Trắc nghiệm GDCD 9 Cánh diều Bài 10 (có đáp án): Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.

Trắc nghiệm GDCD 9 Cánh diều Bài 10 (có đáp án): Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Câu 1. Nội dung nào sau đây là quyền của công dân về tự do kinh doanh?

Quảng cáo

A. Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh.

B. Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

C. Tuân thủ các quy định pháp luật về ảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

D. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Câu 2. Nội dung nào sau đây là nghĩa vụ của công dân về tự do kinh doanh?

A. Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh.

B. Tự do lựa chọn hình thức, quy mô kinh doanh.

C. Tự chủ kinh doanh (vốn, thị trường, khách hàng, lĩnh vực đầu tư,…).

D. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Quảng cáo

Câu 3. Trong tình huống sau, anh T đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền tự do kinh doanh?

Tình huống. Anh T đã đăng kí mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch và được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, gần đây thấy việc kinh doanh không mang lại nhiều lợi nhuận nên anh T đã bán thêm một số mặt hàng khác như rượu, bia, thuốc lá.

A. Buôn bán sản phẩm không có trong giấy phép kinh doanh.

B. Kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

C. Kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật nghiêm cấm.

D. Buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp.

Câu 4. Đọc các trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh?

Trường hợp 1. Khi kiểm tra cửa hàng vật liệu xây dựng của chị M, đội quản lí thị trường đã phát hiện cửa hàng đã sử dụng giấy phép kinh doanh của người khác để hoạt động.

Trường hợp 2. Bà H là chủ một doanh nghiệp đã xin cơ quan có thẩm quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh 6 tháng. Tuy nhiên, sau khi đã có quyết định đồng ý của cơ quan chức năng về việc tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp của bà H lại tiếp tục hoạt động bình thường.

Trường hợp 3. Anh K là chủ của một tiệm tạp hóa. Anh luôn nhập sản phẩm từ các công ty có uy tín và kinh doanh đúng những mặt hàng đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh.

A. Chị M (trường hợp 1) và anh K (trường hợp 3).

B. Bà H (trường hợp 2) và anh K (trường hợp 3).

C Chị M (trường hợp 1) và bà H (trường hợp 2).

D. Chị M (trường hợp 1), bà H (trường hợp 2), anh K (trường hợp 3).

Câu 5. Chủ thể nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh?

Quảng cáo

A. Doanh nghiệp B nhập lậu các linh kiện điện tử để bán cho khách hàng.

B. Chị M nhờ anh G đứng tên thay trên hồ sơ đăng kí kinh doanh.

C. Để tăng lợi nhuận, bà X nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán.

D. Anh B bán các sản phẩm có chất lượng tốt, sản xuất bởi các công ty uy tín.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về tự do kinh doanh?

A. Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh.

B. Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

C. Tuân thủ các quy định pháp luật về ảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

D. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Câu 7. Các chủ thể trong trường hợp dưới đây đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Anh K và chị H cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

A. Quyền bầu cử và ứng cử.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền sở hữu tài sản.

Quảng cáo

Câu 8. Gần tết Nguyên đán, anh D được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh D, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Từ chối, đồng thời khuyên anh X không nên thực hiện ý định đó.

B. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.

C. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

D. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về tự do kinh doanh?

A. Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh.

B. Tự do lựa chọn hình thức, quy mô kinh doanh.

C. Tự chủ kinh doanh (vốn, thị trường, khách hàng, lĩnh vực đầu tư,…).

D. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Câu 10. Nội dung nào sau đây là nghĩa vụ nộp thuế của công dân?

A. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế.

B. Đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn.

C. Giữ bí mật (trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế).

D. Được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

Câu 11. Trong trường hợp sau, chị N đã có hành vi nào vi phạm pháp luật?

Trường hợp. Chị N có thu nhập rất cao từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều năm liền, chị N lại không thực hiện việc kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

A. Không thực hiện kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

B. Không đăng kí kinh doanh và nộp thuế doanh nghiệp.

C. Khai báo gian dối, nộp thuế không đúng thời hạn.

D. Khai thuế gian dối, thiếu trung thực.

Câu 12. Chủ thể nào dưới đây không vi phạm pháp luật về nộp thuế?

A. Chị H nhờ bạn đứng tên cho một số khoản thu nhập để trốn thuế thu nhập cá nhân.

B. Doanh nghiệp A kê khai thông tin thiếu trung thực và nộp hồ sơ thuế không đúng hạn.

C. Chị B luôn vận động người thân, bạn bè thực hiện đúng quy định pháp luật về nộp thuế.

D. Có thu nhập cao, nhưng anh K không thực hiện kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Câu 13. Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh H từ chối đề nghị của bà V đã thể hiện điều gì?

Trường hợp. Ông N, bà M và bà V đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà V luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà V không được cơ quan thuế tỉnh H chấp thuận.

A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.

B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.

D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập GDCD 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên