Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Người đi săn và con vượn mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Người đi săn và con vượn mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi,...

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường (TL được các câu hỏi cuối bài)

- Bước đầu biết kể lại câu chuyện theo lời của người đi săn

2. Kỹ năng: 

- Đọc  đúng: xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng,…

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng đọc phù hợp

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu thương loài vật 

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* KNS:  - Xác định giá trị 

              - Thể hiện sự cảm thông 

   - Tư duy phê phán 

   - Ra quyết định 

* GD BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: 

- GV: Tranh minh họa bài học. 

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1.  1. Hoạt động khởi động (3 phút)

+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài hát trồng cây"

  1. + Nêu nội dung bài thơ

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- TBHT điều hành trả lời, nhận xét

- HS thực hiện



- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

2. HĐ Luyện đọc (25 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc     đúng: xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng,  …

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

* Cách tiến hành: 

a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý giọng đọc từng đoạn:

+ Đoạn 1: Giọng kể khoan thai

+ Đoạn 2: Giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương (giật mình, căm giận, không rời)

+ Đoạn 3: Giọng cảm xúc, xót xa

+ Đoạn 4: Giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn,...

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.





c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 

+  Một hôm,/ người đi săn xách nỏ vào rừng.// Bác thấy một con vượn lông xám/ đang ngồi ôm con trên tảng đá.// Bác  nhẹ nhàng rút mũi tên/ bắn trúng vượn mẹ.// (...)

- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.





d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- HS lắng nghe









- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng ,... )

- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.




- Đọc phần chú giải (cá nhân). 


- 1 nhóm đọc     nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.


3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường (TL được các câu hỏi cuối bài)

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài


- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 

+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?

+ Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì ?

+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?



+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì ?


+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ?                               




* GDBVMT: Trong môi trường tự nhiên, cũng có rất nhiều loài vật vừa có ích, vừa tràn đầy tình nghĩa như vượn mẹ trong câu chuyện. Vì vậy, cần phải bảo vệ chúng

+ Nêu nội dung chính của bài?



- GV nhận xét, tổng kết bài 

- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)


+ Con thú nào không may gặp bác thì coi như hôm ấy là ngày tận số .

+ Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng ,..

+ Nó vơ vội nắm bùi nhùi, lót đầu cho con, hái chiếc lá vắt ít sữa vào đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng rồi ngã ra chết.

+ Bác đứng lặng, cắn môi, chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về. Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn .

+ Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân: Phải bảo vệ động vật hoang dã, Không săn bắn động vật/ Không giết hại các con thú, đặc biệt các con thú đang làm mẹ,....


- HS  lắng nghe




* Nội dung: Giết hại thú rừng là một tội ác. Cần có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật

- HS lắng nghe 

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (10 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

- Đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài với giọng cảm xúc, xót xa, thể hiện được sự bi thương khi vượn mẹ bị trúng mũi tên

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của các đoạn văn

- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 2



-

GV nhận xét chung - Chuyển HĐ

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.


- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc diễn cảm

- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu

- Kê lại được câu chuyện theo lời của người đi săn

- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân → Chia sẻ cặp đôi → Chia sẻ trước lớp

a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập

+ Bài tập yêu cầu kể chuyện theo lời của ai?

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

+ Cho HS     quan sát tranh trang 114

+ Gv lưu ý HS:  Cần nhớ nội dung từng đoạn truyện và kể nội dung đó theo 4 tranh

c. HS kể chuyện trong nhóm




d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý: 

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu 

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 

+ Nêu lại nội dung câu chuyện?


+ Em thấy cần làm gì để có thể bảo vệ các loài động vật, bảo vệ môi trường sống?

* GV chốt bài.



+ Theo lời của người đi săn


+ HS quan sát tranh




- Nhóm trưởng điều khiển: kể từng đoạn truyện – Kể toàn bộ câu chuyện

+ Luyện kể cá nhân

+ Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.



- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- HS trả lời theo ý hiểu (không chặt phá cây rừng, không săn bắn, sử dụng thịt thú rừng,...) 

6. HĐ ứng dụng ( 1phút):


7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN tuyên truyền cho người thân về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của các loài động vật hoang dã. 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 các môn học
Tài liệu giáo viên