Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 9 (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

I. MỤC TIÊU

Qua bài này giúp HS:

1. Kiến thức

- Nhận biết được ba vị trí tương đối của hai đường tròn.

- Phát biểu được tính chất của tiếp điểm so với đường nối tâm của hai đường tròn tiếp xúc nhau, tính chất hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm đối với hai đường tròn cắt nhau.

- Vận dụng được tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào bài tập về tính toán và chứng minh.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng vẽ hình.

- Phân loại được tính chất giao điểm, tiếp điểm với đường nối tâm trong từng trường hợp.

3. Thái độ

- Nghiêm túc và hứng thú học tập.

- Hăng hái phát biểu xây dựng bài.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán,

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. Chuẩn bị:

- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. Phương tiện và đồ dùng dạy học

- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức

2. Nội dung

1- Khởi động: - 3p

– Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn .

Vẽ hai đường tròn ( O ; R ) và ( O’; r) nêu các vị trí tương đối có thể xảy ra .

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

B. Hình thành kiến thức

ND 1: Ba vị trí tương đối của hai đường tròn – 16p

- Mục tiêu: HS xác định được ba vị trí tương đối của hai đường tròn, mối quan hệ với số giao điểm của hai đường tròn.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, quan sát

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não.

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

? Vì sao 2 đường tròn phân biệt không thể có quá 2 điểm chung?

GV vẽ đường tròn cố định dùng đường tròn khác dịch chuyển để HS thấy được vị trí tương đối của 2 đường tròn

GV cho HS quan sát H85 GV vẽ hình

? Khi nào 2 đường tròn cắt nhau?

GV giới thiệu 2 đường tròn cắt nhau– giao điểm; dây chung

GV treo bảng phụ hình 86 SGK

? Thế nào là hai đường tròn tiếp xúc ?

? Hai đường tròn tiếp xúc có những vị trí nào ?

GV giới thiệu vị trí 2 đường tròn không giao nhau

? Nhận xét về số điểm chung

HS trả lời

Do nếu có 3 điểm chung thì qua 3 điểm chỉ xác định 1 đường tròn nên 2 đường tròn đó trùng nhau, tức là ko phải 1 đường tròn phân biệt.

HS quan sát và nghe GV trình bày

HS vẽ hình vào vở

HS:2 đường tròn có 2 điểm chung

HS 2 đường tròn có 1 điểm chung

HS: tiếp xúc trong và tiếp xúc ngoài

HS không có điểm chung

1. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn:

a) Hai đường tròn cắt nhau có hai điểm chung A và B

Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

AB dây chung

b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau

* Tiếp xúc ngoài

Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

* Tiếp xúc trong

Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

c) Hai đường tròn không giao nhau

* Ngoài nhau:

Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

* Đựng nhau:

Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

ND 2: Tính chất đường nối tâm – 12p

- Mục tiêu: HS biết đường nối tâm và chứng minh được định lý về đường nối tâm

- Phương pháp: Nêu vấn đề, quan sát.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não,

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

GV từ hình vẽ 2 đường tròn ngoài nhau giới thiệu đường nối tâm

? Tại sao đường nối tâm OO’ là trục đối xứng của hình gồm hai đường tròn ?

GV cho HS làm ?2

GV gọi 1 HS lên bảng làm câu a

GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời câu b

? Qua ?2 có kết luận gì về quan hệ giữa đường nối tâm và 2 điểm chung của hai đường tròn cắt nhau, quan hệ giữa đường nối tâm và 1 điểm chung của hai đường tròn tiếp xúc nhau ?

GV chính xác hoá câu trả lời của HS sau đó giới thiệu định lý (t/c đường nối tâm)

HS nghe hiểu

HS :đường kính là trục đối xứng của mỗi đường tròn

HS suy nghĩ làm ?2

HS:

Ta có:

+ OA = OB = R(O)

=> O thuộc đường trung trực của AB

+ O’A = O’B = R(O’)

=> O’ thuộc đường trung trực của AB

=> OO’: đường trung trực của AB

HS lớp nhận xét, chữa bài

HS: (O) và (O’) tiếp xúc tại A => O ; O’; A thẳng hàng

HS đọc định lý

2. Tính chất đường nối tâm :

Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

Đường thẳng OO’: đường nối tâm

Đoạn OO’: Đoạn nối tâm

?2

Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

a) Ta có:

+ OA = OB = R(O)

=> O thuộc đường trung trực của AB

+ O’A = O’B = R(O’)

=> O’ thuộc đường trung trực của AB

=> OO’: đường trung trực của AB

b) (O) và (O’) tiếp xúc tại A => O ; O’; A thẳng hàng

* Định lý : (SGK)

+ Cho (O) và (O’) cắt nhau tại A và B

=> OO’ ⊥ AB tại I ; IB = IA

C: Củng cố – Luyện tập – 12p

- Mục tiêu: HS nhận biết và chứng minh được mối liên hệ giữa đường nối tâm và đường nối 2 giao điểm của hai đường tròn cắt nhau.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, quan sát.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não,

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

? Hai đường tròn có những vị trí nào xảy ra ?

? Nêu tính chất đường nối tâm

GV cho HS làm ?3

? Quan sát hình vẽ xét xem 2 đường tròn có vị trí ntn ?

? Chứng minh BC// OO’ cần chứng minh điều gì ?

GV yêu cầu HS trình bày chứng minh

? Bài tập trên đã sử dụng kiến thức nào ?

HS nhắc lại

HS đọc ?3 và nêu yêu cầu của bài

HS 2 đường tròn cắt nhau

HS: BC // OO’

T/c đường TB của Δ

OA = OC ; IA = IB

HS trình bày chứng minh

HS:vị trí tương đối của 2 đường tròn ; tính chất đường nối tâm, đường TB của Δ ; tiên đề Ơclit.

?3

Giáo án Toán 9 Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn mới nhất

a) 2 đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại A,B

b) Gọi I là giao điểm của AB và OO’

Xét Δ ABC ta có:

OA = OC = R; IA = IB

=> OI // CB (tính chất đường TB của tam giác)

=> OO’ // BC

Xét Δ ACD có IO’ // BD

=> C, B, D thẳng hàng (theo tiên đề Ơclit)

D. Tìm tòi, mở rộng. – 2p

- Mục tiêu:

- HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

- HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Phương pháp và kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực, kĩ thuật KWL.

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực tự học.

- Nắm vững 3 vị trí tường đối của 2 đường tròn, tính chất đường nối tâm.

- Làm bài tập 33; 34 (SGK).

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Toán lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Toán 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên