Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32 (cả ba sách)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 32 - Kết nối tri thức
I. Luyện đọc diễn cảm
CHỒI BIẾC
Mùa xuân, những hạt mưa li ti giăng giăng thả bụi êm đềm, cây cối chịu qua giá rét của mùa đông ngủ một giấc đẫy chợt bừng tỉnh. Những hạt mưa đủ để cho cây cối nhú chồi biếc, hớn hở đón chào mùa xuân.
Chồi cây giống như cuộc đời của một con người. Khi mới nứt nanh, có một màu tím biếc thật dễ thương như cu con mới lọt lòng. Những lá non mới chui từ lòng mẹ chui ra, chúng còn yếu ớt, mềm mại non tơ, ngơ ngác với thiên nhiên. Hằng ngày được nắng, gió luyện rèn, chả mấy chốc chúng từ màu tím biếc đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ. Và tháng năm về, khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm. Lúc này, lá cây ở thời kì sung sức nhất của cuộc đời mình. Từ những nách lá đã này ra những chùm hoa đỏ chói, vàng sáng, tím lịm như nhung ... rồi kết quả. Mùa thu đến, cũng là lúc lá cây về già, gân guốc nổi lên để chống chọi với những đợt gió táp, sương sa. Mùa đông, lá cây như những cụ già lụ khụ, úa vàng, máu còn úa đỏ trên mặt lá đã phải lìa cành để nhường lại cho cây ấp ủ những chồi biếc mai sau.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bài văn tả cảnh gì?
A. Tả chồi biếc vào mùa xuân.
B. Tả lá cây ở thời kì phát triển nhất.
C. Tả sự phát triển của chồi cây suốt bốn mùa.
2. Những từ ngữ nào đã được dùng để tả sức sống,niềm vui của cây cối khi mùa xuân đến?
A. Giăng giăng thả bụi, ngủ đẫy giấc
B. Ngủ đủ giấc, nhú chồi biếc
C. Bừng tỉnh, hớn hở chào đón mùa xuân
3. Viết tiếp vào chỗ chấm để có hình ảnh chồi biếc phát triển theo thời gian:
a. Khi nắng non chan hòa khắp đó đây……………….
b. Khi tiếng ve cưa miết vào không gian …………………
c. Khi mùa thu, mùa đông đến ……………………
4.Sự vật nào được so sánh với bàn tay em bé?
A. Chồi mới nứt nanh
B. Lá non mới chui từ lòng mẹ ra
C. Lá có màu xanh nõn
5. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
A. 3 hình ảnh
B. 4 hình ảnh
C. 5 hình ảnh
III. Luyện tập
6. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp:
a. Vì tin rằng sư tử xuất hiện đầu năm là điềm lành một số dân tộc ít người thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
b. Do một cơn bão bất ngờ ập đến cả đoàn tàu phải nghỉ lại trên hoang đảo.
c. Khi mới nhú lộc bàng màu hung nâu. Chỉ vài ba ngày sau nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa.
7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?” trong mỗi câu sau:
a. Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời để tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai.
b. Em thường dậy từ 6 giờ sáng để ôn bài trước khi đến lớp.
c. Anh ta cố gắng ra miếng đòn thật hiểm hóc nhằm dành lại phần thắng từ tay đối phương.
d. Bố mẹ hứa sẽ tặng cu Tí một món quà dặc biệt nhân dịp Tí đạt danh hiệu học sinh giỏi để khích lệ cậu.
e. Các em nhỏ thả chim bồ câu trắng lên trời xanh để thể hiện khát vọng hòa bình.
8. Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào chỗ trống:
Trên boong tàu, các chú thuỷ thủ bỗng reo ầm lên [ ] “Cá heo!”. Cá heo là bạn của hải quân đấy [ ] Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển.
Các chuyên gia cho biết [ ] “Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thuỷ lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.”
Theo HOÀNG TRANG
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản
1. C. Tả sự phát triển của chồi cây suốt bốn mùa.
2. C. Bừng tỉnh, hớn hở chào đón mùa xuân
3.
a) Khi nắng non chan hòa khắp đó đây: màu tím biếc đã chuyển sang màu xanh nõn. Lúc này, lá cây cũng giống như bàn tay em bé, vẫy vẫy theo gió xuân nhè nhẹ.
b) Khi tiếng ve cưa miết vào không gian, cũng là lúc lá cây chuyển sang màu xanh đậm.
c) Khi mùa thu, mùa đông đến lá cây về già, gân guốc, vàng úa, lìa cành….
4. B. Lá non mới chui từ lòng mẹ ra
5. C. 5 hình ảnh
III. Luyện tập
6.
a. Vì tin rằng sư tử xuất hiện đầu năm là điềm lành, một số dân tộc ít người thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
b. Do một cơn bão bất ngờ ập đến, cả đoàn tàu phải nghỉ lại trên hoang đảo.
c. Khi mới nhú lộc, bàng màu hung nâu. Chỉ vài ba ngày sau, nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa.
7.
a. Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời để tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai.
b. Em thường dậy từ 6 giờ sáng để ôn bài trước khi đến lớp.
c. Anh ta cố gắng ra miếng đòn thật hiểm hóc nhằm dành lại phần thắng từ tay đối phương.
d. Bố mẹ hứa sẽ tặng cu Tí một món quà dặc biệt nhân dịp Tí đạt danh hiệu học sinh giỏi để khích lệ cậu.
e. Các em nhỏ thả chim bồ câu trắng lên trời xanh để thể hiện khát vọng hòa bình.
8.
Trên boong tàu, các chú thuỷ thủ bỗng reo ầm lên [ : ] “Cá heo!”. Cá heo là bạn của hải quân đấy [ ; ] Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển.
Các chuyên gia cho biết [ : ] “Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thuỷ lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.”
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 32 - Chân trời sáng tạo
Nội dung đang được cập nhật ....
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 32 - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật ....
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
AI MẠNH NHẤT TRÊN ĐỜI
Gà Rừng uống nước trên dòng sông đang đóng băng. Uống được một lúc thì đôi cánh Gà Rừng cũng bị đóng băng cứng đờ.
- Ôi ! Băng ! Anh mạnh biết bao !
- Không đâu Gà Rừng ạ ! Mưa mạnh hơn mình nhiều. Hắn làm mình tan ra thành nước đấy !
Mưa nói :
- Không. Đất mạnh hơn chứ ! Mình vừa rơi xuống, hắn đã nuốt chửng.
- Cây mạnh hơn tôi nhiều. – Đất phân trần. – Cây đứng trên người tôi, hút hết sức mạnh của tôi.
Cây lắc đầu :
- Không ! Lửa mới ghê gớm. Hắn thè lưỡi lửa dài, thiêu tớ thành tro
- Đúng, nhưng Gió lại dập tắt được tớ. – Lửa khiêm tốn đáp.
Gió chậm rãi nói :
- Mình có thể dập tắt lửa, nhưng chú Cỏ nhóc lại hiên ngang trong gió bão. Cỏ mới là kẻ mạnh nhất.
Cỏ xua tay từ chối :
- Tôi mà mạnh à ? Bác Cừu chén tôi ngon ơ !
Cừu kêu to :
- Không, không ! Người có thể bắt gà rừng, làm tan băng, tắm trong mưa, cày đất, cưa đổ cây, dập tắt lửa, bắt gió làm việc cho họ, cắt cỏ và ăn thịt cả tôi nữa đấy ! Người đúng là mạnh nhất trên đời.
( Theo Truyện cổ Kiếc-ghi- Vũ Phượng Ngọc dịch )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật ? ( Gạch dưới tên các nhân vật trong truyện cho đúng và đủ )
A. 8 nhân vật
B. 9 nhân vật
C. 10 nhân vật
Câu 2. Các nhân vật trong câu chuyện đều có điểm gì tốt ?
A. Không tự tin khi đánh giá sức mạnh của bản thân mình
B. Khiêm tốn, biết đánh giá đúng sức mạnh của người khác
C. Khiêm tốn, biết nhường phần hơn cho những người khác
Câu 3. Vì sao Lửa thiêu cháy được cây nhưng chưa tự nhận là người mạnh nhất ?
A. Vì mưa có thể dập tắt lửa
B. Vì gió có thể dập tắt lửa
C. Vì đất có thể dập tắt lửa
Câu 4. Theo em, dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện ?
A. Mạnh nhất trên đời chính là con người
B. Không ai có thể mạnh nhất ở trên đời
C. Ai cũng có sức mạnh của riêng mình nhưng mạnh nhất trên đời chính là con người.
II – bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làn văn
Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu tục ngữ cho đúng chính tả:
Con ơi muốn lên thân người
Nắng tai nghe nấy những nời mẹ cha
………………………………………………………………………….
b) Gạch dưới các chữ viết sai v/d rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Bà con nông dân dừa được day dốn ngân hàng để phát triển sản xuất.
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
Câu 2. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm thích hợp vào chỗ chấm trong truyện vui sau :
Sang cả mình con
Mùa hè nóng rực, một lão nhà giàu đi chơi về, mồ hôi đầm đìa như tắm… Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt …
Người ở cắm đầu quạt … Một lúc lâu ráo mồ hôi, lão nhà giàu khoái quá, nói …
- Ồ ! Mồ hôi tao nó đi đâu mất cả rồi ấy nhỉ ?
Người ở bỏ quạt thưa …
- Dạ ! Nó sang cả mình con rồi ạ !
( Truyện cười Việt Nam )
Câu 3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì ?”
a) Cá bơi bằng vây và đuôi
b) Mẹ nuôi con lớn lên và trưởng thành bằng cả đôi tay lao động và tình yêu thương sâu nặng
c) Dẫu hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, bạn Hậu đã vươn lên trở thành một học sinh xuất sắc bằng tất cả nghị lực và lòng quyết tâm mãnh liệt.
Câu 4. Viết một đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại một việc làm của em ( hoặc bạn em ) đã làm để góp phần bảo vệ môi trường
Gợi ý :
a) Em hoặc bạn em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường ? ( VD : dọn vệ sinh trường lớp hoặc nơi ở ; trồng cây xanh ; phát hiện, ngăn chặn những việc làm gây tác hại tới môi trường…)
b) Công việc đó được tiến hành ra sao ? Kết quả ( tác dụng ) thế nào ?
c) Cảm nghĩ của em sau khi làm công việc đó ( hoặc suy nghĩ của em về công việc mà bạn em đã làm )
Gợi ý Đáp án
I – Bài tập về đọc hiểu
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | C | C | B | C |
II – bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làn văn
Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu tục ngữ cho đúng chính tả:
Con ơi muốn lên thân người
Nắng tai nghe nấy những nời mẹ cha
Sửa:
Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
b) Gạch dưới các chữ viết sai v/d rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Bà con nông dân dừa được day dốn ngân hàng để phát triển sản xuất.
Sửa: Bà con nông dân vừa được vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất.
Câu 2. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm thích hợp vào chỗ chấm trong truyện vui sau :
Sang cả mình con
Mùa hè nóng rực, một lão nhà giàu đi chơi về, mồ hôi đầm đìa như tắm. Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt.
Người ở cắm đầu quạt . Một lúc lâu ráo mồ hôi, lão nhà giàu khoái quá, nói :
- Ồ ! Mồ hôi tao nó đi đâu mất cả rồi ấy nhỉ ?
Người ở bỏ quạt thưa:
- Dạ ! Nó sang cả mình con rồi ạ !
( Truyện cười Việt Nam )
Câu 3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì ?”
a) Cá bơi bằng vây và đuôi
b) Mẹ nuôi con lớn lên và trưởng thành bằng cả đôi tay lao động và tình yêu thương sâu nặng.
c) Dẫu hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, bạn Hậu đã vươn lên trở thành một học sinh xuất sắc bằng tất cả nghị lực và lòng quyết tâm mãnh liệt.
Câu 4. Viết một đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại một việc làm của em ( hoặc bạn em ) đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Bài mẫu:
Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: "Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy”. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Người đi săn và con vượn, Mè hoa lượn sóng, Cuốn sổ tay trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Chi tiết nào nói lên tài săn bắt của bác thợ săn ?
A. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài.
B. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số.
C. Một hôm người thợ săn xách nỏ vào rừng.
Câu 2: Tuấn và Lân thấy vật gì trên bàn Thanh ?
A. Một cuốn sách.
B. Một quyển sổ tay.
C. Một hộp quà.
Câu 3: Câu nào sau đây không có bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?
A. Chiếc váy này được may bằng lụa tơ tằm.
B. Bố em đi làm bằng xe máy.
C. Chú Minh đang lái máy cày.
Câu 4: Mè hoa sống ở đâu?
A. Ở các vùng nước lợ
B. Ở các vùng nước mặn
C. Ở các vùng nước ngọt
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu tục ngữ cho đúng chính tả:
Con ơi muốn lên thân người
Nắng tai nghe nấy những nời mẹ cha
………………………………………………………………………….
Bài 2. Gạch dưới các chữ viết sai v/d rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Bà con nông dân dừa được day dốn ngân hàng để phát triển sản xuất.
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
Bài 3. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm thích hợp vào chỗ chấm trong truyện vui sau :
Sang cả mình con
Mùa hè nóng rực, một lão nhà giàu đi chơi về, mồ hôi đầm đìa như tắm… Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt …
Người ở cắm đầu quạt … Một lúc lâu ráo mồ hôi, lão nhà giàu khoái quá, nói …
- Ồ ! Mồ hôi tao nó đi đâu mất cả rồi ấy nhỉ ?
Người ở bỏ quạt thưa …
- Dạ ! Nó sang cả mình con rồi ạ !
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
B |
C |
C |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1. Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu tục ngữ cho đúng chính tả:
Con ơi muốn lên thân người
Nắng tai nghe nấy những nời mẹ cha
Sửa:
Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Bài 2. Gạch dưới các chữ viết sai v/d rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Bà con nông dân dừa được day dốn ngân hàng để phát triển sản xuất.
Sửa: Bà con nông dân vừa được vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất.
Bài 3. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm thích hợp vào chỗ chấm trong truyện vui sau :
Sang cả mình con
Mùa hè nóng rực, một lão nhà giàu đi chơi về, mồ hôi đầm đìa như tắm. Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt.
Người ở cắm đầu quạt. Một lúc lâu ráo mồ hôi, lão nhà giàu khoái quá, nói :
- Ồ ! Mồ hôi tao nó đi đâu mất cả rồi ấy nhỉ ?
Người ở bỏ quạt thưa:
- Dạ ! Nó sang cả mình con rồi ạ !
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Người đi săn và con vượn, Mè hoa lượn sóng, Cuốn sổ tay trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Bác thợ săn đã có hành động gì với hai mẹ con vượn xám ?
A. Bác rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
B. Bác rút mũi tên bắn trúng vượn con.
C. Bác đã bắn trúng mũi tên vào cả hai mẹ con nhà vượn.
Câu 2: Mô-na-cô là đất nước có gì đặc biệt ?
A. Là nước có diện tích nhỏ nhất thế giới.
B. Là nước có diện tích lớn nhất thế giới.
C. Là nước đông dân số nhất thế giới.
Câu 3: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ với người thợ săn nói lên điều gì ?
A. Vượn mẹ đau đớn khi bị trúng tên.
B. Vượn mẹ căm giận bác thợ săn làm cho nó phải đau đớn.
C. Vượn mẹ căm giận bác thợ săn vì đã làm cho nó phải lìa xa đứa con non nớt.
Câu 4: Vượn mẹ đã làm gì trước khi chết ?
A. Nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con.
B. Nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
C. Nghiến răng, giật mũi tên ra và hét một tiếng thật to rồi ngã xuống.
D. Tất cả các việc làm trên.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
Làm nương
Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những ……ương đỗ, ……ương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị ……ưng đeo gùi tấp ……ập đi ……àm ……ương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút ……ên trong trẻo.
Bài 2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì ?”
a) Cá bơi bằng vây và đuôi.
b) Mẹ nuôi con lớn lên và trưởng thành bằng cả đôi tay lao động và tình yêu thương sâu nặng.
c) Dẫu hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, bạn Hậu đã vươn lên trở thành một học sinh xuất sắc bằng tất cả nghị lực và lòng quyết tâm mãnh liệt.
Bài 3. Viết một đoạn văn (khoảng 7 câu) kể lại một việc làm của em (hoặc bạn em) đã làm để góp phần bảo vệ môi trường
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
A |
C |
D |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống l hoặc n:
Làm nương
Xen vào giữa những đấm đi tai méo, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị lưng đeo gùi tấp nập đi làm nương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.
Bài 2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì ?”
a) Cá bơi bằng vây và đuôi.
b) Mẹ nuôi con lớn lên và trưởng thành bằng cả đôi tay lao động và tình yêu thương sâu nặng.
c) Dẫu hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, bạn Hậu đã vươn lên trở thành một học sinh xuất sắc bằng tất cả nghị lực và lòng quyết tâm mãnh liệt.
Bài 3. Viết một đoạn văn (khoảng 7 câu) kể lại một việc làm của em (hoặc bạn em) đã làm để góp phần bảo vệ môi trường
Bài mẫu:
Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: "Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy”. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Người đi săn và con vượn, Mè hoa lượn sóng, Cuốn sổ tay trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Hình ảnh “Con cua áo đỏ/ Cắt cỏ trên bờ” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
Câu 2: Đất nước có ít dân số nhất là nước nào ?
A. Trung Quốc
B. Nga
C. Va-ti-căng
Câu 3: Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? trong câu sau:
"Bằng đôi tay khéo léo, bà đã đan cho em chiếc mũ len rất đẹp."
A. bằng đôi tay khéo léo
B. bà
C. đã đan cho em chiếc mũ len rất đẹp.
Câu 4: Cảm xúc của bác thợ săn sau khi bắn vượn mẹ là gì ?
A. Bác vui mừng vì đã săn được con mồi lớn.
B. Bác đứng lặng, rơi nước mắt. Bác cắn môi và bẻ gãy nỏ, lẳng lặng quay về.
C. Bác ngạc nhiên trước tình cảm của vượn mẹ với vượn con.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống v hoặc d:
Xe đò
Chiếc xe đò từ Sài Gòn .....ề làng, .....ừng trước cửa nhà tôi. Xe .....ừng nhưng máy ….ẫn nổ, anh lái xe ….ừa bóp kèn, vừa ….ỗ cửa xe, kêu lớn :
– Thằng Năm ….ề!
Chị tôi đang ngồi sàng gạo, ……ội .....àng đứng …ậy, chạy ….ụt ra đường.
Bài 2: Đọc và chép lại các câu văn sau :
a) Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.
........................................
b) Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương
........................................
Bài 3: Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào [ ] trong đoạn văn sau
Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học [] Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi [] “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt ?” Đác-uyn ôn tồn đáp [] “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
C |
A |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Điền vào chỗ trống v hoặc d:
Xe đò
Chiếc xe đò từ Sài Gòn về làng, dừng trước cửa nhà tôi. Xe dừng nhưng máy vẫn nổ, anh lái xe vừa bóp kèn, vừa vỗ cửa xe, kêu lớn :
- Thằng Năm về !
Chị tôi đang ngồi sàng gạo, vội vàng đứng dậy, chạy vụt ra đường.
Bài 2: Đọc và chép lại các câu văn sau :
Yêu cầu con đọc và chép lại chính xác:
a) Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.
Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.
b) Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.
Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.
Bài 3: Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào [ ] trong đoạn văn sau
Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học [ .] Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đac-uyn hỏi [ : ] “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt ?” Đác-uyn ôn tồn đáp [ : ] “Bác học không có nghĩa là ngừng học."
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)