Giáo án Hội đua ghe ngo lớp 3 - Cánh diều

Giáo án Hội đua ghe ngo lớp 3 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

CHỦ ĐIỂM: ĐẤT NƯỚC

Bài 03: HỘI ĐUA GHE NGO (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (ghe ngo, lễ hội, hằng năm, lướt nhanh, sặc sỡ, phum, sóc, hiệu lệnh,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (phum, sóc, hạ thuỷ, tay đua,...).

- Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Mỗi dân tộc anh em đều có những phong tục, nét đẹp văn hoá cần trân trọng và gìn giữ.

- Luyện tập: Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết bày tỏ sự thích thú với những điều thú vị, độc đáo ở hội đua ghe ngo.

Quảng cáo

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quý, trân trọng nét đẹp văn hoá của các dân tộc anh em.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

Quảng cáo

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Em yêu biển đảo Việt Nam”.

- Hình thức chơi: HS chọn các quần đảo, đảo trên trò chơi để đọc 1 đoạn văn trong bài “Hội đua ghe ngo” và trả lời câu hỏi.

+ Câu 1: Tìm những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao.

+ Câu 2: Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào Mông?

+ Câu 3: Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào?

+ Câu 4: Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với quê hương mình như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 4 HS tham gia:

+ Các hình ảnh: mây rủ nhau vào nhà, ông Mặt Trời leo dốc, tiếng chim ca kéo nắng lên, nắng lên rạng rỡ, khoảng trời bao la.

+ Đồng bào Mông ăn những món ăn được làm từ ngô, nuôi ngựa, cất nhà trên núi đá.

+ Hai dòng cuối tập trung nói về sự chăm chỉ học hành của bạn nhỏ và những điều bạn nhỏ học được từ sách. Bản Mông tuy sơ sài và còn nhiều khó khăn nhưng nhờ chăm chỉ học tập nên bạn nhỏ đã khám phá được nhiều điều mới mẻ và thú vị.

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (ghe ngo, lễ hội, hằng năm, lướt nhanh, sặc sỡ, phum, sóc, hiệu lệnh,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (phum, sóc, hạ thuỷ, tay đua,...).

- Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Mỗi dân tộc anh em đều có những phong tục, nét đẹp văn hoá cần trân trọng và gìn giữ.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết bày tỏ sự thích thú với những điều thú vị, độc đáo ở hội đua ghe ngo.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu phẩy, dấu chấm.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Khổ 1: Từ đầu đến hằng năm.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến cho quen.

+ Khổ 3: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: ghe ngo, lễ hội, hằng năm, lướt nhanh, sặc sỡ, phum, sóc, hiệu lệnh,...

- Luyện đọc câu: Vào cuộc đua,/ mỗi ghe có một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi chỉ huy/ và một người đứng giữa ghe giữ nhịp.//

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Hội đua ghe ngo điễn ra vào dịp nào?

+ Câu 2: Những chiếc ghe ngo có gì đặc biệt?

+ Câu 3: Vì sao trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn?

+ Câu 4: Cuộc đua ghe ngo diễn ra sôi động như thế nào?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Mỗi dân tộc anh em đều có những phong tục, nét đẹp văn hoá cần trân trọng và gìn giữ.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc từ ngữ:

+ Lễ hội Cúng Trăng (Ok Om Bok): lễ hội truyền thống của đồng bào dân tọc Khmer để tỏ lòng biết ơn đối với Thần Mặt Trăng.

+ Hoa văn: hình trang trí trên các đồ vật.

+ Phum, sóc: xóm, làng ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.

+ Hạ thủy: đua tàu, thuyền xuống nước.

+ Tay đua: người tham gia cuộc đua.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Hội diễn ra vào đúng dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm.

+ Ghe ngo được làm từ gỗ cây sao, dài khoảng 30 mét, chứa được trên dưới 50 tay chèo; ghe được chà nhẵn bóng, mũi và đuôi ghe cong vút, tạo hình rắn thần; thân ghe vẽ hoa văn và sơn màu sặc sỡ; mỗi ghe ngo là của chung một hoặc một vài phum, sóc; ghe được cất giữ ở chùa, mỗi năm chỉ được hạ thuỷ một lần vào dịp hội.

+ Ghe ngo rất dài, phải nhiều người cùng chèo, mỗi năm ghe chỉ được hạ thuỷ một lần. Chính vì vậy, phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.

+ Vào cuộc đua, mỗi ghe có

một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi chỉ huy và một người đứng giữa ghe giữ nhịp; theo hiệu lệnh, những mái chèo đưa nhanh thoăn thoắt, đều tăm tắp, đẩy chiếc ghe lướt nhanh trên sông; tiếng trống hội, tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả một vùng sông nước.

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên