Giáo án Sự tích thành Cổ Loa lớp 3 - Cánh diều

Giáo án Sự tích thành Cổ Loa lớp 3 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

BÀI ĐỌC 4: SỰ TÍCH THÀNH CỔ LOA

(TIẾT 5+6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng từ ngữ chứa âm vần khó do ảnh hưởng âm địa phương: lập nên, nước Âu Lạc, xâm lược, lại đổ sập xuống, lập đàn, chẳng bao lâu, Loa Thành,... . Ngắt nghỉ hơi cho đúng.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: thành Cổ Loa, An Dương Vương, Tần, đàn, phù hộ, lẫy nỏ,...

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Giải thích nguồn gốc của thành Cổ Loa, nhắc nhở chúng ta nhớ về những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Biết tác dụng của dấu ngoặc kép; biết đặt câu có hình ảnh so sánh.

Quảng cáo

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Phẩm chất yêu nước qua việc tìm hiểu nội dung câu chuyện.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

Quảng cáo

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Xì điện”.

- Hình thức chơi: HS nối tiếp nêu tên một loại trái cây mà em biết.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Ở các bài đọc trước, các em đã được biết về nhiều địa danh đẹp, nổi tiếng ở ba miền Bắc, Trung, Nam, cảm nhận được sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự tích thành Cổ Loa, ở Đông Anh, Hà Nội – một địa danh gắn liền với câu chuyện về vua An Dương Vương, vị vua đã có công xây thành, giúp nhân dân ta đánh giặc, bảo vệ đất nước.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng từ ngữ chứa âm vần khó do ảnh hưởng âm địa phương: lập nên, nước Âu Lạc, xâm lược, lại đổ sập xuống, lập đàn, chẳng bao lâu, Loa Thành,... . Ngắt nghỉ hơi cho đúng.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: thành Cổ Loa, An Dương Vương, Tần, đàn, phù hộ, lẫy nỏ,...

+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Giải thích nguồn gốc của thành Cổ Loa, nhắc nhở chúng ta nhớ về những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Giọng đọc chậm rãi, trầm hùng, phù hợp với nội dung truyền thuyết.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến phương Bắc.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến đến giúp.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến vua Thủy Tề.

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: lập nên, nước Âu Lạc, xâm lược, lại đổ sập xuống, lập đàn, chẳng bao lâu, Loa Thành.

- Luyện đọc câu: Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên,/ nói với vua rằng:// “Sáng mai,/ nhà vua ra đón ở bờ sông,/ sẽ có Thần Kim Quy đến giúp.”//

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu

- GV tổ chức theo kĩ thuật Mảnh ghép: mỗi nhóm chuyên trả lời 1 câu hỏi. Sau đó, ở nhóm ghép, HS sẽ thảo luận cả 4 câu hỏi.

- Một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận; các nhóm khác nêu ý kiến, bổ sung.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Qua đoạn 1, em biết điều gì về vua An Dương Vương?

+ Câu 2: Ban đầu, công việc xây thành của nhà vua gặp khó khăn gì?

+ Câu 3: Ai đã giúp nhà vua diệt trừ yêu quái, xây Loa Thành?

+ Câu 4: Thần Kim Quy làm gì và nói gì với nhà vua trước khi chia tay?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài viết giải thích nguồn gốc của thành Cổ Loa, nhắc nhở chúng ta nhớ về những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS ghép được các từ ngữ với lời giải từ ngữ

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ An Dương Vương là vị vua đã lập nên nước Âu Lạc. Nhà vua cũng là người chỉ huy đánh thắng quân xâm lược Tần.

+ Rất nhiều lần, thành cứ đắp cao lên là lại đổ sập xuống.

+ Đó là Thần Kim Quy, sứ giả của vua Thuỷ Tề.

+ Thần Kim Quy rút một chiếc móng của mình đưa cho An Dương Vương và bảo: “Nhà vua giữ lấy móng này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng nghìn quân giặc.”

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên