Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 31 - Kết nối tri thức
I. Luyện đọc diễn cảm
QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ
Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo.
Hôm ấy, tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì...
Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: “con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được”. Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai?
A. về nước Pháp
B. về nhân dân và thiếu nhi nước Pháp
C. về Bác Hồ
2. Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ?
A. Một người tham dự tiệc ở tòa thị chính Pa-ri.
B. một bé gái nhỏ
C. một bé trai nhỏ
3. Bạn nhỏ đã làm gì sau khi nhận được quả táo từ tay Bác?
A. Giữ khư khư trong tay
B. Để quả táo lên bàn học
C. Giữ thật lâu làm kỷ niệm
4. Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao?
III. Luyện tập
5. Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch, có nghĩa như sau:
− Đồ dùng bằng bông, len, dạ, vải,... đắp lên người khi ngủ cho ấm: ………………………..
− Cây cùng họ với cam, quả có nước chua, dùng làm gia vị hay pha nước uống: ……………
− Đồ dùng để uống nước, uống rượu, thường bằng sành, sứ, nhỏ và sâu lòng: ………………
6. Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn sau:
Hội Lim
Hội Lim được ....................... vào ngày 13 tháng Giêng, là một sinh hoạt văn hoá mang đậm chất trữ tình của người dân Kinh Bắc, gắn với những .......................... dân ca quan họ nổi tiếng. Người ta .............. trên đồi Lim, .................. trong nhà và ................ trên thuyền. Hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước, .................. đến các ................ như đấu vật, ....................., đấu cờ.
(làn điệu, hát quan họ, trò chơi, hát, đu tiên, lễ tế, hát, tổ chức)
7. Ghi lại những từ ngữ chỉ các hoạt động có trong lễ hội trên.
8. Nối tên các lễ hội truyền thống ở nước ta với mỗi tranh tương ứng:
a)
b)
c)
d)
9. Điền dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang vào trong ngoặc:
Nghe thấy tiếng loa của sứ giả, Gióng đang nằm bỗng bật dậy gọi mẹ:
[ ] Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Mẹ Gióng đang vui mừng vì con đã nói được, nhưng nghe con nhắc mời sứ giả thì cản lại:
[ ] Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản
1. C. về Bác Hồ
2. B. một bé gái nhỏ
3. A. Giữ khư khư trong tay
4. Em thích nhất hình ảnh Bác Hồ cho bé gái nhỏ quả táo. Hành động đó cho thấy một tấm lòng trìu mến, yêu thương của Bác dành cho các em thiếu nhi.
III. Luyện tập
5.
- chăn
- chanh
- chén
6.
Tổ chức – làn điệu – hát quan họ - hát – hát – tế lễ - trò chơi – du tiên.
7.
Hội Lim: tổ chức, sinh hoạt, hát, lễ rước, lễ tế, đấu vật, du tiên, đấu cờ.
8.
a) Lễ hội cầu ngư
b) Hội vật
c) Lễ hội đua voi
d) Lễ hội đua thuyền
9.
Nghe thấy tiếng loa của sứ giả, Gióng đang nằm bỗng bật dậy gọi mẹ:
[ - ] Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Mẹ Gióng đang vui mừng vì con đã nói được, nhưng nghe con nhắc mời sứ giả thì cản lại:
[ - ] Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 31 - Chân trời sáng tạo
Nội dung đang được cập nhật ....
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 31 - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật ....
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
CON RỒNG CHÁU TIÊN
Ngày xưa có chàng Lạc Long Quân,vốn là rồng dưới biển, sức khỏe lạ kì. Chàng kết duyên với nàng Âu Cơ, vốn là tiên trên núi.
Chẳng bao lâu, Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trứng. Bảy ngày sau, cái bọc ấy nở ra một trăm người con xinh đẹp, khỏe mạnh.
Tuy cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc nhưng Lạc Long Quân vẫn không nguôi nhớ biển. Một hôm, chàng hóa thành rồng, bay ra biển khơi. Sau tháng ngày chờ đợi, mẹ con Âu Cơ bèn trèo lên đỉnh núi cao gọi Lac Long Quân trở về.
Lạc Long Quân từ biển bay lên núi gặp lại vợ con. Hai vợ chồng bàn với nhau : “Rồng với Tiên quen sống ở hai vùng. Ta nên chia đôi đàn con, một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển. Khi nào gặp nguy thì báo cho nhau biết để cứu giúp”.
Thế là hai người cùng bầy con chia nhau lên rừng, xuống biển. Riêng người con trai cả ở lại đất Phong Châu, được lên làm vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất.
Vì thế, người Việt Nam ta từ miền Bắc đến miền Nam đều cho mình là “Con Rồng cháu Tiên” và gọi nhau là “đồng bào”.
( Theo Truyện đọc 1 )
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
A. Lạc Long Quân vốn là cá dưới biển, Âu Cơ vốn là chim trên núi
B. Lạc Long Quân vốn là rồng dưới biển, Âu Cơ vốn là tiên trên núi
C. Lạc Long Quân vốn là tiên trên núi, Âu Cơ vốn là rồng dưới biển
Câu 2. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia các con sống ở hai vùng như thế nào ?
A. 50 người con theo mẹ lên trời, 50 người con theo cha xuống biển
B. 50 người con theo cha lên núi, 50 người con theo mẹ xuống biển
C. Người con trai cả ở lại Phong Châu,99 con theo cha mẹ xuống biển
Câu 3. Vì sao người Việt Nam ta từ Bắc đến Nam đều gọi nhau là “đồng bào”?
A. Vì có nguồn gốc từ xa xưa : đều do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra
B. Vì có nguồn gốc từ xa xưa : đều chung sống trên đất nước Việt Nam
C. Vì có nguồn gốc từ xa xưa : đều được sinh ra từ bọc trứng của Âu Cơ
Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện ?
A. Người Việt Nam ta có chung một nguồn gốc từ cha mẹ sinh ra
B. Người Việt Nam có chung một nguồn gốc và dòng dõi cao quý
C. Người Việt Nam có một đất nước tươi đẹp gồm cả núi và biển
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu , Tập làm văn
Câu 1. a) Điền vào chỗ trống r hoặc d,gi rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
-……ì Phước…úi vào tay tôi chiếc bánh…ò và…ặn tôi đem biếu bà ngoại
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
-….ó thổi căng buồm, đưa thuyền chúng tôi…ong…..uổi….a phía cửa sông
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
b) Điền đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in nghiêng rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Cửa sông của nhà thơ Quang Huy :
Dù giáp mặt cùng biên rộng
Cưa sông chăng dứt cội nguồn
Lá xanh môi lần trôi xuống
Bông…nhớ một vùng núi non
Câu 2. Viết tên 3 nước :
a) Có đường biên giới chung với nước ta :
(1)……….. (2)………… (3)………….
b) Có một phần hoặc toàn bộ diện tích giáp với biển :
(1)……….. (2)………… (3)………….
Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :
a) Với những thành tựu về kinh tế và xã hội Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới nể trọng
b) Bằng một động tác thuần thục đô vật Quý đã quật ngã đô vật Mạnh trên sới vật
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nêu những suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường ở địa phương hoặc trường em.
Gợi ý :
a) Hiện nay, môi trường sống ở địa phương em có những điểm gì tốt ? Bên cạnh đó còn có điểm gì chưa tốt ?
b) Theo em,cần làm những việc gì để phát huy những mặt tốt và khắc phục mặt chưa tốt về môi trường nơi em ở ?
Gợi ý Đáp án
I – Bài tập về đọc hiểu
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | B | C | B |
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu , Tập làm văn
Câu 1. a) Điền vào chỗ trống r hoặc d,gi rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
- Dì Phước dúi vào tay tôi chiếc bánh giò và dặn tôi đem biếu bà ngoại.
- Gió thổi căng buồm, đưa thuyền chúng tôi rong ruổi ra phía cửa sông.
b) Điền đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in nghiêng rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài “Cửa sông” của nhà thơ Quang Huy :
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng có lúc nhớ một vùng núi non.
Câu 2. Viết tên 3 nước :
a) Có đường biên giới chung với nước ta :
(1) Trung Quốc (2) Lào (3) Campuchia
b) Có một phần hoặc toàn bộ diện tích giáp với biển :
(1) Quảng Ninh (2) Nghệ An (3) Cà Mau
Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :
a) Với những thành tựu về kinh tế và xã hội, Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới nể trọng.
b) Bằng một động tác thuần thục, đô vật Quý đã quật ngã đô vật Mạnh trên sới vật.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nêu những suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường ở địa phương hoặc trường em.
Bài mẫu:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Hưởng ứng lời dạy của Bác, vào tháng Giêng hàng năm trường em đều tưng bừng tổ chức lễ hội trồng cây. Để hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên sân trường diễn ra thuận lợi, nhà trường đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp học, nếu khối lớp 5 chúng em được giao nhiệm vụ trồng cây thì các em khối lớp 3, 4 sẽ tưới nước sau khi cây đã được trồng xuống đất. Các em học sinh khối lớp 1,2 còn nhỏ nên sẽ cùng tham gia vun đất, nhặt lá làm sạch khu vực diễn ra lễ hội trồng cây. Lễ hội diễn ra hết sức sôi nổi và thành công, chúng em ai cũng tích cực tham gia và cảm thấy vui vẻ vì đã góp chút sức để mang đến không gian xanh thoáng mát, trong lành cho ngôi trường.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Bác sĩ Y – éc – xanh, Bài hát trồng cây, Con cò trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Bác sĩ Y-éc-xanh đến từ đất nước nào ?
A. Nước Pháp
B. Nước Mĩ
C. Nước Anh
Câu 2: Bài thơ: " Bài hát trồng cây" nói tới hoạt động gì của con người ?
A. Chăm sóc cây.
B. Thu hoạch hoa trái.
C. Trồng cây
Câu 3: Vì sao bà khách lại có mong muốn được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ?
A. Vì bà ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch.
B. Vì bà tò mò muốn biết điều gì đã khiến ông gắn bó với miền đất lạ để nghiên cứu các bệnh nhiệt đớ
C. Cả A và B đều đúng.
Câu 4: Việt Nam thuộc châu lục nào?
A. Châu Âu
B. Châu Á
C. Châu Đại Dương
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Điền vào chỗ trống r hoặc d, gi rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
-……ì Phước…úi vào tay tôi chiếc bánh…ò và…ặn tôi đem biếu bà ngoại
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
-….ó thổi căng buồm, đưa thuyền chúng tôi…ong…..uổi….a phía cửa sông
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
Bài 2. Điền đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Cửa sông của nhà thơ Quang Huy :
Dù giáp mặt cùng biên rộng
Cưa sông chăng dứt cội nguồn
Lá xanh môi lần trôi xuống
Bông có lúc nhớ một vùng núi non
Bài 3. Viết tên 3 nước :
a) Có đường biên giới chung với nước ta :
(1)……….. (2)………… (3)………….
b) Có một phần hoặc toàn bộ diện tích giáp với biển :
(1)……….. (2)………… (3)………….
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
C |
C |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Điền vào chỗ trống r hoặc d, gi rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
- Dì Phước dúi vào tay tôi chiếc bánh giò và dặn tôi đem biếu bà ngoại.
- Gió thổi căng buồm, đưa thuyền chúng tôi rong ruổi ra phía cửa sông.
Bài 2. Điền đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài “Cửa sông” của nhà thơ Quang Huy :
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng có lúc nhớ một vùng núi non.
Bài 3. Viết tên 3 nước :
a) Có đường biên giới chung với nước ta :
(1) Trung Quốc (2) Lào (3) Campuchia
b) Có một phần hoặc toàn bộ diện tích giáp với biển :
(1) Quảng Ninh (2) Nghệ An (3) Cà Mau
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Bác sĩ Y – éc – xanh, Bài hát trồng cây, Con cò trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Bà khách hỏi bác sĩ Y-éc-xanh điều gì ?
A. Do đâu mà ông tìm ra vi trùng dịch hạch ?
B. Ông quên nước Pháp rồi ư ? Ông định ở đây suốt đời sao ?
C. Ông cảm thấy Việt Nam là đất nước như thế nào ?
Câu 2: Đứng trong vòm cây, bạn nhỏ cảm nhận được điều gì ?
A. Quên nắng nóng và con đường dài.
B. Yêu các bạn của mình hơn.
C. Yêu người trồng cây xanh.
Câu 3: Chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò?
A. nhảy nhót đầu bờ
B. giậm bì bõm dưới bùn nước quá đầu gối
C. bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa
Câu 4: “Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc”. Câu nói của bác sĩ Y-éc-xanh có nghĩa là gì ?
A. Bác sĩ Y-éc-xanh là một người yêu Tổ quốc và muốn sống như một người công dân vì Tổ Quốc
B. Bác sĩ Y-éc-xanh không muốn sống xa Tổ quốc
C. Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu Tổ quốc (nước Pháp) và ông sẽ sớm quay trở lại.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Điền vào chỗ trống r hoặc d, gi rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
-……ì Phước…úi vào tay tôi chiếc bánh…ò và…ặn tôi đem biếu bà ngoại
-….ó thổi căng buồm, đưa thuyền chúng tôi…ong…..uổi….a phía cửa sông
Bài 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :
a) Với những thành tựu về kinh tế và xã hội Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới nể trọng.
b) Bằng một động tác thuần thục đô vật Quý đã quật ngã đô vật Mạnh trên sới vật.
Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn nêu những suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường ở địa phương hoặc trường em.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
A |
C |
A |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Điền vào chỗ trống r hoặc d, gi rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
- Dì Phước dúi vào tay tôi chiếc bánh giò và dặn tôi đem biếu bà ngoại.
- Gió thổi căng buồm, đưa thuyền chúng tôi rong ruổi ra phía cửa sông.
Bài 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :
a) Với những thành tựu về kinh tế và xã hội, Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới nể trọng.
b) Bằng một động tác thuần thục, đô vật Quý đã quật ngã đô vật Mạnh trên sới vật.
Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn nêu những suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường ở địa phương hoặc trường em.
Bài mẫu:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Hưởng ứng lời dạy của Bác, vào tháng Giêng hàng năm trường em đều tưng bừng tổ chức lễ hội trồng cây. Để hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên sân trường diễn ra thuận lợi, nhà trường đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp học, nếu khối lớp 5 chúng em được giao nhiệm vụ trồng cây thì các em khối lớp 3, 4 sẽ tưới nước sau khi cây đã được trồng xuống đất. Các em học sinh khối lớp 1,2 còn nhỏ nên sẽ cùng tham gia vun đất, nhặt lá làm sạch khu vực diễn ra lễ hội trồng cây. Lễ hội diễn ra hết sức sôi nổi và thành công, chúng em ai cũng tích cực tham gia và cảm thấy vui vẻ vì đã góp chút sức để mang đến không gian xanh thoáng mát, trong lành cho ngôi trường.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Bác sĩ Y – éc – xanh, Bài hát trồng cây, Con cò trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Tên nước nào sau đây viết sai ?
A. Thái lan
B. Lào
C. Cam-pu-chia
Câu 2: Niềm hạnh phúc mà cây xanh mang lại cho con người là gì ?
A. Được nhìn thấy cây lớn lên từng ngày.
B. Được chặt những cây gỗ quý.
C. Được dùng những đồ vật làm từ gỗ cây.
Câu 3: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là những nước thuộc khu vực nào ?
A. Đông Nam Á
B. Bắc Mĩ
C. Nam Phi
Câu 4: Vì sao bác sĩ lại chọn Nha Trang là nơi sống và làm việc ?
A. Vì ông yêu mến phong cảnh Nha Trang.
B. Vì ở đây tâm hồn ông mới được rộng mở và bình yên và ông mới có điều kiện nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, giúp ích cho con người.
C. Vì ông thích cuộc sống bình yên nơi đây.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi. Giải câu đố :
.....áng hình không thấy, chỉ nghe
Chỉ nghe xào xạc vo ve trên cành
Vừa ào ào giữa .....ừng xanh
Đã về bên cửa ……ung mành leng keng.
Là…………………
Bài 2: Đặt lên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã. Giải câu đố.
Giọt gì từ biên, từ sông
Bay lên lơ lưng mênh mông lưng trời
Coi tiên thơ thân rong chơi
Gặp miền giá rét lại rơi xuống trần.
Là…………………….
Bài 3: Viết tên các nước mà em biết.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
A |
A |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi. Giải câu đố :
Dáng hình khong thấy, chỉ nghe
Chỉ nghe xòa xạc vo ve trên cành
Vừa ào ào giữa rừng xanh
Đã về bên cửa rung mành leng keng.
Là gió
Bài 2: Đặt lên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã. Giải câu đố.
Giọt gì từ biển, từ sông
Bay lơ lửng mênh mông lưng trời
Cõi tiên thơ thẩn rong chơi
Gặp miền giá rét lại rơi xuống trần.
Là giọt nước mưa
Bài 3: Các nước mà em biết là:
- Mĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan, Hà Lan, Ý, Pháp, Anh, Ấn Độ ,Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Mông Cổ, Trung Quốc….
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)