Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Người con của tây nguyên mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Người con của tây nguyên mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, sao Rua (Tua Rua), mạnh hung, người Thượng.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện. Đối với học sinh M3+ M4  kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật.

2. Kỹ năng: 

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*Tích hợp QPAN: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: 

- Giáo viên: Sách giáo khoa, ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1.  1. Hoạt động khởi động (3 phút)
  2. - Học sinh hát: Gà gáy.

- 2 HS đọc bài “Cảnh đẹp non sông”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.


- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.


- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành: 

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, thong thả. Chú ý lời của các nhân vật:

+ Lời của anh hùng Núp mộc mạc, tự hào khi nói với lũ làng.

+ Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi nổi.

+ Đoạn cuối bài thể hiện sự trang trọng, cảm động.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.








c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:


- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 

+ Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi.// Người Kinh,/ người Thượng, /con gái, / con trai,/ người già,/ người trẻ/ đoàn kết đánh giặc,/ làm rẫy/ giỏi lắm.//

+ Pháp đánh một trăm năm/ cũng không thắng nổi đồng chí Núp/ và làng Kông Hoa đâu.//

+ Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi:// một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,/ một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ,/ một cây cờ có thêu chữ,/ một huân chương cho cả làng/ và một huân chương cho Núp.//


- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: kêu là gọi, mời; coi là xem, nhìn. 




d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- Học sinh lắng nghe.









- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 




- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ.,...)

- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.


















- Đọc phần chú giải (cá nhân). 




- 1 nhóm đọc     nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.


3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.


- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 

+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?


+Ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?


+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng  Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình? 


- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? 




- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: 

+ Bài đọc nói về việc gì?

+ Chúng ta rút ra được điều gì qua bài đọc?

=> Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).




- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.


- Núp kể với dân làng rằng đất nước mình bây giờ mạnh lắm, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.

-Đại hội mời anh Núp lên kể chuyện làng Kông Hoa cho Đại hội nghe, nghe xong mọi người mừng không biết bao nhiêu đã đặt Núp trên vai công kênh đi khắp nhà.

- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ và cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng và một huân chương cho Núp.

- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. 


4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp









-> GV nhận xét, đánh giá 

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.


5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Kể lại được một đoạn của câu chuyện. Đối với học sinh M3+ M4  kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

-Chọn kể lại một đoạn  của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời nhân vật trong truyện.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

+ Trong đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa, người     kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1?  

- Giáo viên nhắc có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, một người dân làng Kông Hoa.

* Tổ chức cho học sinh kể: 

- Học sinh tập kể.

- Học sinh M4 nêu nhanh sự việc được gợi ý trong từng đoạn, chia sẻ nội dung đoạn chuyện...

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.


c. Học sinh kể chuyện trong nhóm


d. Thi kể chuyện trước lớp:


* Lưu ý: 

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu 

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 

+ Câu chuyện nói về việc gì?


+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?



- Một học sinh đọc yêu cầu của bài và đoạn  văn mẫu. 

- Học sinh đọc thầm lại đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài. 



… Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện  theo lời anh Núp.


- Học sinh chọn vai, suy nghĩ về lời kể.




- Học sinh kể chuyện cá nhân.

- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu đoạn 1.

- Cả lớp nghe.


- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. 

- Học sinh đánh giá.

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.






- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Anh hùng Núp là một người con tiêu biểu của Tây Nguyên./ Anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đánh giặc rất giỏi./...

6. HĐ ứng dụng (1phút)

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Tìm hiểu thêm về một số người anh hùng khác của dân tộc, đất nước ta.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên