên dạy cho dân ta nghề thêu.

C. Vì ông là người thêu ra những bức tranh đẹp nhất. 

Câu 2: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ “ nhà bác học”?

A. Là người có hiểu biết sâu rộng và giỏi giang trong việc chế tạo.

B. Là người có hiểu biết sâu rộng về khoa học.

C. Là người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học. 

Câu 3: Câu nào sau đây có hình ảnh so sánh ?

A. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.

B. Làng quê em đã vào giấc ngủ.

C. Vầng trăng thao thức như người lính gác trong đêm.

Câu 4: Việc báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?

A. Để tổng kết thành tích và rút kinh nghiệm về những khuyết điểm của lớp trong tháng.

B. Để khen thưởng những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong tháng.

C. Để mọi học sinh trong lớp thấy đã thực hiện đợt thi đua như thế nào.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống l hoặc n và chép lại từ sau khi điền:

- lành……… ặn

- ………… anh lảnh

- nao………. úng

Bài 2:

Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc chép lại từ sau khi điền:

- đi biền b……

- xanh biêng ..´.....

- thấy tiêng t..´….

Bài 3:

Tìm các từ ngữ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.

b) Chứa tiếng có vần iêc hoặc iết.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

C

D

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống l hoặc n và chép lại từ sau khi điền:

- lành lặn

- lanh lảnh

- nao núng

Bài 2:

Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc chép lại từ sau khi điền:

- đi biền biệt

- xanh biêng biếc

- thấy tiêng tiếc

Bài 3:

Tìm các từ ngữ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: lao động, lảnh lót, lí sự, lười biếng, lời nói, lanh lẹ, liên đội, lời mắng, nông thôn, nước, nòng nọc, nạo vét, nhanh nọc, nương rẫy, náo động, năm học, nũng nịu….

b) Chứa tiếng có vần iêc hoặc iết: mải miết, nước xiết, kiệt sức, biết, chiết khấu, tiết canh, cây viết, tạm biệt, xanh biếc, thương tiếc, liếc mắt, chiếc bánh, làm xiếc, bữa tiệc, nhiếc mắng, …

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-2.jsp


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên